Gần 504.000 người chết vì nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 10,2 triệu ca nhiễm và gần 504.000 người chết do nCoV, tình hình dịch ở khu vực châu Mỹ tiếp tục diễn biến phức tạp.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 10.229.030 ca nhiễm và 503.985 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 162.812 và 3.440 trong 24 giờ qua. 5.546.482 người đã bình phục.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 2.632.442 ca nhiễm và 128.412 ca tử vong, tăng lần lượt 38.801 và 275 ca trong 24 giờ.
Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Nhà Trắng, ngày 26/6 thừa nhận chiến lược xét nghiệm hiện nay của Mỹ vẫn còn bỏ sót các ca nhiễm không triệu chứng trong cộng đồng. Tiến sĩ Fauci cho biết giới chức có thể áp dụng phương pháp xét nghiệm gộp, giống thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, thông báo thêm 28.202 ca nhiễm và 519 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.344.143 và 57.622. Giới chuyên gia lo ngại số người chết vì nCoV tại Brazil trên thực tế có thể cao hơn báo cáo của chính phủ.
Bất chấp sự gia tăng liên tục của các ca nhiễm và tử vong mới do nCoV, nhiều bang ở Brazil đang thúc đẩy kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế sau nhiều tháng áp đặt phong tỏa. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo đất nước này đang nới biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 quá sớm.
Nhân viên y tế điều trị cho một bệnh nhân Covid-19 trong phòng chăm sóc tích cực tại một bệnh viện ở Milan, Italy, hôm 27/3. Ảnh: Reuters.
Nhiều nước Mỹ Latinh khác cũng đang chật vật đối với với đại dịch. Chile đang là vùng dịch lớn thứ tám thế giới với 271.982 ca nhiễm và 5.509 ca tử vong, tăng lần lượt 4.216 và 162 so với hôm trước. Chỉ cửa hàng bán nhu yếu phẩm được phép hoạt động, trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa.
Mexico đứng thứ 11 với 212.802 ca nhiễm và 26.381 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 4.410 và 602 ca. Thủ đô Mexico City buộc phải hoãn các kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế, trong khi giới chức y tế cảnh báo số ca nhiễm có nguy cơ tiếp tục tăng khi quá trình làm phẳng đường cong đang chững lại.
Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 104 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 9.073. Số ca nhiễm tăng 6.791, lên 634.437, đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp số ca nhiễm tại Nga dưới 7.000.
Video đang HOT
Chính phủ nước này cho biết dù tình hình dịch đã giảm nhiệt, song họ vẫn chuẩn bị phương án để đối phó với kịch bản làn sóng lây nhiễm mới bùng lên vào mùa thu.
Anh báo cáo thêm 901 ca nhiễm và 36 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 311.151 và 43.550. Giới chức Anh đã giảm mức cảnh báo Covid-19 từ “đại dịch có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc đang tăng theo cấp số nhân” xuống “dịch đang lây lan”.
Tuy nhiên, trong tuần qua, chính quyền nhiều khu vực ven biển đã phải nâng cảnh báo khi hàng nghìn người dân tràn tới các bãi biển do thời tiết nóng. Khi các quán rượu vẫn đóng cửa, nhiều người còn đổ tới công viên và bãi biển để tụ tập ăn nhậu với bạn bè, nhiều trường hợp phớt lờ khuyến cáo giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét của nhà chức trách.
Tây Ban Nha ghi nhận thêm 301 ca nhiễm và hai ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 295.850 và 28.343. Tây Ban Nha chấm dứt tình trạng khẩn cấp từ 21/6, cho phép người từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen nhập cảnh mà không phải cách ly hai tuần.
Italy ghi nhận thêm 174 ca nhiễm và 22 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 240.310 và 34.738. Toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar được mở cửa, phương tiện giao thông công cộng đã hoạt động trở lại, song các trường học vẫn đóng cửa. Dân Italy được tự do di chuyển khắp đất nước.
Đức báo cáo thêm 175 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 194.864, số ca tử vong là 9.029, tăng ba ca so với hôm qua. Đức mở cửa biên giới với các quốc gia trong khối EU từ 15/6 và sẽ nới các biện pháp cách biệt cộng đồng sau 29/6.
Giới chức y tế Đức đang đối phó đợt bùng phát mới tại nhà máy chế biến thịt Rheda-Wiedenbruck ở quận Gueterloh, bang Bắc Rhine-Westphalia. Bang này đã tái áp đặt phong tỏa với Guetersloh và thị trấn lân cận Warendorf.
Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.489 ca nhiễm, nâng tổng số lên 222.669 , trong đó 9.029 người chết, tăng ba ca so với hôm trước.
Iran đã cho phép toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar và phương tiện công cộng hoạt động, một số trường học vẫn đóng cửa. Chính quyền đang cân nhắc ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Arab Saudi ghi nhận thêm 3.989 ca nhiễm và 40 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 182.493 và 1.551. Nước này bắt đầu chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ 21/6 nhưng các cuộc hành hương tôn giáo và tụ tập hơn 50 người trở lên vẫn bị hạn chế.
Ấn Độ là vùng dịch lớn nhất châu Á và lớn thứ tư thế giới với 549.197 ca nhiễm, và 16.487 ca tử vong, tăng lần lượt 19.620 và 384. Dù số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn tăng, Ấn Độ đã cho phép cửa hàng, nhà hàng, quán bar mở trở lại, các trường học tại khu vực nguy cơ cao bị đóng cho đến 30/6.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 54.010 ca nhiễm, tăng 1.198 trường hợp so với hôm qua, trong đó 2.754 người chết, tăng 34 ca. Trường học đóng cửa cho đến 13/7, nhà hàng quán bar dừng hoạt động, chỉ các cửa hàng bán đồ thiết yếu được mở lại.
Singapore ghi nhận 43.459 ca nhiễm, tăng 213, trong đó 26 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Singapore đang dỡ bỏ hạn chế theo từng giai đoạn.
Từ đầu tháng 6, các trường học đã hoạt động trở lại. Phòng tập gym, công viên, bãi biển và nhà hàng hiện có thể mở cửa trở lại nhưng các sự kiện tôn giáo, quán bar, nhà hát và các sự kiện quy mô lớn vẫn chưa được phép.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
Chuyện lạ: Bí mật quái vật cổ đại ở sa mạc Sahara đáng sợ nhất lịch sử Trái đất
Các nhà khảo cổ vừa xác định sa mạc Sahara là nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất.
Hình minh họa
Có diện tích bề mặt là 9,4 triệu km2, chiếm 1/4 châu Phi, sa mạc Sahara xếp hạng thứ 3, sau Nam Cực và Bắc Cực.
Từ năm 1962 tới nay, sa mạc này đã rộng thêm gần 650.000 km2. Các phần của Sahara thuộc sở hữu của 11 quốc gia, gồm Libya, Algeria, Ai Cập, Tunisia, Chad, Morocco, Eritrea, Niger, Mauritania, Mali, và Sudan.
Khoảng 4.000 năm trước, đây vẫn là một vùng trù phú với nhiều loài động thực vật. Tuy nhiên, Trái đất thay đổi góc nghiêng từ 22,1 độ sang 24,5 độ theo chu kỳ 41.000 năm (hiện tại đang là 23,44 độ và giảm dần), khiến khu vực này trở nên khô cằn.
Sa mạc Sahara hiện giờ không có quá nhiều loài vật sinh sống. Nhưng cách đây khoảng 100 triệu năm, nó từng là mái nhà êm ấm cho một số loài động vật nguy hiểm nhất Trái Đất. Có lẽ nếu được quay trở lại lịch sử Trái đất, có lẽ sẽ chẳng ai dám đặt chân tới!
Các nhà khoa học quốc tế vừa tiến hành phân tích các hóa thạch tìm được ở phía Bắc vùng lãnh thổ Tây Sahara, thuộc thành hệ địa chất Kem Kem. Đây là một nhóm địa chất dọc biên giới giữa Morocco và Algeria được xem là "thời kỳ bùng nổ" các loài thú ăn thịt.
Nhóm nghiên cứu cho biết: "Sahara lúc ấy là rừng mưa nhiệt đới. Mặc dù chỉ giới hạn ở vùng Bắc Phi, nhưng Kem Kem có độ đa dạng sinh học vượt trội so với cả châu Phi hiện đại. Thành hệ địa chất Kem Kem được xem là nơi đáng sợ nhất trong lịch sử Trái Đất, một tọa độ mà bất kỳ kẻ du hành thời gian nào cũng sớm bỏ mạng".
Một vài mẫu hóa thạch có tuổi đời khoảng 100 triệu năm, con người chưa bao giờ tiếp xúc với những sinh vật cổ xưa này và chắc chắn cũng không muốn có bất kỳ va chạm nào.
Các hóa thạch của nhóm Kem Kem bao gồm các loài như khủng long bạo chúa, khủng long Spinosaurus, dực long (thằn lằn có cánh), cá sấu thời cổ đại, rắn biển 12m, cá nước ngọt onchopristis mõm tua tủa đầy gai như dao găm nhìn rất đáng sợ và nhiều loài "quái vật" sống dưới nước.
Không chỉ vậy, sa mạc Sahara khô cằn từng sở hữu một thế giới kinh dị với bầu trời đầy những loài nửa giống chim, nửa giống bò sát, săn mồi trên những dòng sông với đôi cánh vĩ đại hơn đại bàng.
Chúng trông rất giống những con chim khổng lồ nhưng không phải là chim.
"Nơi đó toàn những con thủy quái khổng lồ, là tổ tiên của cá vây tay và cá phổi ngày nay nhưng to gấp 4-5 lần" - giảng viên David Martill từ trường ĐH Portsmouth (Anh) thuộc nhóm nghiên cứu cho biết thêm.
Biển Trans-Saharan Seaway trải dài từ bắc tới nam, tức từ Algeria tới Nigeria ngày nay và tách khỏi vùng biển lớn hơn trong thời gian dài. Theo nghiên cứu, sự tách biệt này hạn chế động vật ăn thịt và đảm bảo các nguồn tài nguyên luôn sẵn có, điều kiện hoàn hảo để động vật phát triển mà không bị kìm hãm.
Kết quả là nhiều loài ăn thịt đạt tới kích thước to lớn khổng lồ. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là gigantism, trong đó động vật bị cô lập có thể phát triển kích thước rất lớn do có nhiều thức ăn hơn, có ít động vật ăn thịt cạnh tranh hơn hoặc cả hai.
Năm 2014, một nghiên cứu về khí hậu kết luận sa mạc Sahara khô cằn mà chúng ta biết tới ngày nay hình thành cách đây khoảng 7 triệu năm khi các mảng kiến tạo dịch chuyển, tách rời Sahara khỏi các vùng biển lân cận.
Cuộc nghiên cứu này được xem là toàn diện nhất về chủ đề hóa thạch ở Sahara trong số các báo cáo từ năm 1936 đến nay.
Sáng 1/5: Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới 6h sáng 1/5, Bộ Y tế thông báo Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Tình hình dịch trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp: tăng cả số mắc và tử vong. Tính từ 18h ngày 30/4 đến 6h ngày 1/5, Việt Nam có 0 ca mắc Covid-19 mới. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng...