Gần 5.000 người ở ổ dịch bạch hầu tiêm vaccine
Trung tâm Y tế huyện Đăk G’long tiêm hơn 4.800 liều vaccine bạch hầu cho người dân xã Quảng Hòa, sau 7 ngày ổ dịch ghi nhận ca nhiễm.
Sáng 28/6, tại khu cách ly thôn 6, ngành y tế huyện lập 3 điểm tiêm vaccine phòng ngừa bệnh bạch hầu cho người dân từ 7 đến 40 tuổi, thời gian tiêm kéo dài 6 ngày.
Mũi thứ hai sẽ tiếp tục tiêm sau một tháng. Mũi thứ ba vào năm 2021. Đối với những trường hợp đã phát giấy mời, không đến tiêm chủng, địa phương tiếp tục vận động bà con tiêm vét.
8h, trước sân trường mầm non thôn 6 và 7, khoảng 100 đứa trẻ, người lớn ngồi chờ cán bộ y tế gọi tên đến bàn khám và tư vấn. Sau khi hỏi về tình trạng sức khỏe, họ được hai bác sĩ tiêm vaccine, hướng dẫn giữ vệ sinh, ăn uống đủ chất và lịch hẹn tiêm mũi tiếp theo.
Cán bộ y tế huyện thăm khám cho người dân xã Quảng Hòa trước khi tiêm chủng vaccine bạch hầu, sáng 28/6. Ảnh: Trần Hóa.
Chị Hoàng Thị Phải, 37 tuổi, cùng chồng và hai con nhỏ đã có mặt tại điểm tiêm từ sớm. Chị cho biết rất lo lắng cho hai đứa con của mình sau khi hay tin có ca tử vong do bệnh bạch hầu. “Hôm nay tôi gác lại mọi công việc, cùng cả gia đình lên tiêm chủng”, chị nói.
Ở đội 2, thôn 6, xuất hiện các ca bệnh, chính quyền địa phương đang lập chốt cách ly và đã cho người dân uống thuốc phòng đủ 7 ngày. “Chiều nay sau khi tiêm phòng cho tất cả người dân trong đội 2, chúng tôi sẽ dỡ chốt”, ông Vũ Xuân Tân, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk G’long nói.
Ngành y tế sẽ tiếp tục tổ chức tiêm cho người dân ở ổ dịch cuối.
Hiện tỉnh Đăk Nông ghi nhận 12 ca bạch hầu, cách ly 355 người ở xã Quảng Hòa và 307 người tại xã Đăk R’măng. Ngành y tế đã lấy gần 600 mẫu xét nghiệm, điều trị dự phòng hơn 1.300 người.
Ngày 25/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Nông đã tổ chức khám sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm của 28 học sinh Trường tiểu học Bế Văn Đàn tiếp xúc gần với ca tử vong ở xã Quảng Hòa, gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm. Kết quả đều âm tính.
Chốt cách ly 71 hộ dân ở xã Quảng Hòa. Ảnh: Trần Hóa.
Ba điểm dịch ở xã Đăk R’măng, xã Quảng Hòa, cùng huyện Đăk Glong (cách nhau khoảng 40 km); xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô (cách hai điểm còn lại khoảng 70 km) cơ bản được khoanh vùng, khống chế.
Những hình ảnh từ tâm dịch bạch hầu ở Đắk Nông
Ngành Y tế tỉnh Đắk Nông đang tập trung nhân lực triển khai các biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu sau khi ghi nhận 12 trường hợp dương tính, trong đó có 1 cháu nhỏ tử vong.
Sáng 26-6, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, cho biết Đoàn công tác liên ngành của UBND tỉnh Đắk Nông đang tổ chức kiểm tra công tác phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn xã Quảng Hòa, huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông.
Xã Quảng Hòa,huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông, nơi có 1 cháu nhỏ tử vong vì bệnh bạch hầu
Theo bà Hương, qua chuyến kiểm tra này, Đoàn sẽ đánh giá, rà soát lại công tác phòng chống dịch, giải quyết những khó khăn, vướng mắc (nếu có) nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch. "Trong số 12 ca dương tính với bệnh bạch hầu, có 4 ca người dân tới cơ sở y tế khám và phát hiện, 8 ca còn lại được phát hiện trong quá trình khám sàng lọc phòng chống bệnh bạch hầu. Ngoài 1 ca tử vong, 11 ca dương tính hiện có 4 trường hợp đã xuất viện, 1 trường hợp bị nặng đã được dùng huyết thanh kháng bạch hầu, còn lại sức khỏe ổn định" - bà Hương cho biết thêm.
Lực lượng chức năng lập chốt cách ly để kiểm soát dịch bệnh
Như đã phản ánh, từ đầu tháng 6 tới nay, tại huyện Krông Nô và Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông đã xuất hiện 3 ổ dịch bạch hầu với 12 người mắc bệnh, trong đó có 1 cháu nhỏ 9 tuổi, ngụ xã Quảng Hòa (huyện Đắk G'long) tử vong. Riêng cháu Giàng A Ph (13 tuổi, gần nhà cháu nhỏ tử vong) bị bệnh hầu ác tính ngày thứ 10, phải mở khí quản, đặt máy tạo nhịp... Cháu Ph vừa được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) xuống BV Bệnh nhiệt đới TP HCM để tiếp tục điều trị. Trước tình hình này, Bộ Y tế đã thành lập đoàn công tác để hỗ trợ Đắk Nông tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bạch hầu.
Khám sàng lọc bệnh bạch hầu cho các em học sinh
Bạch hầu là bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao và lây lan rất nhanh. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh bạch hầu là hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amidan. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như ho sốt, mất tiếng, khàn giọng, đau họng. Bệnh thường khởi đầu như một đợt cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan hay viêm thanh quản và có thể biểu hiện như một bệnh nhiễm trùng da. Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6 ngày. Tỉ lệ tử vong khoảng 5%-10% và phần lớn ở độ tuổi trẻ em dưới 15 tuổi.
Cuộc sống của người dân bên trong vùng dịch
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận từ tâm dịch
Tổ chức cấp pháp thuốc phòng chống bệnh bạch hầu lưu động
Uống thuốc dự phòng để phòng chống bệnh bạch hầu
Bạch hầu xảy ra nơi chủ yều là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có tỉ lệ tiêm chủng thấp
Tổ chức cấp phát thuốc tận nhà cho người dân
Khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh bạch hầu
Giám sát trực tiếp việc uống thuốc dự phòng
Ngành y tế Đắk Nông đã cách ly, điều trị dự phòng cho hơn 1.200 người dân
Phun hóa chất tại khu dân cư và các địa điểm công cộng
Hiện đã có 12 người dương tính với bệnh bạch hầu
Bạch hầu là bệnh nguy hiểm, lây lan rất nhanh
Cuộc sống của người dân thay đổi sau khi dịch bệnh xảy ra
Cuộc sống của người dân vùng dịch còn nhiều khó khăn
Tây Nguyên loay hoay với bạch hầu bùng phát Từ một ổ dịch bạch hầu, sau đó bùng phát thêm 2 điểm mới ở tỉnh Đắk Nông khiến 1 người tử vong, 1 người đang trong tình trạng nguy kịch... Tây Nguyên dường như loay hoay với bạch hầu trong bối cảnh bệnh còn xuất hiện thêm điểm mới ở TP Hồ Chí Minh, Kon Tum... Nhiều người Mông sống bên trong...