Gần 400 công nhân ngộ độc sau khi uống nước
Gần 400 nữ công nhân của Công ty giày Hong Fu Việt Nam ở Thanh Hóa đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực do bị ngộ độc sau khi uống nước lọc tại nhà xưởng của công ty sáng nay 15-5.
Công nhân ngộ độc nằm la liện trong sảnh của Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực – Thanh Hóa
Sáng nay 15-5, hàng trăm công nhân của Công ty TNHH giày Hong Fu (nằm trong Khu công nghiệp Hoằng Long, TP Thanh Hóa), có biểu hiện co giật, người mệt mỏi sau khi uống nước tại công ty. Số lượng công nhân ngộ độc ngày càng đông, trong đó có nhiều người biểu hiện nặng.
Từ 9 giờ sáng đến trưa 15-5, liên tiếp những chuyến xe cấp cứu, mỗi xe chở hàng chục công nhân đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực (ở TP Thanh Hoá) để cấp cứu. Do số người bị ngộ độc quá đông nên chính quyền địa phương phối hợp với Công ty giày Hong Fu và ngành chức năng đã huy động hàng chục xe taxi, xe 16 chỗ ngồi, xe tải của công an vận chuyển bệnh nhân vào cấp cứu.
Các công nhân nằm tràn ra cả hành lang…
… tới chân cầu thang của bệnh viện
Do số lượng bệnh nhân nhập viện mỗi lúc một tăng nên Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đã phải tận dụng hành lang của các khu nhà chức năng để bệnh nhân nằm điều trị. Toàn bộ số bệnh nhân nhập viện là nữ giới, đều có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, bủn rủn chân tay… Họ cho rằng, do uống nước từ hệ thống bình lọc nước đặt tại xưởng làm việc từ sáng, khoảng 1 đến 2 tiếng sau thì thấy có các triệu chứng kể trên. Bình lọc nước được đặt tại các cửa ra vào xưởng làm việc.
Video đang HOT
Các công nhân ngộ độc được thăm khám sức khỏe kịp thời và truyền dung dịch truyền tĩnh mạch Natri Clorid 0,9%.
Chị Cao Thị Bích, làm việc tại xưởng D, cho biết mọi khi vẫn uống nước bình thường, hôm nay nước lại có mùi tanh, nhưng do khát quá nên vẫn uống, một lúc sau thì bị các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt.
Nhiều người thân đã lo lắng bật khóc khi nhìn thấy con em họ nằm la liệt trong bệnh viện
Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Hợp Lực, cho biết ngay sau khi nhận được thông tin, bệnh viện đã huy động tất cả cán bộ công nhân viên nhanh chóng cấp cứu người bệnh. “Hiện đã có gần 400 bệnh nhân nhập viện, chúng tôi đã báo cáo với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, nếu bệnh nhân đông quá sẽ chuyển sang một số bệnh viện khác để tránh quá tải cho bệnh viện” – ông Đệ nói.
Cũng theo ông Đệ thì bệnh viện đã lấy mẫu đưa đi xét nghiệp, các công nhân cho biết chưa đến giờ ăn trưa, họ chỉ mới uống nước ở công ty. Còn nguyên nhân phải chờ cơ quan chức năng làm rõ.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực tình hình trở nên căng thẳng khi hàng trăm người thân có con em làm việc tại công ty đã kéo đến bệnh viện chờ đợi theo dõi tình hình sức khỏe con em họ. Công an tỉnh Thanh Hóa đã điều động hàng trăm người đến để ổn định tình hình.
Trao đổi qua điện thoại với Báo Người Lao Động, ông Lê Hữu Uyển – Trưởng phòng nghiệp vụ Y, kiêm người phát ngôn báo chí Sở Y tế Thanh Hóa – cho biết Sở đã cho người xuống hiện trường và đang cho niêm phong bình nước để làm rõ nguyên nhân.
Công an đã được điều động đến để giải thích, ổn định tình hình cho bệnh viện cứu chữa bệnh nhân
Công ty TNHH giày Hong Fu Việt Nam là công ty chuyên sản xuất giầy da do chủ đầu tư là doanh nghiệp Đài Loan làm chủ. Công ty hiện nay có gần 15 ngàn công nhân làm việc.
Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Theo NLĐ
Vụ xô xát tại Samsung Thái Nguyên: Bơ vơ những công nhân công trường
5 ngày đã qua kể từ vụ lộn xộn tại Công trường Nhà máy Samsung Thái Nguyên, mọi hoạt động trên công trường đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, cuộc sống, việc làm của những CN trên công trường đang gặp vô vàn khó khăn.
Nhận suất ăn trưa qua hàng rào
Theo ông Nguyễn Văn Hiển - Tổ trưởng tổ thợ nề, đang thi công nhà Hợp Lực tại công trường - vụ việc xảy ra sáng 9/1 khiến cho "công chuyện làm ăn" của những công nhân lao động (CNLĐ) trên công trường trở nên khó khăn hơn. Ông Hiển cho biết, kể từ sau khi vụ việc lộn xộn xảy ra, hơn 10 CNLĐ của tổ ông không còn được phục vụ cơm trưa tận nơi như trước. "Mấy ngày nay, tôi chỉ được mang cơm tới hàng rào công trường, rồi gọi cho anh em ra nhận cơm vào ăn" - ông Hiển nói.
Ghi nhận của phóng viên vào trưa ngày 13/1, hầu hết CNLĐ làm việc thông ca tại công trường phải nhận suất ăn ca qua hàng rào. Với những nơi áp dụng quy định chặt chẽ, CNLĐ phải ra ngoài hàng rào để ăn trưa.
Giải pháp nào trợ giúp CNLĐ?
Hiện, trên công trường xây dựng Nhà máy Samsung Thái Nguyên, mỗi ngày có khoảng 5.000 CNLĐ làm việc, thi công những gói thầu xây dựng nhà xưởng và những công trình phụ trợ. Những CNLĐ này chủ yếu nhận việc từ những nhà thầu phụ, tham gia xây dựng các công trình của nhà máy qua hợp đồng với tổ trưởng.
Với cương vị tổ trưởng như vậy, Hoàng Thế Anh - Tổ trưởng tổ thạch cao, sơn bả - đã tuyển 25 người làm thuê cho mình để thi công phần việc được giao. Toàn bộ anh em trong tổ đều thuê nhà ở tại xóm Thanh Hoa, xã Đồng Tiến (Phổ Yên, Thái Nguyên).
Hoàng Thế Anh cho biết, rất may là sáng 9/1, tổ của anh chưa có việc nên không vào nhà máy, nếu không thì không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Những ngày trước, nhóm thợ của Hoàng Thế Anh vẫn ăn trưa tại một số hàng quán ở khu vực bên ngoài nhà máy. Nhưng sau khi vụ lộn xộn xảy ra, từ ngày 11/1, những hàng quán đó đã bị giải tỏa nên vô cùng khó khăn cho việc tính toán sao để anh em được dùng bữa trưa ở đâu để vừa duy trì bữa ăn mà lại không mất nhiều thời gian.
Những xáo trộn đó ít nhiều ảnh hưởng đến việc duy trì nếp sống sinh hoạt lâu nay của những CNLĐ trên công trường. Nhưng theo ông Hoàng Anh - Chủ tịch LĐLĐ huyện Phổ Yên - điều bộc lộ rõ nhất qua vụ việc sáng 9/1 chính là làm sao để chăm lo cho CNLĐ không phải là đoàn viên CĐ, đang làm việc thời vụ tại công trường Nhà máy Samsung Thái Nguyên?
Theo ông Hoàng Anh, kể từ khi công trường này bắt đầu thi công, LĐLĐ huyện đã nắm bắt tình hình, báo cáo LĐLĐ tỉnh về thực trạng tình hình trên công trường, đề xuất những giải pháp hỗ trợ anh chị em CNLĐ với tính chất rất đặc thù là đang tham gia xây dựng trên công trường lớn nhất tỉnh Thái Nguyên từ trước đến nay. Họ là những CNLĐ xuất thân từ nông thôn, vượt qua hàng rào công trường là trở thành CN, nhưng hết việc lại trở về là nông dân nên ít nhiều có những hạn chế về nhận thức, hiểu biết về pháp luật.
Thực trạng này đang là bài toán khó đối với các tổ chức CĐ khi mà trên các đại công trường (nhất là các công trình trọng điểm quốc gia), thu hút hàng vạn CNLĐ tới làm việc. Cũng như tại công trường Nhà máy Samsung Thái Nguyên, hiện có nhiều nhà thầu tham gia xây dựng, và họ tuyển rất nhiều LĐ tự do để giảm chi phí. Khi hết việc, ai lại về nhà đó và các nhà thầu hầu như không phải chịu trách nhiệm về những chế độ, chính sách với NLĐ. Nếu để tình trạng này tái diễn lâu dài, NLĐ không tránh khỏi tình trạng bị bơ vơ, thua thiệt
Ông Hoàng Anh cho biết, tới đây LĐLĐ huyện sẽ đề xuất với Huyện ủy và LĐLĐ tỉnh cần có biện pháp quản lý chặt hơn với những DN có đông CNLĐ đến làm việc trên địa bàn. "Phải có biện pháp buộc họ phải đăng ký, báo cáo tình hình của DN, từ thực tế số lượng CNLĐ cho đến việc đảm bảo chế độ, chính sách đối với NLĐ, để khi cần, CĐ huyện sẽ có giải pháp bảo vệ NLĐ, tránh để tình trạng vô tổ chức như vụ việc ngày 9/1 vừa qua" - ông Hoàng Anh đề xuất.
Theo Phạm Chí
Lao Động
Nữ công nhân thiệt mạng khi mới thử việc được 10 ngày Khi tiếp xúc quá gần với chiếc máy ăn bông vải, mái tóc của nữ công nhân mới thử việc bị máy hút quấn vào khiến nạn nhân tử vong. Vụ tai nạn lao động thương tâm trên xảy ra đêm 5/1 tại bộ phận sợi trước của Công ty TNHH Meisheng, thuộc cụm Công nghiệp thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức,...