Gần 5.800 người Trung Quốc bị bắt vì các tội liên quan đến COVID-19
Trung Quốc bắt giữ gần 5.800 nghi phạm với các tội danh liên quan đến COVID-19 như tấn công nhân viên y tế, bán vật tư lỗi, khai man thông tin dịch bệnh.
“Từ tháng 1 đến tháng 7, khoảng 5.797 người đã bị bắt và 6.755 người bị truy tố”, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm 27/8, song không nêu chi tiết số người đang bị giam, hay những trường hợp đã bị kết án.
Trong danh sách này có các trường hợp liên quan đến người mua hàng đánh chết khách hàng khác vì không đeo khẩu trang trong siêu thị, hay hành vi cố tình dùng xe ô tô đâm chết nhân viên y tế, nhiều trường hợp bị bắt vì dùng dao đâm thanh tra y tế khi bị kiểm tra thân nhiệt.
Gần 5.800 nghi phạm với tội danh liên quan đến COVID-19 tại Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Ngoài ra, có một số nghi phạm bị cáo buộc biển thủ tiền gây quỹ ủng hộ bệnh nhân COVID-19, bán thiết bị y tế bị lỗi, hay khai man về lịch sử di chuyển hoặc tình trạng sức khỏe của họ.
Trung Quốc đã kiểm soát được sự lây lan của đại dịch COVID-19 kể từ khi dịch bệnh xuất hiện lần đầu ở thành phố trung tâm Vũ Hán vào tháng 12/2019, với nhiều biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, tích cực xét nghiệm và truy vết tiếp xúc, giám sát chặt chẽ khu vực lân cận.
Nước này cũng đã triển khai một loạt ứng dụng trên điện thoại thông minh để theo dõi tung tích của người dân để nhanh chóng xác định các ca nghi nhiễm. Việc đeo khẩu trang là bắt buộc trong các siêu thị, rạp chiếu phim hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng.
Trung Quốc không ghi nhận trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng trong những ngày gần đây. Đến nay, Trung Quốc ghi nhận 85.013 ca nhiễm nCoV, trong đó có 4.634 người chết.
Gần 808.000 người chết vì nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 23 triệu người nhiễm nCoV, gần 808.000 người chết, các nước đang hỗn loạn đối phó sóng lây nhiễm mới, đặc biệt ở châu Âu.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 23.355.951 ca nhiễm và 807.651 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 285.004 và 6.106 ca sau 24 giờ, trong khi 15.847.581 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 5.838.406 ca nhiễm và 180.136 người chết, tăng lần lượt 41.669 và 936 ca so với một ngày trước đó. Bác sĩ Nhà Trắng Brett Giroir cho biết ca nCoV đang giảm trên toàn quốc trong tuần này, có thể một phần nhờ biện pháp đeo khẩu trang và cách biệt cộng đồng.
Theo Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci, chính phủ sẽ không bắt buộc sử dụng bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào trong tương lai đối với công chúng, dù các khu vực pháp lý địa phương có thể quy định bắt buộc đối với một số nhóm như trẻ em.
Video đang HOT
Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Joe Biden khẳng định ông sẽ luôn nghe theo lời khuyên của các nhà khoa học chính phủ về Covid-19, thậm chí sẽ đóng cửa nước Mỹ nếu cần thiết.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho một người dân ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 17/8. Ảnh: Reuters.
Tại Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ca tử vong tăng lên 114.250 sau khi ghi nhận thêm 796 trường hợp. Ca nhiễm tại nước này tăng 45.874 trong 24 giờ qua, lên 3.582.362.
Các cơ quan quản lý y tế Brazil đầu tuần này cho biết họ đã phê duyệt vaccine Covid-19 thử nghiệm của Johnson & Johnson cho giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng. Đây là loại vaccine thứ tư được thử nghiệm rộng rãi ở quốc gia này.
Mike Ryan, phụ trách mảng phản ứng khẩn cấp của WHO, ngày 21/8 nói số ca nhiễm hàng tuần ở Brazil đã ổn định, tốc độ lây lan đang chậm lại và các khoa chăm sóc tích cực chịu ít áp lực hơn. "Nhìn chung, xu hướng tình hình dịch ở Brazil là ổn định hoặc giảm nhiệt, điều đó cần phải tiếp tục", Ryan nói. Tuy nhiên, ông cảnh báo thêm Brazil là một quốc gia rất rộng, nhiều phần của đất nước vẫn chứng kiến sự gia tăng ca nhiễm đáng kể và vẫn còn nhiều điều phải làm ở Brazil để kềm chế dịch.
Kết quả cuộc khảo sát được công bố hôm 15/8 trên tờ Folha de Sao Paulo cho thấy 47% người tham gia tin rằng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro không chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19 tại đất nước, trong khi 11% có quan điểm ngược lại, coi đây là lỗi của ông. Giới chức chính phủ hy vọng có thể bắt đầu tiêm phòng Covid-19 cho một số người dân Brazil trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2021.
Mexico, nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh và là vùng dịch lớn thứ ba khu vực, báo cáo 549.734 ca nhiễm và 59.610 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 5.928 và 504 trường hợp.
WHO nói rằng thống kê của Mexico chưa phản ánh tình hình dịch thực sự tại nước này do khả năng xét nghiệm còn hạn chế. Cứ 100.000 người thì ba người được xét nghiệm ở Mexico, so với khoảng 150 người ở Mỹ.
Giới chức Mexico cho biết nước này cần khoảng 200 triệu liều vaccine Covid-19 và có thể bắt đầu tiêm cho người dân từ tháng 4/2021. Mexico nói với Moskva ngày 19/8 rằng họ muốn tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba cho vaccine Sputnik V do Nga sản xuất.
Chile ghi nhận 395.708 ca nhiễm và 10.792 ca tử vong, tăng lần lượt 1.939 và 69 trường hợp so với hôm trước. Chile dỡ phong tỏa trung tâm thủ đô từ 17/8, sau khi đã dỡ phong tỏa ở các khu vực ngoại ô phía đông và phía nam hai tuần trước. Thị trưởng Santiago Felipe Alessandri khuyến cáo người dân vẫn nên ở trong nhà, đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thường xuyên rửa tay.
Người dân có thể rời khỏi nhà vào các ngày trong tuần mà không cần sự cho phép của cảnh sát như trước đây. Họ có thể tụ tập nhóm nhỏ, trong khi các doanh nghiệp có thể dần mở cửa trở lại.
Nam Phi, vùng dịch thứ năm thế giới, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi với 607.045 ca nhiễm và 12.987 ca tử vong, tăng lần lượt 3.707 và 144 ca.
Trung tâm tài chính Gauteng cùng hai tỉnh phát triển du lịch là Tây Cape và Đông Cape đã chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm mạnh mẽ trong nhiều tháng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize tuần trước cho biết ba điểm nóng này đang dần hạ nhiệt trong những tuần gần đây, dù chưa rõ đỉnh dịch tại nước này đã qua hay chưa.
Chính phủ đã nới lỏng các hạn chế trong tuần này để cho phép hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế mở cửa trở lại. Nhưng Tổng thống Cyril Ramaphosa cảnh báo rằng ca nhiêm có thể gia tăng nếu mọi người lơ là cảnh giác.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 121 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 16.310. Số ca nhiễm tăng thêm 4.921, lên 951.897. Tình hình dịch bệnh tại Nga dường như đã được kiểm soát, khi các số liệu có xu hướng giảm dần.
Đợt thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả, khả năng tạo miễn dịch và độ an toàn của vaccine Sputnik V sẽ bắt đầu tại Nga từ tuần sau với sự tham gia của 40.000 người tình nguyện thuộc những nhóm nguy cơ khác nhau tại hơn 45 trung tâm y tế
Giới chức Nga cho hay họ có khả năng sản xuất tới 500 triệu liều vaccine Sputnik V trong 12 tháng tới. Quy trình sản xuất dự kiến cũng được tiến hành ở nước ngoài và các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba sẽ sớm triển khai ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Arab Saudi và Philippines.
Pháp đang chứng kiến sự gia tăng ca nhiễm với 3.602 ca nhiễm mới. Các cụm dịch chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị. Tổng cộng nước này ghi nhận 238.002 ca nhiễm, trong đó 30.512 người chết, tăng 9 ca so với hôm qua.
Anh yêu cầu người đi từ Pháp vào nước này phải xác nhận không có triệu chứng Covid-19 hoặc tiếp xúc với người nhiễm nCoV trong 14 ngày trước đó.
Chính phủ Pháp cho biết sẽ trì hoãn công bố kế hoạch phục hồi trị giá hơn 100 tỷ USD cho tới tuần đầu tiên của tháng 9 khi đất nước đang phải đối mặt với sóng lây nhiễm thứ hai.
Phát ngôn viên chính phủ Gabriel Attal cho biết gói kích thích đã sẵn sàng, theo kế hoạch sẽ được công bố và tuần tới nhưng nay được hoãn lại để các bộ trưởng có thể tập trung vào việc áp dụng suôn sẻ các biện pháp y tế mới có hiệu lực vào tháng 9, bao gồm cả việc sử dụng khẩu trang một cách có hệ thống tại nơi làm việc.
Iran báo cáo 20.502 người chết sau khi ghi nhận thêm 126 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm tăng thêm 2.028, lên tổng cộng 356.792 ca. Đây là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 tại Trung Đông, với những số liệu bị nghi ngờ về tính chính xác.
Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại Iran có xu hướng tăng trở lại từ cuối tháng 6. Chính quyền đã ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở những không gian công cộng kín, các tỉnh cũng được trao quyền để cân nhắc tái áp đặt các biện pháp giới hạn và phong tỏa.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 70.076 ca nhiễm và 918 ca tử vong, nâng tổng số lên lần 3.043.436 và 56.846.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 11/8 kêu gọi các lãnh đạo địa phương tăng cường xét nghiệm và truy vết tiếp xúc, trong bối cảnh giới chuyên gia lo lắng hệ thống y tế vốn chịu nhiều gánh nặng không thể đối phó được đại dịch khi virus tràn lan trong cộng đồng.
Một cuộc khảo sát 15.000 người do chính quyền thủ đô thực hiện vào tuần đầu tháng 8 cho thấy 29,1% dân số New Delhi có kháng thể, có nghĩa là họ đã nhiễm virus và đã khỏi. New Delhi có 20 triệu dân và đã báo cáo gần 141.000 ca nhiễm. Điều này cho thấy tỷ lệ lây lan của virus cao hơn so với báo cáo.
Tương tự, tại thành phố Pune, phía nam Mumbai, nơi sinh sống của khoảng 3,5 triệu dân, kết quả xét nghiệm kháng thể tại 5 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 ở thành phố cho thấy 51,5% số người được khảo sát đã có kháng thể nCoV.
Trung Quốc chưa công bố số liệu.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 187.249 ca nhiễm và 2.966 ca tử vong, tăng lần lượt 4.884 và 26 ca. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 18/8 quyết định nới phong tỏa đối với thủ đô Manila và 4 vùng lân cận Laguna, Cavite, Rizal và Bulacan sau khi lệnh phong tỏa hai tuần để ngăn Covid-19 hết hiệu lực.
Philippines hôm 14/8 cấm nhập khẩu thịt gia cầm từ Brazil sau khi hai thành phố Trung Quốc phát hiện nCoV trên hàng đông lạnh, bao gồm cánh gà từ Brazil. Họ không cho biết lệnh này kéo dài bao lâu. Brazil chiếm khoảng 20% lượng thịt gia cầm nhập khẩu của Philippines.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 151.498 ca nhiễm, tăng 2.090 trường hợp so với hôm trước, trong đó 6.594 người chết, tăng 94 ca.
Thủ đô Jakarta kéo dài hạn chế xã hội đến 27/8, yêu cầu nhà hàng, nơi thờ tự và giao thông công cộng hoạt động với công suất hạn chế. Giới chức thủ đô đang thử nghiệm chiến thuật gây sốc để cảnh báo sự nguy hiểm của Covid-19 bằng cách trưng quan tài rỗng trên ngã tư đông đúc. Dòng chữ "nạn nhân Covid-19" màu đỏ được sơn trên quan tài giả,
Trong khi đó, Bali, một trong những trung tâm du lịch của Indonesia, đang lên kế hoạch đón du khách nước ngoài từ ngày 11/9.
Ngoại trưởng Indonesia Marsudi cho biết công ty Trung Quốc Sinovac đã cam kết cung cấp 40 triệu liều vaccine Covid-19 cho nước này từ tháng 11/2020 tới tháng 3/2021. Trong đó, công ty Bio Farma thuộc sở hữu nhà nước Indonesia, sẽ được ưu tiên tiếp cận vaccine này cho tới cuối năm 2021.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 56.266 người nhiễm, tăng 50 ca, và 27 người chết vì nCoV. Singapore hai tuần trước hoàn tất xét nghiệm lao động nhập cư sống trong ký túc xá. Các biện pháp hạn chế dần được dỡ bỏ để phục hồi kinh doanh và kích thích kinh tế.
Singapore ngày 21/8 cho biết sẽ mở biên cho người đi từ New Zealand và Brunei từ 1/9 - những bước nới lỏng đầu tiên sau khi đóng biên từ hồi tháng ba.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 21/8 bày tỏ hy vọng Covid-19 sẽ kết thúc trong hai năm. Ông so sánh Covid-19 với đại dịch cúm Tây Ban Nha kéo dài từ tháng 2/1918 đến tháng 4/1920
"Bằng cách sử dụng tối đa công cụ sẵn có và với hy vọng rằng chúng ta có thể có thêm các công cụ khác như vaccine, tôi nghĩ chúng ta có thể chấm dứt Covid-19 trong thời gian ngắn hơn so với dịch cúm năm 1918".
COVID-19: Ấn Độ gần chạm mốc 3 triệu ca, Hàn Quốc nâng mức giãn cách xã hội Ấn Độ gần chạm mốc 3 triệu ca mắc COVID-19 trong khi Hàn Quốc nâng mức giãn cách xã hội để đối phó với đợt bùng dịch mới. Ấn Độ gần chạm mốc 3 triệu ca mắc COVID-19 Ấn Độ hôm 22/8 ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục trong ngày - 69.878 ca, nâng tổng số ca bệnh nước này lên...