Gần 500 suất quà được trao cho các em học sinh tại 2 điểm trường khó khăn của huyện Văn Bàn
Khoảng 8h sáng, với sự hỗ trợ của các đoàn viên khối công an huyện, đoàn đã chia làm hai nhóm vượt khoảng 30km đường từ trung tâm huyện tới điểm trường.
Sáng ngày 23/11, gần 500 suất quà đã được trao cho các em học sinh trường THCS Nậm Chày và trường tiểu học Nậm Tha (huyện Văn Bàn, Lào Cai), đây là hoạt động trong chương trình ‘áo ấm mùa đông’ được Đoàn thanh niên Trường ĐH Nội Vụ, Đoàn thanh niên Hội Nhà báo Việt Nam, Huyện đoàn Văn Bàn thực hiện.
Với mục đích khơi dậy và phát huy tính sáng tạo, tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên thanh niên, giúp các bạn đoàn viên học tập và thể hiện vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới. Sáng ngày 23/4, Đoàn thanh niên trường Đại học Nội Vụ đã tổ chức và phối hợp với Đoàn thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Huyện đoàn Văn Bàn đã vượt chặng đường khó khăn để đến 2 điểm trường (THCS Nậm Chày và tiểu học Nậm Tha) trao gần 500 phần quà gồm chăn đệm; áo khoác; gạo cùng nhiều thùng quà là lương thực, thực phẩm cho các em học sinh bán trú thuộc 2 điểm trường trên.
Các đoàn viên thuộc khối công an huyện đã hỗ trợ nhiệt tình cho đoàn trong suốt hành trình thực hiện chương trình ‘áo ấm mùa đông’ tại Văn Bàn.
Khoảng 8h sáng, với sự hỗ trợ của các đoàn viên khối công an huyện, đoàn đã chia làm hai nhóm vượt khoảng 30km đường từ trung tâm huyện tới điểm trường. Đoạn đường khó khăn, hiểm trở tuy nhiên đoàn đã đến nơi an toàn để đến trao quà cho các em học sinh thuộc hai xã khó khăn nhất của huyện Văn Bàn.
Sau khoảng 1h30 đi đường, đoàn đã đến được điểm trường THCS Nậm Chày để trao gần 300 phần quà là lương thực, chăn đệm và áo khoác cho các em học sinh. (trong ảnh: các cán bộ trường Đại học Nội vụ và các bạn đoàn viên cùng các em học sinh tại trường THCS Nậm Chày)
Nậm Chày là một xã đặc biệt khó khăn không chỉ ở huyện Văn Bàn mà còn là của cả tỉnh Lào Cai. Với gần 100 % người dân là đồng bào dân tộc Mông, giao thông đi lại khó khăn nên đời sống bà con còn gặp nhiều khó khăn (tỉ lệ hộ nghèo năm 2017 là trên 60%).
Video đang HOT
Do giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nên các em học sinh tại Nậm Chày đa phần phải học bán trú tại trường.
Với những phần quà của chương trình ‘áo ấm mùa đông’, hy vọng mùa đông năm nay của các em học sinh Nậm Chày sẽ phần nào vơi đi những khó khăn.
Cũng cách trung tâm huyện khoảng 30 km, Nậm Tha cũng là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Bàn và tỉnh Lào Cai. Đồng bào nơi đây chủ yếu là người Dao, Mông, Tày, do đồng bào nơi đây còn thiếu hụt về trình độ nên cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn.
Gần 200 phần quà cùng chăn đệm cũng đã được trao cho các em học sinh trường tiểu học Nậm Tha.
Với mỗi phần quà được trao sẽ là nguồn động viên cho các em học sinh, giúp các em vơi bớt đi những khó khăn trong cuộc sống, cũng như trong học tập. Tại buổi trao quà, thầy Đinh xuân Thái – Phó hiệu trưởng trường THCS Nậm Chày thay mặt các em học sinh trên địa bàn xã đã cám ơn những tình cảm tốt đẹp của các thầy cô và các bạn đoàn viên, các doanh nghiệp tài trợ đã đến với Nậm Chày để chia sẻ những khó khăn và động viên các em học sinh. Thầy Thái cũng hứa sẽ cố gắng hơn nữa để cho các em một môi trường học tập tốt hơn nữa, đồng thời sẽ sử dụng đúng mục đích các phần quà mà đoàn đã trao tặng.
Đức Toàn
Theo congluan
Trung Quốc tài trợ chi phí nghiên cứu tuyến đường sắt 100.000 tỷ đồng
Chi phí nghiên cứu quy hoạch tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng - Trung Quốc với tổng mức đầu tư tạm tính 100.000 tỷ đồng sẽ do phía Trung Quốc tài trợ.
Xác nhận với VTC News, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, liên danh tư vấn Trung Quốc vừa gửi Bộ Giao thông vận tải Việt Nam về báo cáo nghiên cứu cuối kỳ quy hoạch tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng - Trung Quốc, với tổng mức đầu tư tạm tính 100.000 tỷ đồng. Chi phí nghiên cứu quy hoạch do phía Trung Quốc tài trợ.
Liên danh tư vấn gồm Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT (TRICC) và Công ty hữu hạn Tập đoàn Viện Khảo sát thiết kế số 5 đường sắt (Trung Quốc).
Kinh phí xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ước tính tốn 100.000 tỷ đồng.
Theo quy hoạch, tổng chiều dài toàn tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là 392 km, chạy theo hướng đông qua 8 tỉnh, thành phố gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng (điểm cuối tại cảng Lạch Huyện thuộc huyện Cát Hải - Hải Phòng).
Cuối tháng 10, đầu tháng 11/2019, Bộ GTVT có các buổi làm việc với UBND các tỉnh Yên Bái, Hưng Yên, Hải Dương, TP Hải Phòng về phương án quy hoạch tuyến đường sắt này.
Hiện tuyến đường sắt từ Lào Cai đến Hải Phòng có tuyến đường sắt khổ 1.000 mm. Liên danh tư vấn Trung Quốc đề xuất 2 phương án là cải tạo đường hiện có thành khổ lồng (thêm khổ đường 1.435 mm) hoặc giữ nguyên hiện trạng tuyến cũ, xây dựng tuyến mới khổ tiêu chuẩn 1.435 mm.
Trên tuyến có 73 cây cầu lớn (tổng chiều dài hơn 130 km), 25 hầm (tổng chiều dài 25 km), 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga.
Dự báo năng lực vận tải là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày, vận tải cả hàng hóa và hành khách. Tốc độ thiết kế là 160 km/h (tuyến hiện tại có vận tốc trung bình 50 km/h, vận tốc tối đa 80 km/h).
Dự kiến tổng mức đầu tư (chưa bao gồm chi phí mặt bằng) ước tính khoảng 100.000 tỷ đồng. Diện tích sử dụng đất toàn dự án khoảng 1.654 ha.
Báo cáo cuối kỳ quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ do Bộ GTVT và các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Nếu được thông qua, tuyến đường sắt này được chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2020 - 2025 và xây dựng sau năm 2025.
Thông tin Bộ GTVT lên phương án xây dựng tuyến đường sắt liên vận quốc tế nhận được sự quan tâm và nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia kinh tế.
Trả lời VTC News, tiến sỹ Phạm Chi Lan cho rằng, xây thêm tuyến đường sắt mới với vốn đầu tư lên đến 100.000 tỷ đồng, trong khi đã có đường cao tốc là lãng phí và vô lý. Chuyên gia nhấn mạnh việc xây dựng tuyến đường sắt phía Bắc ở thời điểm này là chưa cần thiết, thậm chí là lãng phí.
" Chúng ta đang đổ quá nhiều tiền cho các dự án đầu tư phía Bắc. Ngoài ra, nếu nối đường sắt từ đó về thì sẽ tạo nhiều cơ hội cho chủ yếu hàng Trung Quốc đổ vào Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, giao thương với Trung Quốc cần có chấn chỉnh lại để làm sao cho đỡ thua thiệt với Việt Nam, làm sao cho hàng Trung Quốc nhập khẩu không chèn ép các mặt hàng nội địa. Do đó, cần tính toán lại về dự án này", bà Lan nói.
Cũng theo tiến sĩ Phạm Chi Lan, ngành giao thông đang quá quan tâm đến đầu tư nối đường sắt lên các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó, cả vùng Đồng bằng Cửu Long rộng lớn như thế, cả một vùng miền Nam đang là động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước, quan trọng hàng đầu thì lại đầu tư rất ít, rất chậm. "Có những dự án cam kết bao nhiêu lâu nay vẫn không có tiền hoặc tiền về rất chậm. Điều này rất vô lý', chuyên gia kinh tế nhận định.
Trong khi đó, bên hành lang Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, ĐBQH Đặng Ngọc Nghĩa (Đoàn Thừa Thiên Huế) lại cho rằng việc bỏ kinh phí 100.000 tỷ đồng để đầu tư cho một dự án đường sắt trong bối cảnh ngành đường sắt đang thiếu vốn nghiêm trọng là thiếu hợp lý.
Theo ông Nghĩa, với kinh phí lớn như thế này không một doanh nghiệp nào dám bỏ ra số tiền lớn như thế này để làm dự án. Đại biểu đoàn Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, hãy lấy dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông như một bài học "đắt giá" trong việc quy hoạch bất kỳ một dự án đường sắt nào tiếp theo.
ĐÀO BÍCH
Theo vtc.vn
Lão nông từ vay gạo ăn khắp làng đến nông dân giỏi Từng phải chạy khắp làng để vay gạo ăn do đói nghèo, nhưng với khát vọng làm giàu, ông Nguyễn Thế Hùng (SN 1960, ở thôn Pác Sung, xã Khánh Yên Hạ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) đã "bứt phá" thành hộ nông dân giỏi nhờ mô hình trồng bưởi Diễn kết hợp nuôi cá. Vay gạo nuôi vợ con Năm 1964,...