Gần 34.000 người tham gia hội nhóm vay tiề.n trực tuyến ở Nghệ An
Trong hơn 2 năm, ngành chức năng tỉnh Nghệ An phá 105 vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Các đối tượng thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng từ hoạt động này.
Theo báo cáo của ngành chức năng, tỉnh Nghệ An có 356 cơ sở kinh doanh cầm đồ; 46 cơ sở kinh doanh tài chính; 109 cá nhân cho vay lãi suất cao.
Có 9 hội nhóm liên quan đến hoạt động vay tiề.n trực tuyến tại địa bàn tỉnh Nghệ An, với tổng số gần 34.000 thành viên tham gia. Bên cạnh đó, có 56 website có đăng tải thông tin liên quan đến “ tín dụng đen”; 29 ứng dụng liên quan đến hoạt động cho vay trực tuyến.
Từ năm 2022 đến 30/6, lực lượng chức năng đã xử lý hình sự 105 vụ việc, 123 người liên quan đến hoạt động cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Các đối tượng, ổ nhóm “tín dụng đen” này đã cho vay hơn 150 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 30 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An lấy lờ.i kha.i người cầm đầu đường dây cho vay với lãi suất 2.400%/năm bị bóc gỡ hồi đầu năm nay (Ảnh: Văn Hậu).
Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An cũng đã làm rõ 105 vụ với 220 đối tượng lừ.a đả.o chiếm đoạt trên 750 tỷ đồng bằng thủ đoạn sử dụng công nghệ cao.
Cùng với đẩy mạnh đấu tranh với tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, ngành công an tăng cường nắm bắt thông tin, quản lý về hoạt động hụi, họ, phường để phát hiện các trường hợp biến tướng, cho vay nặng lãi cũng như kịp thời ngăn chặn các vụ việc huy động vốn trả lãi cao bất thường.
Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống quyết liệt, 2 loại tội phạm này đã giảm nhưng có xu hướng biến tướng, đặc biệt là trên không gian mạng với hình thức “phi tiếp xúc” thông qua app hoặc website cho vay trực tuyến.
Trong buổi làm việc với Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh trong chiều ngày 31/10, ông Lê Hồng Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho rằng nhận diện tội phạm “tín dụng đen” rất khó. Bên cạnh đó, ông Vinh cũng chỉ rõ công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương với lực lượng chức năng còn hạn chế.
Các hoạt động cho vay tín dụng đen kéo theo nguy cơ các tội phạm khác gây mất trật tự an toàn xã hội (Ảnh: Công an Nghệ An).
Video đang HOT
Ông Lê Hồng Vinh đề nghị Đoàn giám sát đề xuất đến Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước liên quan đến phòng ngừa, xử lý hoạt động lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản, nhất là đối với các lĩnh vực dễ nảy sinh hoặc có sơ hở để tội phạm lợi dụng lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản, như: Đất đai, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, đầu tư, kinh doanh, xuất khẩu lao động…
Theo ông Nguyễn Như Khôi, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An, sau một tháng thực hiện giám sát đã thấy rõ thực trạng và xu hướng diễn biến phức tạp của tội phạm tín dụng đen và tội phạm sử dụng công nghệ cao nhằm chiếm đoạt tài sản.
Lãnh đạo HĐND tỉnh đề nghị các ngành chức năng xem xét, tham mưu để ban hành nghị quyết nhằm có những cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lý, kịp thời trong đấu tranh và phòng chống hai loại tội phạm này.
Lật tẩy những cuốn sổ đỏ, sổ hồng giả
Thời gian qua, tại nhiều địa phương phía Nam, lực lượng chức năng liên tục phát hiện, xử lý nhiều đối tượng liên quan đến hành vi lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức thuê hoặc đặt người làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Thực tế này đang gây ra nhiều nguy cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người dân và gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Khi các loại giấy tờ nhà đất được làm giả quá dễ dàng
Điều bất ngờ với chính người viết là chỉ cần vào trang Facebook, gõ cụm từ "sổ đỏ giả", ngay lập tức có hàng chục, hàng trăm tài khoản với tên tuổ.i, số điện thoại cụ thể, chạy quảng cáo, ngang nhiên quảng bá về việc làm sổ đỏ/ sổ hồng "giả y như thật" - "chuyên làm tất cả các loại giấy tờ, bằng cấp, sổ hồng phôi chuẩn", với giá vài triệu đồng...
Bị cáo Nguyễn Minh Phúc bị Tòa án nhân dân huyện Củ Chi tuyên phạt 8 năm tù giam.
Các chủ tài khoản này còn công khai cam kết "uy tín, chất lượng, nhanh chóng, bảo mật" và sổ đỏ, số hồng này có thể mang đi... mua bán, giao dịch, thậm chí cầm cố, vay ngân hàng thoải mái?!
Đơn cử, tài khoản tên Nguyễn Thị Bảo Hân (với số điện thoại 0349059326 và số Zalo 0923405187) đăng một "status" - Chuyên làm tất cả giấy tờ giả và bằng cấp các loại", gồm sổ hồng, sổ đỏ, bằng lái xe, bằng đại học, cao đẳng và nhiều loại giấy tờ khác... Chủ tài khoản nhấn mạnh "uy tín, nhận hàng nhanh tay, bảo mật thông tin".
Tương tự, tài khoản "Giang Hương" (có số Zalo: 0923405187 hoặc gọi trực tiếp 0349059326) cũng đăng chuyên làm các giấy tờ các loại, trong đó hàng đặc biệt có sổ hồng, sổ tiết kiệm, thẻ ngành, hộ chiếu các nước, đăng kiểm... với sự đảm bảo chắc nịch - "Hàng đẹp theo yêu cầu khách hàng". Hay tài khoản "Lê Giang" (có số điện thoại và Zalo 0918516100) cũng quảng cáo chuyên làm tất cả các loại giấy tờ, bằng cấp, nhất là làm sổ hồng phôi chuẩn mà không cần tiề.n cọc trước...
Trần Thị Mười Bảy lúc vay tiề.n của bà Tâm.
Theo tìm hiểu, giá cả làm các loại giấy tờ giả dao động từ 2 triệu cho đến 40 triệu, tùy theo chủng loại, chất lượng và tỉnh thành muốn in trong giấy...
Có lẽ cũng vì chuyện đặt hàng và làm giấy tờ giả dễ dàng như thế này mà thời gian qua có nhiều vụ việc lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản liên tục xảy ra, xuất phát từ các loại giấy tờ được làm giả "y như thật" này.
Với cái tên khá độc đáo - Trần Thị Mười Bảy (sinh năm 1976, ngụ TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), người này từng là Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, mới đây (ngày 11/9) đã bị khởi tố và bắt tạm giam về hai tội "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức".
Từ năm 2015, bà Bảy và bà Nguyễn Thị Tâm (sinh năm 1967, ngụ phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) có mối quan hệ quen biết. Do cần tiề.n, bà Bảy đã nhiều lần vay tiề.n của bà Tâm và một số người khác. Để có thể vay được số tiề.n lớn hơn, bà Bảy đã lên kế hoạch lừ.a đả.o.
Cụ thể, thông qua mối quan hệ, bà Bảy biết ông T.V.Q. (sinh năm 1967, ngụ TP Thủ Dầu Một) có nhu cầu bán 2 nền đất tại thị xã Bến Cát nên đã đề nghị ông Q. đưa thông tin để tìm người mua. Vào thời điểm này, bà Bảy đang làm Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương nên ông Q. tin tưởng và giao cho bà Bảy mượn sổ đỏ bản chính để đi photo. Tuy nhiên, bà Bảy không mang đi photo mà liên hệ với một người trên mạng xã hội (không rõ lai lịch) và cung cấp thông tin cho người này nhờ làm giả 2 cuốn sổ đỏ (giống sổ đỏ của ông Q.) với giá 1 triệu đồng. Sau đó, bà Bảy nhận trực tiếp 2 sổ đỏ và giao tiề.n tại TP Hồ Chí Minh.
Để vay tiề.n của bà Tâm, bà Bảy tiếp tục làm giả hợp đồng ủy quyền và hợp đồng mua bán đất để bà Tâm tin tưởng, cho vay 520 triệu đồng với lý do đang cần tiề.n mua 2 mảnh đất của ông Q. Bà Tâm yêu cầu bà Bảy chứng minh việc đang mua 2 thửa đất trên nên khi có sổ đỏ giả của ông Q. trong tay, bà Bảy đã tự ý làm giả các hợp đồng mua bán, ủy quyền tài sản của người khác sang cho mình. Sau khi có những giấy tờ giả, bà Bảy mang đến thế chấp cho bà Tâm để vay nhiều lần với tổng số tiề.n 1,45 tỷ đồng.
Có tiề.n, bà Bảy dùng vào mục đích cá nhân và trả nợ dẫn đến mất khả năng chi trả. Bà Tâm nhiều lần liên hệ đòi tiề.n nhưng bà Bảy đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Biết bị lừa, bà Tâm đã làm đơn t.ố cá.o đến cơ quan Công an. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định hành vi phạm tội của bà Bảy và khởi tố vụ án để điều tra.
Kiểm tra kỹ giấy tờ khi giao dịch mua bán
Một vụ việc khác gần đây cũng gây sự chú ý lớn của dư luận liên quan đến hành vi làm giả giấy tờ nhà đất để lừ.a đả.o của đối tượng Nguyễn Minh Phúc (sinh năm 1983, ngụ xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh). Phúc được nhiều người biết đến vì có thời gian lùm xùm trên mạng xã hội với danh xưng là "sư thầy Thích Tâm Phúc".
Bà N.T.H. bị xử phạt 20 triệu đồng vì có hành vi đặt làm sổ đỏ giả.
Với hành vi phạm tội "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản" và "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" của mình, ngày 6/8, bị cáo Nguyễn Minh Phúc đã bị TAND huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 8 năm tù giam.
Năm 2021, bà L.T.H.T. (ngụ huyện Hóc Môn) có mua một thửa đất 420,3 mét vuông (nằm trong thửa đất diện tích 892,9 mét vuông) tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi với giá 2,4 tỷ đồng, nhưng chưa làm thủ tục tách thửa được. Thông qua ông L.V.V. (ngụ huyện Củ Chi), bà L.T.H.T quen biết Nguyễn Minh Phúc.
Tháng 10/2022, bà L.T.H.T nhờ Phúc làm thủ tục tách thửa đất trên thành hai thửa, có sổ đỏ riêng. Mặc dù không có khả năng nhưng Phúc vẫn đồng ý nhận làm thủ tục tách thửa đất theo yêu cầu của bà T. Phúc thỏa thuận với bà T. và ông V. làm thủ tục này với chi phí 135 triệu đồng. Phúc nhận trước 70 triệu đồng.
Trên Facebook hiện có hàng trăm tài khoản ngang nhiên quảng cáo về việc làm sổ đỏ/ sổ hồng giả.
Để thực hiện phi vụ này, Phúc đặt trên mạng xã hội làm hai sổ đỏ giả. Sau đó, Phúc đưa cho bà T. một sổ đỏ giả, còn một sổ đỏ giả và sổ đỏ thật của bà T. thì Phúc cất giữ, đợi đến khi bà T. đưa 65 triệu đồng còn lại Phúc mới đưa lại đủ số giấy tờ đó cho bà T. Sau khi hành vi bị phát hiện, Phúc bỏ trốn sang Thái Lan. Ngay khi Phúc vừa về lại Việt Nam, Công an huyện Củ Chi đã triệu tập Phúc để làm việc. Sau nhiều lần quanh co, Phúc đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình...
Với "quy mô" lừ.a đả.o bằng giấy tờ giả lớn hơn, đôi vợ chồng Đàm Cẩm Thắng (sinh năm 1973) và Giang Ngọc Minh (sinh năm 1975, cùng ngụ quận 5) đã phải nhận những mức án thích đáng cho hành vi phạm pháp của mình.
Theo đó, Đàm Cẩm Thắng nhận mức án 18 năm tù và Giang Ngọc Minh nhận án 20 năm tù về hai tội "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản" và "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức"; Đồng phạm giúp sức cho cặp đôi này là Nguyễn Hoàng Sơn (sinh năm 1971, ngụ quận 8) bị tuyên 17 năm tù, tổng hợp án cũ, Sơn phải chịu mức án 30 năm tù, trong phiên xử sơ thẩm của TAND TP Hồ Chí Minh ngày 11/7/2024.
Từ năm 2016 và năm 2017, do có mối quen biết, Minh và Thắng thỏa thuận với Sơn làm giả 11 sổ đỏ. Tất cả chủ quyền của 11 bất động sản giả đều ghi tên Thắng và Minh là chủ sở hữu, giá 20 triệu đồng/ 1 bộ với mục đích để sử dụng thế chấp vay tiề.n. Minh và Thắng thỏa thuận Sơn sẽ được hưởng 10% trên tổng số tiề.n chiếm đoạt được của người mà Sơn giới thiệu để cho vay tiề.n nên Sơn đồng ý. Sau đó, Sơn thuê đối tượng tên Hoài (chưa rõ lai lịch) làm giả 11 cuốn sổ đỏ.
Sau khi có số giấy tờ giả trên, Thắng, Minh và Sơn đã mang đi thế chấp cho nhiều người để vay tiề.n. Chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 26/7/2016 đến 24/12/2017, băng nhóm này đã dùng 11 sổ đỏ giả thế chấp cho 11 người và chiếm đoạt số tiề.n hơn 3,2 tỷ đồng. Sau khi lừa được tiề.n, cặp đôi chia theo thỏa thuận cho người giới thiệu cho vay, số tiề.n lừa lấy được chúng ăn chơi, tiêu xài. Chỉ đến khi chủ nợ tìm kiếm thì chúng cắt liên lạc, b.ị t.ố cáo mới phát hiện ra sổ giả.
Riêng Nguyễn Hoàng Sơn, ngoài hành vi thuê đối tượng tên Hoài (chưa rõ lai lịch) làm giấy tờ nhà đất giả để hưởng lợi 22 triệu đồng, Sơn còn là người giới thiệu, giúp sức cho vợ chồng Thắng ký hợp đồng vay tiề.n của 5 người để Thắng và Minh chiếm đoạt, Sơn được vợ chồng Thắng chia 157 triệu đồng. Điều đáng nói, trước đó, Sơn cũng là bị án trong 5 vụ án về cùng các tội danh "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"...
Từ các vụ việc cho thấy, các đối tượng xấu thường giả làm người mua đất tiếp xúc với chủ đất để chụp hình sổ đỏ và giấy tờ tùy thân. Sau đó, làm giả sổ đỏ và thông qua nhiều đối tượng khác để thực hiện giao dịch rồi chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng xấu còn lợi dụng việc giao dịch, tách thửa, cầm cố sổ đỏ... của người dân và cấu kết với nhân viên phòng công chứng để làm giả giấy tờ liên quan để bán cho người khác thu tiề.n bất chính. Ngoài ra, đối tượng xấu lợi dụng các quan hệ quen biết với nạ.n nhâ.n để làm giả sổ đỏ, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất... để lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản (chiếm đoạt tiề.n hoa hồng). Và đối tượng xấu làm sổ đỏ giả rồi rao bán trên mạng xã hội hòng chiếm đoạt tài sản.
Người dân khi thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản nên mang sổ đỏ đến cơ quan có thẩm quyền như Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất... để xác minh hiện trạng nhà đất, tính chính xác của giấy chứng nhận rồi mới giao tiề.n.
Khi phát hiện các bất thường trong giao dịch đất đai hoặc nghi ngờ sổ đỏ, giấy tờ khác bị làm giả, người dân cần báo ngay Cơ quan Công an gần nhất và thu thập các tài liệu, thông tin liên quan trình báo cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) gần đây đã ban hành Thông tư số 10/2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 quy định về mẫu sổ đỏ, sổ hồng mới. Có nhiều sự thay đổi so với mẫu cũ. Mẫu sổ đỏ, sổ hồng mới chỉ còn 2 trang và có mã QR để tra cứu thông tin, tránh tình trạng bị làm giả. Cụ thể, mẫu sổ đỏ, sổ hồng mới được quy định rõ tại điều 29 của Thông tư.
Theo đó, mẫu sổ đỏ, sổ hồng mới gồm một 1 tờ có 2 trang, in nền hoa văn trống đồng, màu hồng cánh sen, có kích thước 210mm x 297mm. Đây là điểm khác biệt so với mẫu sổ đỏ, sổ hồng cũ là 2 tờ, 4 trang, với kích thước trang nhỏ hơn.
Tạm giữ tài xế rượt đuổi, đậ.p bể kính ô tô ở Bình Dương Tài xế chặn ô tô, đậ.p vỡ kính, tú.m tó.c định đán.h tài xế ô tô khác ở Bình Dương vừa bị tạm giữ để điều tra. Chiều 11/8, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã tạm giữ đối tượng Trần Tấn Phong (SN 1978; thường trú: Khu 3, phường Hiệp An, TP Thủ...