Gần 60 người chết vì vây quanh xe bồn để ‘hôi’ dầu
Có ít nhất 57 người thiệt mạng khi đang vây quanh một xe bồn vừa bị tai nạn để “hôi” dầu
Một chiếc xe bồn chở dầu bị hư hại đã phát nổ ở miền đông Tanzania hôm 10-8, khiến ít nhất 57 người thiệt mạng. Những người này được biết đang vây xung quanh xe để hút dầu, hãng thông tấn AP dẫn lời cảnh sát.
Ủy viên cảnh sát khu vực Steven Kabwe nói với đài truyền hình Azam địa phương rằng nhiều người khác bị bỏng trong vụ nổ vừa xảy ra ở thị trấn Morogoro.
Hiện trường nơi xảy ra vụ nổ thương tâm. Ảnh: EATV
Các nhân chứng kể với phóng viên AP rằng có khá nhiều người đã tụ tập xung quanh xe chở dầu, sau khi chiếc xe gặp một vụ tai nạn sáng sớm cùng ngày. Họ nói rằng mọi người đang cố gắng hút nhiên liệu khi xe chở dầu đang bốc cháy.
Video đang HOT
Được biết, những sự cố tương tự khi người dân cố ăn cắp dầu từ xe bồn là khá phổ biến ở Đông Phi. Vào năm 2013, một sự cố chết người tương tự đã giết chết ít nhất 29 người ở ngoại ô thủ đô Campala, của Uganda khi người dân vây quanh một xe bồn chở dầu.
TÚ QUYÊN
Theo PLO
Nơi trở thành "chiến trường" mới giữa Mỹ và Trung Quốc
Giới chuyên gia đã đưa ra dự đoán về chiến trường trong cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai cường quốc đang căng thẳng là Mỹ và Trung Quốc.
Mỹ và Trung Quốc thời gian qua tiếp tục căng thẳng trong vấn đề thương mại.
Theo The Sun, Mỹ đang có dấu hiệu tập trung hoạt động quân sự ở châu Phi, trước sự trỗi dậy của khủng bố ở khu vực này. Nhưng động thái mới cũng có nghĩa là Mỹ sẽ phải đối mặt với làn sóng đầu tư ồ ạt của Trung Quốc ở châu Phi.
Gerald Horne, giáo sư Đại học Houston, nói: "Vấn đề là một cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ gọi tên Mỹ và Trung Quốc. Châu Phi sẽ trở thành chiến trường".
Trung Quốc hiện đã vượt Mỹ với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất ở châu Phi, khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải hành động, theo The Sun.
Các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc rải rác khắp châu Phi, từ Kenya, Ethiopia, Djibouti, Angola cho đến Nigeria. Đường sắt dài nhất châu lục này nối liền Ethiopia và Djibouti cũng có dấu ấn của Trung Quốc.
Ngược lại, Mỹ hầu như chỉ duy trì hoạt động quân sự chứ không đầu tư phát triển kinh tế cho các nước châu Phi. Kết quả là kim ngạch thương mại giữa Mỹ-châu Phi đã tụt xuống mức 50 tỷ USD, so với mức 120 tỷ USD năm 2012.
Tàu chiến Trung Quốc cập cảng Djbouti, Đông Phi.
Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc dùng bẫy nợ để kiểm soát các nước châu Phi. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng nhắc đến sự hiện của Nga ở châu Phi.
"Các đối thủ như Nga, Trung Quốc đang phát triển mạnh ở châu Phi, nhằm chiếm ưu thế vượt trội trước Mỹ trong khu vực", ông Bolton nói.
Đó là lý do Mỹ đã công bố gói đầu tư 60 tỷ USD để đầu tư vào các quốc gia có thu nhập trung bình, đặc biệt là châu Phi.
Trên phương diện quân sự, Trung Quốc đã có căn cứ đầu tiên ở Djibouti, thuộc vùng Sừng châu Phi vào năm 2017. Bắc Kinh có thể sắp mở thêm căn cứ nữa ở Namibia.
Niall Ferguson, chuyên gia Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, nói chiến tranh thương mại đã biến thành chiến tranh lạnh mới. Ferguson bày tỏ lo ngại vì Trung Quốc là một đối thủ còn lớn hơn cả Liên Xô.
"Phương Tây đã chiến thắng trong chiến tranh lạnh sau Thế chiến 2. Nhưng Trung Quốc đang nổi lên là đối thủ xứng tầm hơn, cả về yếu tố con người, kinh tế, công nghệ", Ferguson nói. "Đối với nhiều quốc gia, bao gồm cả đồng minh Mỹ, một khi Trung Quốc cắt lợi ích kinh tế thì các nước này sẽ điêu đứng".
Theo Danviet
Sudan: Các bên nối lại đàm phán thành lập chính quyền dân sự Các thủ lĩnh phòng trào biểu tình và các tướng lĩnh tại Sudan sẽ tham gia các cuộc đàm phán cuối cùng về Tuyên bố Hiến pháp. Theo kế hoạch, đàm phán giữa phong trào biểu tình và Hội đồng quân sự chuyển tiếp (TMC) tại Sudan hiện nắm quyền lãnh đạo tại nước này sẽ được nối lại vào ngày mai (30/7)...