Gần 400 ca COVID-19 là công nhân, người lao động
Tính đến sáng 17-5, cả nước ghi nhận 366 ca mắc COVID-19 là công nhân, lao động và 10 bác sĩ, nhân viên y tế.
Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang (bìa trái) kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại một doanh nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên – Ảnh: Đ.LỢI
Báo cáo trên vừa được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tổng hợp.
Cơ quan này đánh giá “làn sóng dịch lần thứ 4 này được nhận định phức tạp hơn nhiều các đợt dịch trước đó, do 4 nguồn lây từ Đà Nẵng, Yên Bái, Hải Dương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh.
Chỉ trong vòng nửa tháng qua, dịch đã xuất hiện tại các khu công nghiệp, chế xuất của 6 tỉnh, thành phố và đã có 366 công nhân, lao động mắc COVID-19. Trong đó, nhiều nhất là Bắc Giang 310 ca, Đà Nẵng 36 ca, Bắc Ninh 9 ca, Hà Nội 7 ca, Hưng Yên và Phú Thọ mỗi tỉnh 1 ca.
Video đang HOT
Riêng tại Bắc Giang, 310 công nhân, lao động mắc COVID-19 đều thuộc 3 doanh nghiệp tại khu công nghiệp Vân Trung, Quang Châu đặt tại huyện Việt Yên. Từ 310 người bị COVID-19, tỉnh Bắc Giang đã phải quyết định phong tỏa, giãn cách xã hội toàn huyệt Việt Yên, và phải xét nghiệm thần tốc cho khoảng 60.000 công nhân, lao động liên quan. Đã có gần 4.300 công nhân, lao động là F1 và gần 18.000 công nhân, lao động là F2 đang phải cách ly tập trung và tự cách ly tại nhà.
Tại Đà Nẵng, 36 ca COVID-19 là công nhân, lao động các doanh nghiệp nằm trong Khu công nghiệp Vân Đồn (Q.Sơn Trà); Bắc Ninh, 9 ca tại các khu công nghiệp Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn; Hà Nội, 7 ca nằm ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, một công ty ở xã Hiền Giang (huyện Thường Tín) và Bệnh viện Thanh Nhàn; Hưng Yên, ca bệnh là công nhân công ty may ở huyện Yên Mỹ; Phú Thọ, ca bệnh là công nhân của Công ty công nghệ Namuga trong Khu công nghiệp Thủy Vân (TP Việt Trì).
Ngoài số công nhân, lao động kể trên, báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết công đoàn ngành y tế cũng báo có trên 10 bác sĩ, nhân viên y tế dương tính với SARS-CoV-2.
Trước tình hình này, đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định dành kinh phí trên 1,5 tỉ đồng để thăm hỏi, tặng quà động viên công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (dự kiến tặng trên 1.550 phần quà, trị giá 1.000.000 đồng/suất).
Bên cạnh đó, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng dành 1 tỉ đồng để hỗ trợ cán bộ, công nhân, viên chức của 10 bệnh viện đang bị cách ly phong tỏa (100 triệu đồng/đơn vị).
Xử lý thế nào nếu quảng cáo thuốc không đúng sự thật?
Việc quảng cáo những sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh theo phương thuốc gia truyền sai sự thật sẽ bị phạt nặng.
Gần đây trên mạng xã hội đoạn video trên youtube dài khoảng 3-5 phút quảng cáo với nội dung lặp đi lặp lại: "nhà tôi ba đời gia truyền chữa xương khớp", "nhà tôi gia truyền chữa mọc tóc", "nhà tôi 3 đời chữa sỏi thận, ai bị sỏi thận mau liên hệ với tôi",...
Điều đáng nói là những người quảng cáo này cam kết chữa khỏi bệnh 100%. Tuy nhiên, những loại quảng cáo này hoàn toàn không đúng sự thật, nói quá về tác dụng của sản phẩm.
Quảng cáo được xuất hiện nhiều trên mạng xã hội
Quảng cáo không đúng sự thật
Không ít trường hợp người dùng tin theo lời quảng cáo mà mua thuốc về sử dụng, nhiều trường hợp sử dụng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều trường hợp sau khi sử dụng những sản phẩm được quảng cáo đã phải nhập viện điều trị do men gan tăng, vàng da,...
Theo BS Phan Thanh Hải, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, có những clip quảng cáo thuốc sử dụng những nhân vật không đúng, nhiều người dàn dựng, dùng hình ảnh của một số bác sĩ để quảng cáo. Có nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, nếu sử dụng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
"Những sản phẩm thuốc nam, thuốc gia truyền được quảng cáo trên các trang mạng xã hội được cam kết là chữa khỏi 100% nhiều bệnh mãn tính là rất vô lý. Về mặt y học, những cam kết chữa khỏi bệnh này là không có cơ sở", bác sĩ Hải nói.
Bác sĩ Hải khuyến cáo đối với những người có bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và chữa bệnh. Không nên sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc để sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Quảng cáo thuốc không đúng sự thật sẽ bị phạt nặng
Việc quảng cáo thực phẩm chức năng, bán thuốc với cam kết là chữa khỏi hoàn toàn, điều trị tận gốc bệnh,... mà chưa được kiểm chứng về chất lượng, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép quảng cáo là vi phạm pháp luật.
Theo luật sư Lê Văn Hoan, đoàn luật sư TP.HCM, tại khoản 5 Điều 51, Nghị định 158/2013 quy định, nếu quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu,... hoặc quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thì người vi phạm bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện nhiều trường hợp tự ý sử dụng hình ảnh của bác sĩ, những người nổi tiếng để quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng. Hành vi này, cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
"Đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, thuốc dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng", luật sư Lê Văn Hoan cho biết.
Đà Nẵng: 7 người gặp phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 7 người tại Đà Nẵng đã gặp phản ứng sau khi được tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, đây là những phản ứng thông thường như sưng tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn. Chiều 12/3, bác sĩ Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã hoàn thành tiêm...