Gần 33.000 tỷ đồng tín dụng vùng DTTS
Ngân hàng CSXH cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, bên cạnh các chương trình tín dụng chính sách do đơn vị này thực hiện, đồng bào dân tộc thiểu số ( DTTS) còn được thụ hưởng 4 chương trình tín dụng riêng theo các Quyết định 54/2012/QĐ-TTg; Quyết định 29/2013/QĐ-TTg.
Nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải vay vốn Ngân hàng CSXH nuôi bò sinh sản.
Ảnh: Nguyễn Công
Ngân hàng CSXH cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, bên cạnh các chương trình tín dụng chính sách do đơn vị này thực hiện, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) còn được thụ hưởng 4 chương trình tín dụng riêng theo các Quyết định 54/2012/QĐ-TTg; Quyết định 29/2013/QĐ-TTg;
Quyết định 755/QĐ-TTg và Nghị định 75/2015/NĐ-CP. Tính đến ngày 31.12.2015, dư nợ cho vay đồng bào DTTS được Ngân hàng CSXH thực hiện đạt gần 33.000 tỷ đồng, giúp hơn 658.000 hộ thoát nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 56.000 lao động, hơn 96.000 học sinh sinh viên được vay vốn học tập; xây dựng hơn 92.000 căn nhà cho hộ nghèo; gần 513.000 công trình cung cấp nước sạch, công trình nhà tiêu hợp vệ sinh ở vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn…
Theo Danviet
HoREA: Bất động sản 2016 chủ đạo là phân khúc nhà giá thấp
Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản chỉ có thể đạt được khi giải quyết được cơ bản nhu cầu nhà ở của số đông người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị, người nhập cư.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Năm 2015 quy mô thị trường tăng gấp 2 lần
Số liệu thống kê của HoREA cho biết, năm 2015, thị trường bất động sản đã có sự tăng trưởng rất mạnh trên tất cả các phân khúc, quy mô tăng gần gấp đôi so với năm 2014.
Quy mô tín dụng vào thị trường bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn, cao hơn nhiều so với mức 10,3% của cả nước;
Lượng kiều hối chuyển về thành phố đạt 5,5 tỷ USD, trong đó, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 21,6%;
Thành phố đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 1,3 tỷ USD vào lĩnh vực bất động sản (đứng thứ 2).
Năm 2015, phân khúc "nóng" nhất vẫn là bất động sản trung, cao cấp tập trung tại khu nam và khu đông thành phố.
Số lượng người kinh doanh thứ cấp, phần lớn nhằm mục đích mua đi bán lại cũng tăng gấp 3 lần, chiếm khoảng 15% giao dịch;
Giá bán bất động sản cao cấp tại nhiều dự án cũng tăng từ 05% đến trên dưới 15% so với năm 2014.
49% dự án bị ngưng, thu hồi, chưa khởi công
HoREA cho biết, toàn TP.HCM hiện có 1.409 dự án, nhưng trong đó, đã có đến 190 dự án bị thu hồi hoặc hủy bỏ chủ trương đầu tư hoặc hết hạn văn bản chủ trương đầu tư.
Trong 1.219 dự án còn hiệu lực triển khai lại có đến 405 dự án chưa khởi công, trong số 325 dự án đã khởi công thì có tới 97 dự án đã phải tạm ngưng thi công.
Như vậy, số lượng các dự án bị thu hồi, bị tạm ngưng thi công và chưa khởi công đã lên đến 692 dự án, chiếm 49,1% tổng số dự án.
Đây là phần chìm của tảng băng hàng tồn kho trên thị trường bất động sản cần phải có giải pháp hợp lý;
Nhiều dự án bất động sản không thể triển khai được do vướng đền bù giải tỏa, có những dự án đã giải phóng mặt bằng trên 80% diện tích, thậm chí đến 98% đất dự án, nhưng phần diện tích còn lại doanh nghiệp không thể thỏa thuận đền bù được, nên rất cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để sớm triển khai dự án và vừa đảm bảo lợi ích của người có đất, vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội.
Phân khúc nhà giá thấp là chủ đạo
Ngay từ đầu năm 2015, nhiều chuyên gia kinh tế, bất động sản đã cảnh báo sự phát triển nóng của thị trường bất động sản ở một số phân khúc. Các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp vẫn cần phải tập trung vào đáp ứng phân khúc cho đa số nhu cầu của người dân để tránh "vết xe đổ" những năm trước đó.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản vẫn hám lợi cao lao vào phân khúc trung, cao cấp buộc các cơ quan quản lý phải "tuýt còi".
Ngay cuối năm 2015, nhiều cơ quan công chứng từ chối công chứng các hợp đồng giao dịch thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai với lý do chưa có hướng dẫn của Bộ chủ quản.
Tháng 01/2016, Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN theo hướng hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản và nâng hệ số rủi ro trong kinh doanh bất động sản, đã phát đi thông điệp mạnh mẽ đến các chủ thể tham gia thị trường bất động sản, trước hết là các chủ đầu tư dự án, các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp đều phải tự điều chỉnh và tái cấu trúc đầu tư, kinh doanh để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh;
Tiếp đến, giữa tháng 02/2016, nhiều ngân hàng thương mại đã nâng lãi suất huy động tiết kiệm trung hạn lên đến hơn 8%/năm có thể dẫn đến lãi suất cho vay tăng trong năm 2016.
Trước tình hình đó, HoREA cho rằng thị trường bất động sản cần phát triển bền vững, do vậy các doanh nghiệp cần tập trung vào phân khúc nhà ở giá thấp.
"Dự báo thị trường bất động sản năm 2016 sẽ tiếp tục tăng trưởng không thấp hơn năm 2015, và sẽ có sự chuyển hướng tích cực, đầu tư nhiều hơn vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán vừa túi tiền, cũng như sự gia tăng đầu tư vào bất động sản công nghiệp, văn phòng cho thuê, căn hộdịch vụ để đón đầu hội nhập, nhất là TPP", HOREA cho biết.
Theo Bizlive
Tín dụng vẫn là nguồn vốn quan trọng nhất với bất động sản Việc thay đổi hệ số rủi ro từ 150% lên 250% với các khoản vay kinh doanh bất động sản tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN, theo PGS-TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thị trường sẽ gặp khó khăn khi nguồn tiền từ hệ thống ngân hàng bị siết chặt. PGS-TS....