Gần 50% máy tính chạy Windows ở Việt Nam nhiễm mã độc
Microsoft cho hay tỷ lệ này của Việt Nam cao gấp đôi so với mức trung bình của thế giới gần 22%.
Tim Rains, Giám đốc bộ phận Trustworthy Computing, của Microsoft chia sẻ với báo chí trong chuyến thăm trụ sở chính ở Redmond, Washington (Mỹ) đầu tháng 6 rằng hãng này đang giám sát hơn 600 triệu hệ thống máy tính chạy Windows trên toàn cầu.
Trong 3 tháng cuối năm 2013, đã có 21,6% trong số những hệ thống Windows này nhiễm các phần mềm độc hại. Riêng Việt Nam có tỷ lệ lây nhiễm lên tới gần 50%, cao thứ 5 thế giới sau Pakistan, Indonesia, Algeria và Ấn Độ. Loại mã độc phổ biến nhất trên máy tính tại Việt Nam là Trojan, chiếm 23% với vai trò chính là tiếp tay cho tin tặc điều khiển máy tính của người dùng từ xa và hình thành nên những mạng máy tính ma (botnet).
Số liệu trong báo cáo bảo mật SIR 16 được Tim Rains chia sẻ trong cuộc họp báo tại trụ sở Microsoft ở Redmond.
Nạn sử dụng phần mềm lậu phổ biến là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng lây nhiễm mã độc cao trên các hệ thống ở Việt Nam. Bên cạnh đó, số máy tính chạy hệ điều hành cũ, không còn được hỗ trợ kỹ thuật và cập nhật bản vá như Windows XP vẫn tương đối nhiều. Điều này đang khiến người sử dụng và các doanh nghiệp phải đối mặt với những hậu quả lớn như máy tính bị khống chế, bị ăn cắp dữ liệu quan trọng… .
Không ít người dùng trong nước cũng chưa được trang bị kỹ năng bảo mật tốt nên dễ dàng bị tin tặc lừa tải và cài đặt các tệp tin chứa Trojan, sâu, virus… khiến máy tính của họ bị kiểm soát để làm bàn đạp thực hiện tấn công từ chối dịch vụ, thu thập thông tin tài chính và thậm chí là để tống tiền nạn nhân. Microsoft thống kê rằng nạn “bắt cóc” dữ liệu trong máy tính của nạn nhân trên toàn cầu đã tăng 45% kể từ nửa đầu năm 2013. Tin tặc sẽ phát tán mã độc có khả năng mã hoá dữ liệu trên ổ cứng thiết bị, sau đó yêu cầu người dùng trả tiền chuộc nếu muốn được cung cấp khoá giải mã.
Video đang HOT
Bên trong trung tâm Cybercrime Center của Microsoft.
Tập đoàn phần mềm Mỹ cũng cho biết, trung bình mỗi giây lại có 12 người trở thành nạn nhân của tội phạm mạng, tức hơn 1 triệu nạn nhân mỗi ngày và gần 400 triệu nạn nhân mỗi năm. Các cuộc tấn công trên mạng ước tính gây thiệt hại tới 113 tỷ USD cho người sử dụng toàn cầu mỗi năm.
Theo Bryan Hurd, Giám đốc trung tâm Digital Crime Unit của Microsoft, phòng chống tội phạm số giống như một cuộc đuổi bắt không có hồi kết. Trước tình trạng này, Microsoft đã thành lập trung tâm Cybercrime Center, nơi hoạt động của nhóm Digital Crime Unit bao gồm các kỹ sư, các chuyên gia bảo mật, các nhà phân tích dữ liệu, luật sư, đại diện của toà án, cảnh sát, chuyên viên tài chính… với mục tiêu hạn chế tội phạm trực tuyến, nạn sao chép phần mềm bất hợp pháp, nạn lạm dụng tình dục trẻ em qua mạng và từ đó giúp Internet trở nên an toàn hơn.
Cybercrime Center nằm ở phía bắc trụ sở Microsoft và mới bắt đầu được mở cửa từ tháng 11/2013. Nơi đây được trang bị những giải pháp mới nhất được phát triển dựa trên công nghệ của Microsoft để chiến đấu với tội phạm công nghệ cao.
Theo VNE
Virus "bắt cóc" dữ liệu đòi tiền chuộc
Cryptolocker, một phần mềm độc hại với phương thức tấn công cực kỳ quái dị mới xuất hiện hồi tháng 9/2013, đã thay đổi hoàn toàn cục diện an ninh mạng.
Sau khi lây lan vào máy tính của bạn, nó sẽ mã hóa tất cả các tập tin dữ liệu của bạn, từ các tài liệu cho tới các bức ảnh, video và tập tin dịnh dạng PDF. Sau đó nó sẽ yêu cầu bạn trả một khoản tiền chuộc khoảng 300 USD hoặc 0,5 Bitcoin để giải mã các tập tin. Nó được coi là một trong những phần mềm độc hại được bàn tán nhiều nhất trong thế giới bảo mật hiện nay và những phiên bản ăn theo đã bắt đầu xuất hiện.
Tội phạm mạng đã cố gắng để khiến cho loại virus Cryptolocker hoạt động trong nhiều thập kỷ qua, nhưng hiện tại nó mới hoạt động hiệu quả. Bạn có thể sẽ phải thực hiện thêm vài bước đơn giản để tự bảo vệ mình bởi mối đe dọa này sẽ phát triển trên toàn cầu trong thời gian tới.
Chẳng có gì ngạc nhiên, sự xuất hiện của Cryptolocker đã được dự đoán. Mối đe dọa này đã được một số chuyên gia bảo mật nhận ra từ gần 20 năm trước. Nhưng Cryptolocker là ví dụ đầu tiên của kỹ thuật này có thể làm việc trên quy mô rộng lớn và trong khoảng thời gian dài.
Từ những bộ não thông minh tới máy tính của bạn
Cryptolocker là thành quả của một hoặc nhiều tên tội phạm mạng, những người có lẽ đã chiếm giữ hàng chục hoặc hàng trăm triệu USD tiền chuộc, nhưng khái niệm ban đầu của Cryptolocker được phát triển hoàn chỉnh vào giữa những năm 1990 bởi Moti Yung, một nhà nghiên cứu mật mã tại Đại học Columbia hiện ông đang làm việc tại Google, và nghiên cứu sinh của ông, Adam Young.
May mắn thay, tội phạm mạng không quan tâm tới các giấy tờ của trường đại học nên lý thuyết Cryptolocker của Yung và Young đã bị cộng đồng khoa học quên lãng gần 20 năm. Ở khía cạnh nào đó thì đây là một điều tốt. Chúng ta đã chịu quá nhiều ảnh hưởng khi trở thành nạn nhân của trò lừa đảo này trong thời gian qua. Nhưng mặt khác, nếu ngay từ đầu chúng ta chú trọng hơn vào nghiên cứu xuất sắc của hai nhà nghiên cứu trên thì có thể chúng ta đã hạn chế được những thiệt hại mà Cryptolocker và các phần mềm đòi tiền chuộc tương tự đã gây ra hoặc gây ra trong tương lai gần.
Trước Cryptolocker, tội phạm mạng đã cố gắng trong vô vọng nhằm tạo ra một loại virus có thể giữ các tập tin của bạn làm con tin cho tới khi bạn đưa tiền chuộc. Các nỗ lực của chúng phần lớn bị cô lập bởi các cá nhân và hầu hết tan ra tại các điểm mấu chốt bởi vì những người đứng sau chúng chỉ có kiến thức phá mật mã.
Trojan AIDS, CryZip, Skowor và Arhiveus là những ví dụ của những nỗ lực nhằm tạo ra một loại virus có thể chiếm quyền điều khiển các tập tin của máy tính nhưng tất cả chỉ đạt được những thành công hạn chế vì bộ não đằng sau họ không hoàn toàn đủ trình độ. Kỹ thuật hơn, họ không sử dụng trình mã khóa công khai để tránh việc các kỹ sư đảo ngược để trích xuất mã khóa mà không phải trả tiền chuộc.
Các mối đe dọa đầu tiên tới từ gia đình Cryptolocker PGPCoder/GPCode. Tác giả phần mềm này đã cập nhật nó mỗi khi các công ty chống virus công bố một bước đột phá, sử dụng phương pháp thử và sai để dẫn đầu cuộc chơi. Mặt khác, các tác giả Cryptolocker dường như đã có công thức chuẩn ngay từ đầu. Điều này chứng tỏ họ là những người có trình độ và thành thạo về mật mã. Nhưng họ không thiết kế virus chính xác theo cách mà Yung và Young đề xuất.
Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây trên 1.500 người sử dụng máy tính ở Vương quốc Anh, 3,4% số người được hỏi cho biết rằng họ đã bị ảnh hưởng bởi virus Cryptolocker, như vậy có thể có rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của trò lừa đảo này. Ngạc nhiên hơn, 41% số nạn nhân tuyên bố đã trả tiền để chuộc dữ liệu của mình. Nếu những con số này đại diện chung cho toàn bộ dân số Vương quốc Anh thì con số thiệt hại có thể lên tới nhiều triệu bảng Anh, một trong những thành công lớn của loại hình virus này.
Bitcoin đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của Cryptolocker, và phần nào giải thích lý do tại sao Cryptolocker phát triển mạnh ở nơi mà những phần mềm trước đây đã thất bại. Trước Bitcoin, các thanh toán trực tuyến rất dễ bị điều tra. Hiện tại với tùy chọn thanh toán tiền chuộc bằng Bitcoin, rất khó để theo dõi các khoản tiền chuộc.
Cuộc chiến vẫn tiếp tục
Một phần các khoản lợi bất chính kiếm được từ Cryptolocker có thể sẽ được tái đầu tư. Những tên tội phạm đằng sau nó sẽ trả tiền để truy cập vào mạng botnet lớn hơn để có thể tấn công nhiều nạn nhân hơn. Các phiên bản tương lai của virus này sẽ phổ biến hơn sẽ mở rộng trên các nền tảng khác, như smartphone và tablet.
Lây lan virus tới hàng triệu máy tính có thể là một thao tác đơn giản nhưng làm cách nào để người dùng phải trả tiền mới là thách thức cho những tên tội phạm. Thuyết phục khách hàng trả tiền về cơ bản là một vấn đề kinh tế và liên quan tới kỹ thuật. Có thể bao gồm tống tiền, mặc cả, chính sách phân biệt giá và kỹ thuật tương tự kinh tế cổ điển. Tất những lời khuyên giúp bọn tội phạm thực hiện hiệu quả chiến lược này đều có sẵn trong lý thuyết kinh tế.
Sao lưu tất cả mọi thứ
Cryptolocker là một công cụ rất tinh vi nhưng bạn có thể tránh được với biện pháp phòng ngừa rất đơn giản: Bản phải thường xuyên sao lưu tất cả dữ liệu của bạn. Bạn nên làm điều này một cách cẩn thận, sử dụng những công cụ sao lưu offline như một ổ cứng ngoài, vốn khó bị tấn công bởi Cryptolocker khi nó xâm nhâp vào hệ thống của bạn.
Theo Mashable
Tội phạm mạng phát triển mạnh trong thế giới web đen Tội phạm mạng đã có được nơi trú ẩn và hoạt động an toàn trong thế giới "web đen," nơi chúng thử nghiệm, cải tiến và phân phối các phần mềm nguy hiểm nhằm thực hiện các vụ trộm cắp thông qua mạng trực tuyến. Ảnh minh họa. (Nguồn: securityaffairs.co) Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm An...