Gần 40 cảnh sát nhiễm nCoV sau bạo loạn Đồi Capitol
38 sĩ quan cảnh sát quốc hội nhận kết quả dương tính với nCoV sau khi đối đầu người biểu tình tràn vào tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1.
Gus Papathanasiou, chủ tịch Công đoàn Cảnh sát Quốc hội Mỹ, ngày 24/1 xác nhận thông tin trên và cho hay số ca nhiễm trong lực lượng này có thể sẽ tăng thêm trong thời gian tới.
“Công đoàn chúng tôi rất lo ngại và đã bày tỏ nỗi lo lắng này tới các chỉ huy Cảnh sát Quốc hội từ tháng 3 năm ngoái”, Papathanasiou cho hay trong một tuyên bố trước đó. Ông nói rằng đã gây sức ép để các các cảnh sát quốc hội được xét nghiệm thường xuyên và tiêm phòng Covid-19, nhưng vẫn chưa đạt kết quả như kỳ vọng.
Trong vụ bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1, đám đông ủng hộ Donald Trump, phần lớn không đeo khẩu trang, xông vào tòa nhà quốc hội, la hét và đối đầu với các cảnh sát làm nhiệm vụ. Các chuyên gia y tế lo ngại đây có thể là một sự kiện “siêu lây nhiễm” không chỉ làm lây lan nCoV cho lực lượng hành pháp mà cả các nghị sĩ và cư dân ở Washington.
“Tôi cho rằng phải đoán trước đây là một đợt bùng phát. Có nhiều người không đeo khẩu trang ở gần nhau tràn vào tòa nhà quốc hội Mỹ”, tiến sĩ Robert Redfield, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, nói.
Video đang HOT
Cảnh sát quốc hội Mỹ cố ngăn người biểu tình quá kích phá hàng rào an ninh, ngày 6/1. Ảnh: Reuters .
Một số nghị sĩ Mỹ cũng dương tính với nCoV sau vụ bạo động. Một số đảng viên Dân chủ trong số này cho biết họ nhận kết quả dương tính sau khi trú ẩn cùng chỗ với những nghị sĩ Cộng hòa không chịu đeo khẩu trang.
“Sau các sự kiện hôm 6/1, bao gồm việc trú ẩn cùng các đồng nghiệp từ chối đeo khẩu trang, tôi quyết định xét nghiệm nCoV và nhận kết quả dương tính”, Bonnie Coleman, hạ nghị sĩ bang New Jersey, đăng trên Twitter ngày 11/1. Một video cho thấy 6 hạ nghị sĩ Cộng hòa từ chối nhận khẩu trang từ một đồng nghiệp trong vụ bạo động hôm 6/1.
Các nghị sĩ và nhân viên quốc hội Mỹ đã nhận được bản ghi nhớ từ bác sĩ cảnh báo nguy cơ có thể phơi nhiễm nCoV, sau khi họ buộc phải tập trung tại một địa điểm trú ẩn trong vụ bạo động.
“Một số người ở tại căn phòng trong thời gian ngắn, số khác trú ẩn vài giờ. Trong thời gian này, những ngưởi bên trong có thể tiếp xúc với người đã nhiễm nCoV”, tiến sĩ Brian Monahan cho biết trong bản ghi nhớ hôm 10/1.
Covid-19 bùng phát vào tháng 12/2019, xuất hiện tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 100 triệu ca nhiễm, hơn 2,2 triệu ca tử vong và hơn 72 triệu người đã bình phục. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 26 triệu ca nhiễm và hơn 429.000 ca tử vong.
Mỹ truy tìm kẻ nghi hại chết cảnh sát quốc hội Mỹ bằng bình cứu hỏa
Cảnh sát đã công bố hình ảnh 1 người đàn ông bị truy nã vì có liên quan đến cái chết của 1 cảnh sát Quốc hội Mỹ trong cuộc bạo loạn ngày 6-1.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Bill Cassidy đã chia sẻ bức ảnh được Cảnh sát Quốc hội Mỹ đăng tải về 1 người đàn ông da trắng lớn tuổi, có râu, đội nón xanh in dòng chữ "CFD", tình nghi liên quan đến việc ông Brian Sicknick đã thiệt mạng khi người ủng hộ của Tổng thống Donald Trump xông vào điện Capitol để ngăn cản quá trình chứng nhận chiến thắng bầu cử của ông Joe Biden.
"Cảnh sát quốc hội vừa chia sẻ bức ảnh này với tôi. Người đàn ông này bị truy nã để thẩm vấn vì có liên quan đến vụ sát hại ông Sicknick" - ông Cassidy viết trên Twitter.
Ông Sicknick, 42 tuổi, bị đánh vào đầu bằng bình cứu hỏa khi cuộc bạo loạn diễn ra. Sĩ quan cảnh sát kỳ cựu với 12 năm kinh nghiệm đã bất tỉnh sau khi trở về văn phòng và được đưa đến bệnh viện nhưng không qua khỏi.
Người đàn ông đang bị truy nã vì liên quan đến cái chết của 1 cảnh sát quốc hội. Ảnh: USCP
"Brian là 1 người hùng và chúng tôi muốn mọi người ghi nhớ điều đó" - ông Ken Sicknick, anh trai của ông Brian, nói. Tờ Independent cho biết ông Sicknick là cảnh sát quốc hội thứ 6 thiệt mạng khi làm nhiệm vụ.
Thống đốc bang Virginia Ralph Northam cho biết: "Sĩ quan Sicknick bị sát hại khi đang làm việc, khi bảo vệ những người bị kẹt trong điện Capitol trong bối cảnh nền dân chủ của chúng ta bị tấn công một cách bạo lực. Những người gây ra nó phải bị truy tố ở mức tối đa trước pháp luật".
Tổng thống Donald Trump bị Hạ viện Mỹ cáo buộc "kích động nổi dậy" dẫn đến cuộc bạo loạn tại trụ sở quốc hội Mỹ nêu trên. Tối 12-1 (giờ địa phương), Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết yêu cầu Phó Tổng thống Mike Pence kích hoạt Tu chính án thứ 25 nhằm phế truất Tổng thống Trump.
Theo báo The New York Times , các nghị sĩ được lực lượng vũ trang hộ tống tới Điện Capitol ngay trước nửa đêm 12-1. Kết quả bỏ phiếu là 223 phiếu đồng ý thông qua nghị quyết/205 phiếu chống. Các nghị sĩ kêu gọi ông Pence tuyên bố Tổng thống Trump không còn đủ khả năng đảm nhận chức vụ.
Khung cảnh cuộc bỏ phiếu của hạ viện Mỹ tối 12-1. Ảnh: CSPAN
Chỉ có một đảng viên Cộng hòa, hạ nghị sĩ Adam Kinzinger, đồng ý thông qua nghị quyết. Động thái trên được Hạ viện tiến hành ngay cả sau khi ông Pence từ chối lời kêu gọi của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm 12-1. Ông Pence viết trong bức thư gửi bà Pelosi: "Tôi không tin một hành động như vậy mang lại lợi ích tốt nhất cho đất nước hoặc phù hợp với hiến pháp của chúng ta. Tôi sẽ không nhượng bộ những nỗ lực của Hạ viện".
Hạ viện đã lên kế hoạch nhóm họp lại hôm 13-1 (giờ địa phương) để bỏ phiếu về khả năng luận tội Tổng thống Trump. Tổng thống đắc cử Joe Biden bày tỏ tín hiệu ông sẽ không cản trở tiến trình luận tội, theo báo The New York Times . Phát biểu trước các phóng viên ở TP Newark, bang Delaware, ông Biden nói trọng tâm chính của mình là giảm thiểu tác động của một phiên tòa có thể diễn ra vào những ngày đầu tiên ông nắm quyền.
Đám đông bạo loạn 'ép bẹp' cảnh sát quốc hội Mỹ Một sĩ quan cảnh sát quốc hội Mỹ bị dòng người biểu tình ép chặt vào giữa cánh cửa trong lúc cố gắng ngăn họ tràn vào tòa nhà. Video được Status Coup công bố cho thấy sĩ quan cảnh sát Đồi Capitol bị kẹp chặt giữa hai cánh cửa khi đám đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào tòa nhà...