Gần 3.500 tỉ đồng cho hàng hóa bình ổn thị trường tết Quý Tỵ
Theo báo cáo của Sở Công thương TP.HCM tại cuộc họp về công tác chuẩn bị nguồn hàng phục vụ thị trường tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 diễn ra vào hôm nay (17.10), TP.HCM đã huy động nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường tết là 3.436,4 tỉ đồng (tăng 605,7 tỉ đồng so với năm ngoái).
Tổng nguồn vốn các doanh nghiệp chuẩn bị hàng hóa cho ba tháng trước, trong và sau tết Quý Tỵ 2013 dự kiến đạt 6.681,8 tỉ đồng (tăng 1.288,9 tỉ đồng so với cùng thời gian này của năm ngoái).
Trong đó, nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường là 3.436,4 tỉ đồng (tăng 605,7 tỉ đồng so với năm ngoái).
Trong đó, nhiều mặt hàng được chuẩn bị với số lượng lớn, dự kiến có khả năng chi phối trên 50% nhu cầu thị trường như dầu ăn, đường, thịt gia cầm, trứng gia cầm và thực phẩm chế biến.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng đã nhắc nhở các sở ngành và doanh nghiệp bên cạnh việc chuẩn bị nguồn hàng, nắm sát diễn biến thị trường, giám sát giá định hình mạng lưới phân phối đa dạng và rộng khắp để giảm các tầng nấc trung gian, tránh đội giá bán nâng cao chất lượng phục vụ.
Theo TNO
Đắn đo tăng giá cước
Tại TPHCM, sau khi giá xăng dầu tiếp tục điều chỉnh từ chiều 31-8, các hãng taxi vẫn đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường và chưa có quyết định tăng giá cước tại thời điểm này.
Nhiều đơn vị vận tải ở TPHCM đã tăng giá cước 3-5%. Ảnh: HT.
Đại diện hãng taxi Mai Linh lí giải: Sau khi giá xăng tăng thêm 1.100 đồng/lít vào chiều 13-8, để bù đắp chi phí, cước taxi Mai Linh đã điều chỉnh tương ứng.
Cụ thể: Từ ngày 16-8, taxi Mai Linh tăng giá cước từ 800 - 1.000 đồng/km (tùy loại xe). "Mới sau 13 ngày, nếu tiếp tục điều chỉnh giá cước, khách hàng rất khó chấp nhận"-Đại diện hãng này nói.
Hãng taxi Vinasun cũng cho biết vừa tăng giá cước 500 đồng/km từ giữa tháng 8 nên trước tình hình kinh tế suy thoái, cạnh tranh gay gắt giữa các hãng như hiện nay, Vinasun tạm thời chưa tăng giá cước.
Theo hiệp hội taxi TPHCM, việc giá cước taxi liên tục rượt đuổi theo giá xăng dầu gây rất nhiều phiền hà và thiệt hại cho các hãng taxi. Mỗi lần điều chỉnh giá cước, DN taxi phải chi hàng tỷ đồng để đưa xe đến cơ quan kiểm định điều chỉnh lại và niêm phong đồng hồ tính cước.
Với số đầu phương tiện hiện có, để thực hiện quy định này, Mai Linh taxi phải tiêu tốn hơn 3 tỷ đồng, Vinasun taxi tốn hơn 1 tỷ đồng, ... nên chuyện điều chỉnh giá cước là việc chẳng đặng đừng.
Trong khi đó, nhiều DN vận tải bắt đầu tăng giá cước với mức tăng phổ biến từ 3-5%. Cụ thể: Công ty vận tải Cường Thịnh (TPHCM) vận chuyển hàng từ TPHCM về TP Cần Thơ, đối với các hợp đồng ký từ chiều 28-8 giá cước điều chỉnh từ 490 lên mức 530 nghìn đồng/chuyến. Ông Nguyễn Văn Hải, giám đốc công ty cho biết tiến hành thương lượng và hầu hết các chủ hàng đều chấp nhận.
Đại diện Công ty cổ phần vận tải Công Thành (TPHCM) cho biết trong hợp đồng ký kết với các chủ hàng có điều khoản tăng (giảm) giá cước tương ứng với giá xăng dầu nên không gặp trở ngại trong quá trình đàm phán giá cước mới.
Theo ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải hàng hóa TPHCM, giá cước vận tải do các DN tự xây dựng trên cơ sở thương lượng với chủ hàng và đăng ký với cơ quan chức năng. Hiệp hội chỉ khuyến cáo các thành viên tính toán giá cước hợp lý, không can thiệp trực tiếp lên giá cước của từng đơn vị.
Theo VNN
Tham quan vịnh Hạ Long, khách thuê tàu bị "chặt chém" Chỉ vì không tìm hiểu trước mà mình bị nhà thuyền hét giá gấp 3 giá bình thường". Kể từ sau khi Hạ Long được công nhận là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (ngày 12/11), lượng khách du lịch đến vịnh ngày càng đông. Không thể phủ nhận Quảng Ninh đã khai thác khá hiệu quả những giá...