Gần 40 nước tẩy chay đàm phán cấm vũ khí hạt nhân tại Liên Hợp Quốc
Gần 40 nước trong đó có nhiều cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp không tham gia các cuộc đàm phán về một hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân tại Liên Hợp Quốc.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley (Ảnh: Getty)
Ngày 27/3, hơn 120 quốc gia đã tổ chức phiên đàm phán tại Liên hợp quốc nhằm tìm kiếm một hiệp ước mới cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho rằng cần phải nhìn vào thực tế là thế giới cần vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh bởi không thể đặt niềm tin vào tay “những kẻ xấu” .
“Tôi không mong muốn gì hơn là một thế giới không có vũ khí hạt nhân, nhưng chúng ta phải nhìn vào thực tế. Liệu có ai tin tưởng rằng Triều Tiên sẽ nhất trí với một lệnh cấm vũ khí hạt nhân hay không?”, bà Haley trả lời báo chí bên lề cuộc đàm phán.
Video đang HOT
Hồi tháng 10 năm ngoái, các nước thành viên Liên hợp Quốc đã thảo luận và nhất trí về việc cần xây dựng một lệnh cấm vũ khí hạt nhân. Động thái này diễn ra sau khi Bình Nhưỡng liên tục có các động thái thử vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa, bất chấp những cảnh báo trừng phạt của cộng đồng quốc tế.
Các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Israel đã bỏ phiếu chống đối với các cuộc đàm phán này trong khi Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan bỏ phiếu trắng. Nhật Bản là quốc gia duy nhất từng hứng chịu thiệt hại do bom nguyên tử cũng phản đối nỗ lực này.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho rằng không thể bảo vệ người dân nếu để “những kẻ xấu” sở hữu vũ khí hạt nhân trong khi những nước đang nỗ lực bảo vệ hòa bình thế giới lại không có loại vũ khí này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Margot Wallstrom nhận định việc cấm phổ biến vũ khí hạt nhân cần một thời gian dài. Thụy Điển cùng Áo, Ireland, Mexico, Brazil, Nam Phi là những quốc gia đi đầu trong nỗ lực cấm vũ khí hạt nhân.
Nhật Minh
Theo BBC
Mỹ không đánh đổi an ninh đồng minh để cải thiện quan hệ với Nga
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc nói Washington sẵn sàng cải thiện quan hệ với Moscow nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến sự hỗ trợ dành cho NATO và EU.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley. Ảnh: Reuters.
"Mỹ có thể có quan hệ tốt hơn với Nga, xét cho cùng, chúng tôi đối mặt với nhiều mối đe dọa giống nhau", AFP dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói ngày 21/2. "Nhưng cải thiện quan hệ với Nga không thể đánh đổi bằng an ninh của những người bạn, đồng minh châu Âu".
Bình luận trên xuất hiện trong bối cảnh chính phủ các nước châu Âu muốn được trấn an sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh việc Anh quyết định rời Liên minh châu Âu (EU), chỉ trích thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) liên quan đến chia sẻ chi phí và ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo bà Haley, Mỹ cam kết vì "những thể chế giúp châu Âu an toàn" và "sẽ không thay đổi" sự hỗ trợ dành cho NATO.
Mỹ muốn tăng cường hợp tác trong NATO và "để ngỏ cánh cửa cho các đồng minh mới", Haley nói. Bà mô tả mối quan hệ Mỹ - EU là "sâu sắc và bền vững", khác biệt với các chính phủ châu Âu không nên được hiểu là Mỹ thay đổi cách hỗ trợ.
Đại sứ Haley nhấn mạnh Mỹ và EU còn nhất trí chỉ xóa lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga khi Moscow để Kiev quản lý bán đảo Crimea. Bà chỉ trích việc Nga công nhận hộ chiếu do phe ly khai ở hai vùng Donetsk và Lugansk, Ukraine, phát hành, gọi đây là "thách thức đối với nỗ lực mang lại hòa bình cho miền đông Ukraine".
Như Tâm
Theo VNE
Người phụ nữ đầu tiên được Trump chọn vào chính quyền Việc Trump chọn Nikki Haley, người chỉ trích ông trong quá khứ, làm đại sứ Mỹ ở Liên Hợp Quốc cho thấy nhà tài phiệt New York thực sự đang "tìm kiếm nhân tài" cho bộ máy chính quyền của mình. Bà Nikki Haley, người được ông Donald Trump chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters Tổng thống đắc...