Gần 500 hành khách nhiễm norovirus trên tàu siêu sang Mỹ
Theo CNN, gần 500 hành khách và thủy thủ trên hai tàu du lịch hạng sang Ruby Princess và Crown Princess của tập đoàn du lịch tàu thủy lớn nhất thế giới Carnival Corp đã nhiễm norovirus.
Phát ngôn viên Julie Benson của hãng quản lý hai con tàu nói trên có trụ sở tại Fort Lauderdale, Florida (Mỹ) cho biết 499 trường hợp nhiễm norovirus trên tàu Ruby Princess và Crown Princess.
Hôm 4-2, tàu Crown Princess trở về sớm hơn so với lịch trình một này sau chuyến du lịch biển Caribe do 364 hành khách và 30 thủy thủ đoàn nhiễm norovirus. Tổng cộng có 3.100 người trên khoang.
Bà Benson cho biết thêm rằng vào ngày 5-2, con tàu Ruby Princess với 3.000 hành khách và thủy thủ đoàn cũng cập bến. Trên tàu có 92 hành khách và 13 thủy thủ nhiễm bệnh.
“Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) để xác định nguyên nhân bùng phát bệnh. Các chuyên gia của CDC đã lên cả hai con tàu và giám sát quy trình tẩy rửa khử nhiễm”, bà Benson cho biết.
Tàu Crown Princess được khử nhiễm ngay trong ngày 4-2 và đã quay lại hoạt động, còn tàu Ruby Princess trở lại biển chiều 5-2. Các hành khách trên đều được thông tin về đợt bùng phát và khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh.
Theo CDC, norovirus gây ra những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng. Bệnh có thể truyền từ người sang người thông qua thức ăn, nước nhiếm khuẩn hoặc tiếp xúc với các bề mặt nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
Hiện tượng hành khách và thủy thủ đồng loạt nhiễm norovirus chưa rõ nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của hãnh tàu nổi tiếng Carnival Corp trong khi hậu quả của vụ chìm tàu Costa Concordia khiến 17 người chết và 15 người mất tích tại Ý ngày 13-1vẫn đang làm hãng này đau đầu.
Theo Người Lao Động
5 dấu hiệu chứng tỏ máy tính của bạn đang gặp nguy hiểm
Máy tính của bạn mất nhiều thời gian hơn thường lệ để hoàn thành 1 tác vụ đơn giản. Hay bạn mở 1 file tài liệu và thấy rằng trong đó chỉ toàn là những kí tự bị cắt xén và không thể đọc được...Đó là những dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn có thể đã bị nhiễm virus.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất trong việc xử lý sự cố với máy tính là việc chỉ ra liệu máy của bạn đang "ốm" hay đơn giản là nó đã cũ và cần nâng cấp. Công đoạn này lại càng khó khăn khi mà những kẻ tấn công máy tính hiện nay ngày càng khôn ngoan trong việc che dấu các hoạt động bất chính của mình.Chúng tìm mọi cách để tránh bị phát hiện nhằm can thiệp được sâu và nhiều hơn vào hệ thống của bạn, ăn cắp được càng nhiều thông tin càng tốt.
Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết được máy tính của mình đang bị virus tấn công hay đã cũ, giúp bạn mất ít thời gian hơn để quyết định sẽ làm gì tiếp theo với máy tính của mình. Chuyên gia về bảo mật Jacques Erasmus của Webroot và chuyên gia Catalin Cosoi của Bitdefender sẽ giúp bạn chỉ ra những dấu hiệu đó.
Cửa sổ Pop-up
Các cửa sổ Pop-up, đặc biệt là các cửa sổ xuất hiện thường xuyên và bất ngờ có thể là dấu hiệu cho thấy có phần mềm độc hại đang được cài vào máy tính của bạn. "Cửa sổ Pop-up chắc chắn là 1 dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn đang nhiễm virus" Erasmus cho biết. "Đây thường là dấu hiệu của adware hoặc mã độc trojan clicker". Theo Erasmus, tác giả của malware này kiếm được tiền từ mỗi click của nạn nhân vào pop-up. "Về cơ bản, adware luôn cố tăng thứ hạng của website qua việc quảng cáo. Khi bạn click vào cửa sổ pop-up cũng có nghĩa bạn đang giúp chủ nhân của chúng tăng thứ hạng website trên Google và giúp họ tăng lợi nhuận từ quảng cáo" - chuyên gia Cosoi của Bitdefender cho biết.
Có thể một vài pop-up là vô hại, nhưng bạn phải cảnh giác khi chúng xuất hiện thường xuyên hơn và không ai khuyên bạn nên click vào các pop-up xuất hiện trên máy tính. "Một số pop-up có thể đưa bạn đến các mẫu malware khác. Chúng sẽ dụ dỗ bạn tham gia 1 dịch vụ khuyến mại để lừa bạn cài đặt 1 phần mềm độc hại vào máy" - Cosoi khẳng định. Do đó, nếu bạn thấy trên cửa sổ trình duyệt hoặc trên máy tính xuất hiện 1 pop-up 1 thông báo khuyến mại siêu hấp dẫn thì hãy cẩn thận.
Tài khoản ngân hàng của bạn mất tích "bí ẩn"
Tội phạm mạng ngày càng tinh vi hơn và chúng có thể nhúng malware thẳng vào máy tính của bạn và ghi lại các thao tác khi bạn truy cập vào các tài khoản ngân hàng. Malware có thể ghi lại đầy đủ cả tên và mật khẩu và gửi các thông tin này về chủ nhân của chúng. Với những thông tin này thì những kẻ tấn công có thể rút tiền khỏi tài khoản của bạn, chuyển tiền sang tài khoản khác hoặc dùng chúng để mua hàng trực tuyến.
Cosoi cho biết có 2 cách tội phạm mạng có thể truy cập được vào tài khoản ngân hàng của bạn. Thứ nhất, chúng tìm cách cài đặt malware chứa các thành phần keylog (phần mềm chuyên ghi lại các thao tác bàn phím của người dùng) vào máy tính hoặc bạn có thể trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. Những kẻ lừa đảo tạo ra 1 trang web giả mạo trông giống với giao diện đăng nhập tài khoản ngân hàng để dụ bạn đánh tài khoản và mật khẩu vào và chúng sẽ nắm được các thông tin này.
Các máy tính ở nơi công cộng như các điểm Internet Cafe, điểm Internet ở sân bay rất dễ bị dính loại hình lừa đảo này và lời khuyên là bạn không nên sử dụng các điểm Internet công cộng để nhập các thông tin nhạy cảm.
Một số cài đặt bị thay đổi mà không phải do bạn thực hiện
Bạn thường xuyên làm việc trên cùng 1 máy tính và bạn nhớ các cài đặt của máy. Thế nhưng 1 ngày, bạn nhận ra mặc dù mình chẳng làm gì, một số cài đặt trên máy đã bị thay đổi. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy máy bạn đang bị lây nhiễm các phần mềm độc hại. "Những thay đổi về biểu tượng, trang chủ hướng bạn đến 1 ứng dụng khác chứng tỏ PC của bạn đang bị tấn công" - Cosoi cho biết.
Máy chạy chậm
Nếu máy tính của bạn đột nhiên mất khá nhiều thời gian để mở 1 ứng dụng mà bình thường bạn mở nó ra rất nhẹ nhàng, đó có thể là một trong những dấu hiệu rõ ràng của việc bị lây nhiễm. Có những mẫu code được lập trình khéo léo khiến bạn rất khó phát hiện, và mục tiêu chính của chúng là lợi dụng máy tính của bạn để phát tán virus, spam thư rác, cài đặt spyware (phần mềm gián điệp) lên các máy tính khác. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy khả năng máy bạn đã bị nhiễm virus là rất cao. Tuy nhiên, theo Erasmus, dấu hiệu này cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân từ việc phần mềm mà bạn cài đặt trong máy quá ngốn bộ nhớ. "Bên cạnh dấu hiệu chạy chậm thì cần phải kiểm tra thêm các yếu tốc khác nữa mới có thể khẳng định là máy bị nhiễm virus hay không" - Erasmus nhận định. Trong trường hợp này, bạn nên để ý xem ngoài dấu hiệu mất nhiều thời gian để mở ứng dụng thì việc tải website có chậm hay không. Hoặc tốt nhất bạn nên cập nhật phần mềm diệt virus để xác định chính xác.
Bạn bị trỏ đến các website không mong muốn
Một khi PC của bạn dính virus, rất có thể malware sẽ buộc bạn kết nối với các website một cách bí mật và gửi thông tin qua lại giữa các website này. "Bạn có thể bị lây nhiễm với việc sử dụng các phần mềm lậu, tải xuống hoặc mở các file đính kèm trong thư mục spam, hoặc thậm chí chỉ là truy cập các website khác" - Cosoi giải thích. Theo Cosoi, những kẻ viết malware này thường khai thác các lỗ hổng trên trình duyệt rồi tìm cách chèn 1 đoạn code được gọi là bộ download. Bộ download này sẽ kết nối máy tính của bạn với các website hoặc các máy chủ khác nhau.
Lời kết
Khi máy tính có dấu hiệu bị nhiễm malware, tốt nhất hãy sử dụng phần mềm diệt virus và quét toàn bộ hệ thống để xác định xem có đúng máy bạn đang bị virus tấn công hay không. Các phần mềm diệt virus, thậm chí cả các phần mềm miễn phí, sẽ giúp bạn xóa bỏ các tập tin độc hại. Điều đó cũng nói lên rằng, việc cập nhật thường xuyên cho phần mềm diệt virus là rất quan trọng để chúng update các mẫu virus mới nhất từ nhà cung cấp, giúp bạn bảo vệ máy tốt hơn. Bạn cũng nhớ hãy chú ý các dấu hiệu trên để kiểm tra xem máy mình đang gặp nguy hiểm.
Theo ICtnew
Quan hệ đường "cửa sau" có làm rách màng trinh? Em và bạn trai không nên quan hệ qua đường hậu môn vì rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus viêm gan, mắc bệnh sùi mào gà. Em thực sự lo lắng vì sau khi bạn trai em cho dương vật vào hậu môn của em (vì anh không kìm chế được mà em không đồng ý cho vào trong "cô bé"). Sau...