Gần 400 người sống chen chúc trong khu nhà tập thể chờ sập giữa Thủ đô
Sau 32 năm sử dụng, khu tập thể H36 của công nhân Công ty Xây lắp Hóa chất đang xuống cấp nghiêm trọng. Trong lúc Công ty và các cấp chính quyền chưa thống nhất phương án tháo gỡ khó khăn về nơi ở cho người dân, gần 400 nhân khẩu vẫn sống chen chúc trong ngôi nhà sắp sập.
Khu tập thể H36 ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội được Công ty Xây lắp Hóa chất xây dựng bố trí làm nhà ở cho cán bộ, công nhân viên từ năm 1983. Khu tập thể H36 bao gồm dãy nhà cấp 4 và hai dãy nhà 2 tầng xây bằng gạch. Theo chế độ Công ty, mỗi cán bộ, công nhân viên được bố trí 9m2 ( nửa gian tập thể), nhà có vợ và chồng cùng làm việc ở Công ty mới được phân 18m2.
Hàng trăm nhân khẩu sống chen chúc trong khu nhà tập thể H36 chờ sập.
Do nhà được xây chủ yếu bằng gạch và vôi vữa, trong khi nhân khẩu lại đông nên sau 32 năm đưa vào sử dụng khu tập thể H36 đã xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa an toàn của 60 hộ gia đình, với gần 400 người. Ghi nhận thực tế ngày 12/7/2015 cho thấy, tường và trần nhà đều trong tình trạng nghiên, lún, nứt, bong tróc nghiêm trọng. Một số cột nhà xây bằng gạch bắt đầu bở bùng bục khi thử dùng ngón tay tác động.
Khung, cột, tường nhà trong tình trạng lún, nứt, bong tróc nghiêm trọng.
Trao đổi với phóng viên báo Dân trí, ông Nguyễn Văn Hùng – Tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Các gia đình sinh sống ở khu tập thể H36 từ năm 1983. Sau hàng chục năm sử dụng, khu tập thể đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, đẩy hàng trăm người chịu cảnh bức bối về chỗ ở, đồng thời đối mặt nguy cơ mất an toàn vì nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Sau nhiều lần chúng tôi phản ánh, ngày 30/6/2015, UBND quận Tây Hồ giao cho Phòng Quản lý Đô thị chủ trì buổi làm việc với Công ty Xây lắp Hóa chất, phường Xuân La và các đơn vị liên quan tìm cách tháo gỡ khó khăn nhưng chưa thống nhất được phương án “giải cứu” người dân…”.
Nguy hiểm đang hàng ngày rình rập nhiều hộ dân khu tập thể H36.
Nói về tình trạng nguy hiểm hàng ngày rình rập người dân khu tập thể H36, ông Dương Văn Đức cho biết thêm: “Khu tập thể H36 đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống khung, cột nhà, tường nhà từng căn hộ đều lún, nứt, bong tróc. Khu tập thể không còn khả năng chịu đựng những trận mưa to, gió lớn, trong khi số lượng nhân khẩu sinh lên đến gần 400 người. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã đề đạt ý kiến lên lãnh đạo TP. Hà Nội và UBND quận Tây Hồ, nhưng đến nay sự việc chưa được giải quyết…”.
Công trình xây dựng nhằm giải quyết nhu cầu chỗ ở tạm thời của người dân bị đình chỉ vì có đơn kiện.
Video đang HOT
Dự án xây dựng và cải tạo khu tập thể H36 của Công ty Xây lắp Hóa chất được phê duyệt từ năm 2004, nhưng trong quá trình thực hiện chủ đầu tư chưa hoàn thành hồ sơ pháp lý dẫn đến dự án chậm triển khai. Trong thời gian xin điều chỉnh quy hoạch, Công ty đồng ý cho người dân thực hiện giải pháp tạm thời nhằm giải quyết nhu cầu chỗ ở. Tuy nhiên, phương án này bị một hộ dân gửi đơn kiện nên UBND phường Xuân La đã ra Quyết định đình chỉ thi công toàn diện.
Dưới đây là những hình ảnh về khu tập thể H36 chờ sập:
Diện tích tường nhà bắt đầu bong tróc, xuống cấp từ nhiều năm trước.
Chỉ cần dùng ngón tay tác động gạch xây cột nhà dễ dàng bở bùng bục khiến nhiều người hãi hùng.
Tường, trần nhà bắt đầu “lở loét”, lún, nứt đe dọa an toàn của các hộ dân.
Dùng gậy chọc nhẹ từng miếng bê tông trần rơi lả tả như cơm nguội.
Trần nhà được người dân tạm gia cố bằng ván, cột gỗ.
Trụ nối với trần tầng 2 khu tập thể bị bong tróc, xuống cấp nghiêm trọng.
Hàng ngày người dân khu tập thể H36 phải đối mặt rất nhiều rủi ro.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Ngọc Cương
Theo dantri
TP HCM đề xuất thay thế cầu cũ 90 năm tuổi
Là một trong những cây cầu già cỗi nhất Sài Gòn, Nhị Thiên Đường 1 nối Chợ Lớn với các tỉnh miền Tây đã bị xuống cấp, cần thay thế.
Theo Sở Giao thông Vận tải, Cầu Nhị Thiên Đường 1 đang xuống cấp nghiêm trọng nên cần sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới để đáp ứng nhu cầu giao thông hiện nay. Điều này được cho là rất cần thiết và cấp bách.
Qua phân tích nhiều phương án, Sở đề nghị thành phố chi khoảng 163 tỷ đồng để xây mới cầu với kiểu dáng, kết cấu tương tự cầu Nhị Thiên Đường 2. Vị trí cầu mới cần dịch chuyển về phía cầu cũ nhằm giảm chi phí bồi thường. Tuy vậy, cầu đã 90 tuổi nên sẽ có nghiên cứu thiết kế khôi phục (lan can, chiếu sáng, trang trí...) để gợi nhớ nét kiến trúc của cầu Nhị Thiên Đường hiện hữu.
Cầu Nhị Thiên Đường 1 được xây dựng từ năm 1925 từng là cây cầu huyết mạch nối vùng Chợ Lớn đi các tỉnh miền Tây. Ảnh: Panoramio.
Cũng theo Sở Giao thông Vận tải, do đã xuống cấp nên tải trọng khai thác của Cầu Nhị Thiên Đường 1 hiện chỉ là 1,5 tấn. Vì vậy, cầu Nhị Thiên Đường 2 phải gánh lượng xe trên 1,5 tấn đã làm giảm năng lực lưu thông của cả hai cầu.
Cuối tháng 5 vừa qua đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại đầu cầu Nhị Thiên Đường 2 (xe ben tông sập nhà dân, làm chết hai người). Nếu cầu Nhị Thiên Đường 1 đáp ứng yêu cầu về tải trọng, tổ chức giao thông khu vực hoàn chỉnh sẽ góp phần hạn chế tối đa các tai nạn giao thông đáng tiếc như trên.
Cầu Nhị Thiên Đường dài khoảng 1 km được xây dựng từ năm 1925 là cây cầu lớn bắc qua Kênh Đôi quận 8 của vùng Chợ Lớn. Đây là cây cầu có bề dày lịch sử, là cửa ngõ kết nối Chợ Lớn với các tỉnh miền Tây, qua quốc lộ 50.
Điểm đặc biệt của công trình là hàng cột xanh rêu trên cầu (tương tự sắc xanh của ô cửa sổ trong các biệt thự Pháp xưa cũ) và các mái vòm cong cong dưới chân cầu giống nhưng các cây cầu cổ nổi tiếng ở Châu Âu. Ngoài ra, dù được xây trong thời đại hoàng kim của cầu sắt nhưng Nhị Thiên Đường lại ngoại lệ khi được xây hoàn toàn bằng bêtông cốt thép.
Do được xây dựng gần 100 năm nên với nhiều người sống ở vùng Chợ Lớn cầu Nhị Thiên Đường đã trở thành một biểu tượng của tuổi thơ. "Khi tôi lớn lên thì đã có cầu này rồi, ngày nào cũng đi qua một vài lần. Nhiều kỷ niệm của tôi cũng gắn với nó nên với tôi giống như một cái gì đó rất thân thiết. Giờnghe tin cầu sẽ được phá bỏ để xây mới cũng thấy luyến tiếc", ông Đoàn Văn Sáng, nhà ở quận 8 cho biết.
Hữu Công
Theo VNE
TP HCM tháo dỡ hàng loạt chung cư cũ nát Nhiều chung cư xây trước năm 1975 xuống cấp trầm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào được thành phố yêu cầu thay thế nhằm đảm bảo an toàn cho hàng chục nghìn người. Ông Nguyên Văn Danh, Pho Giam đôc Sơ Xây dưng cho biết, từ nay đến năm 2020 TP HCM se tâp trung cho 29 dự án di dơi,...