Gần 30.000 người nhiễm HIV không biết mình mắc bệnh
Vẫn còn khoảng gần 30.000 người nhiễm HIV sống trong cộng đồng mà chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình.
Tại lễ khai mạc hội nghị cấp cao lần thứ 49 của Hội đồng điều hành Quỹ toàn cầu diễn ra tại Hà Nội sáng 10/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Thủ tướng đã phê duyệt các chiến lược với mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 “cơ bản chấm dứt các dịch bệnh AIDS, lao và loại trừ sốt rét”.
Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, dịch HIV/AIDS đã có những thay đổi về hình thái lây truyền và nhiều diễn biến phức tạp. Mỗi năm, Việt Nam vẫn ghi nhận hơn 10.000 trường hợp nhiễm HIV và có khoảng 2.000 người tử vong do AIDS. Còn gần 30.000 người nhiễm HIV sống trong cộng đồng mà chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Việt Nam vẫn đang đối mặt với gánh nặng về xã hội và chăm sóc sức khoẻ cho khoảng hơn 220.000 người nhiễm HIV còn sống.
Sau hơn 30 năm kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1990, đến nay là năm thứ 15 liên tiếp, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được kiểm soát và liên tục đà giảm trên cả 3 tiêu chí đó là: giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện; giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong liên quan đến AIDS.
Trong 20 năm qua, chương trình phòng chống HIV/AIDS đã dự phòng lây nhiễm HIV cho gần 1 triệu người, cứu được gần 200.000 người không bị tử vong do AIDS.
Người dân tầm soát Lao tại tỉnh Đắk Lắk tháng 11/2022. (Ảnh: Như Loan)
Về phòng, chống lao, 20 năm trở lại đây, Việt Nam cứu sống được khoảng 1 triệu người mắc lao. Chương trình chống Lao quốc gia hiện tại đã triển khai bao phủ được 100% số quận huyện và 100% số xã, phường trên toàn quốc, 100% dân số được tiếp cận với chương trình phòng, chống lao.
Video đang HOT
Bà Lan nhấn mạnh, dịch lao ở Việt Nam còn cao, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới, đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu.
Hiện nay, mỗi năm khoảng 40% số bệnh nhân lao mắc mới chưa được phát hiện trong cộng đồng, đặc biệt là sau dịch bệnh COVID-19, tỷ lệ hộ gia đình bệnh nhân lao phải chịu gánh nặng về chi phí thảm họa lên đến 63%.
Về phòng chống sốt rét, vào những năm 1991, toàn quốc ghi nhận hơn 1 triệu ca, gần 5.000 ca tử vong và gần 150 vụ dịch. Đến hết năm 2022 chỉ còn hơn 400 ca mắc sốt rét (giảm trên 90%), không có dịch sốt rét và không còn trường hợp tử vong do sốt rét.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, dịch ốt rét hiện nay đã giảm nhiều với số ca mắc chỉ còn vài trăm ca mỗi năm. Nhưng để loại trừ sốt rét vẫn còn nhiều thách thức như mắc sốt rét kháng thuốc và nguy cơ lan tràn sốt rét kháng thuốc còn hiện hữu; sốt rét ngoại lai từ nước ngoài; nguy cơ sốt rét quay trở lại ở các vùng đã loại trừ rất cao nếu không duy trì được bền vững thành quả can thiệp.
Hội nghị cấp cao lần thứ 49 của Hội đồng điều hành Quỹ toàn cầu sẽ diễn ra trong 4 ngày (8-12/5). Quỹ Toàn cầu được thành lập vào năm 2002 để chống lại những đại dịch nguy hiểm nhất mà nhân loại phải đối mặt, đó là dịch bệnh HIV/AIDS, lao và sốt rét.
Việt Nam là một trong những quốc gia nhận được sự hỗ trợ của Quỹ Toàn cầu từ vòng đầu tiên vào năm 2003. Từ đó đến nay, quỹ đã tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam hơn 650 triệu đô la Mỹ.
TP.HCM: 6 tháng phát hiện 2.758 người nhiễm HIV
Trong 6 tháng đầu năm 2022, TP.HCM phát hiện 2.758 ca nhiễm HIV, trong đó có 996 người nhiễm có hộ khẩu TP, 1.762 người không có hộ khẩu TP; 92% là nam giới
Ngày 27.9, TP.HCM khởi động triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV từ xa (TelePrEP). Chương trình do Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tổ chức, có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế.
92% là nam giới
Phát biểu tại sự kiện, bác sĩ CK.2 Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã thông tin về kết quả thực hiện mục tiêu 95 - 95 - 95 tính đến ngày 30.6.2022.
Đối với mục tiêu thứ nhất (95% tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình), TP đã đạt được 94%. Đối với mục tiêu thứ hai (95% tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV), TP đã đạt được 91%. Đối với mục tiêu thứ ba (95% tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng vi rút HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế, TP đã đạt được 99%.
Tập huấn triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV từ xa (TelePrEP) . HCDC
Theo hệ thống báo cáo ca bệnh, trong 6 tháng đầu năm 2022, TP phát hiện 2.758 ca nhiễm HIV, trong đó có 996 người nhiễm có hộ khẩu TP, 1.762 người không có hộ khẩu TP. Trong đó tỷ lệ nam giới chiếm 92% trong tổng số ca nhiễm; 73% ca nhiễm thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM); 26% ca nhiễm có độ tuổi từ 22 tuổi trở xuống (trong độ tuổi sinh viên - học sinh), 62% ca nhiễm nằm trong độ tuổi từ 23-40 tuổi.
Trước tình hình dịch HIV có xu hướng tập trung trên nhóm MSM, ngành y tế TP thực hiện truyền thông thay đổi hành vi; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS. Tư vấn xét nghiệm HIV. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Cung ứng bao cao su, bơm kim tiêm, chất bôi trơn. Điều trị ARV trong ngày; điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị hành vi về lệ thuộc các chất kích thích dạng Amphetamine. Khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục...
Điều trị dự phòng HIV từ xa
Nhưng theo bác sĩ Hưng, TP cần triển khai các giải pháp mới để phù hợp với tình hình mới, hướng đến việc hỗ trợ khách hàng nhóm nguy cơ cao tiếp cận dịch vụ thuận lợi, trong đó phải kể đến là việc thí điểm mô hình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV từ xa.
Tại TP.HCM, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) được triển khai thí điểm đầu tiên vào tháng 3.2017 với sự tài trợ của PEPFAR thông qua Tổ chức USAID/PATH. Kết quả thí điểm đã cho thấy tính an toàn, hiệu quả, sự tiếp nhận và khả thi của việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV trên các nhóm MSM, chuyển giới và bạn tình bị nhiễm.
Tháng 4.2019, TP đã triển khai hoạt động điều trị PrEP tại 15 cơ sở y tế công và tư. Và đến cuối tháng 6.2022, TP đã mở rộng điều trị PrEP tại 33 cơ sở y tế công và tư.
Tính từ khi triển khai, chương trình đã điều trị lũy tích cho 23.587 khách hàng nguy cơ có kết quả xét nghiệm âm tính HIV vào điều trị PrEP, trong đó khách hàng là nhóm MSM chiếm 83%.
Hướng đến mục tiêu kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030, TP.HCM tăng cường triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm PrEP, phải được triển khai mạnh mẽ hơn, tăng số người được tiếp cận và đảm bảo chất lượng của các dịch vụ được cung cấp.
Tuy nhiên, thời gian qua, do tác động của dịch Covid-19, nhiều bệnh nhân HIV nói chung và khách hàng đang sử dụng dịch vụ PrEP nói riêng đã không tiếp cận được các cơ sở y tế để tiếp tục nhận dịch vụ. Đồng thời, vẫn còn tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử, không những với người nhiễm HIV, mà còn trên nhóm người sử dụng PrEP, nhóm đối tượng MSM và nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương. Điều này dẫn đến tình trạng nhóm này ngại đến trực tiếp các cơ sở y tế để nhận các dịch vụ liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV.
Do đó, việc điều trị PrEP từ xa là một trong những hoạt động giúp cho những người có nhu cầu thuận tiện tiếp cận dịch vụ mà vì nhiều lí do khác nhau họ chưa thể tiếp cận với phòng khám. Đồng thời, thành phố cũng nhận thấy mô hình này hoàn toàn phù hợp với các định hướng về Khám, chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế cũng như chương trình chuyển đổi số của Quốc gia.
Với sự chỉ đạo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, sự hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), từ 1.8.2022, TP.HCM đã lựa chọn 11/33 cơ sở đang cung cấp dịch vụ điều trị PrEP để triển khai thí điểm điều trị PrEP từ xa với 60 khách hàng đăng ký hoặc chuyển đổi sang hình thức TelePrEP. Chương trình sẽ kéo dài đến 30.4.2023.
Theo đó, khách hàng không cần tới trực tiếp phòng khám. Bác sĩ và khách hàng sử dụng thiết bị và công nghệ thông tin để thực hiện việc khám, tư vấn và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP). Việc cấp phát thuốc cho khách hàng sẽ thông qua một đơn vị vận chuyển, khách hàng sẽ không cần đến trực tiếp phòng khám để nhận thuốc.
Lãnh đạo Sở Y tế tin tưởng, với mô hình này, các phòng khám có thể mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ PrEP, đa dạng hóa các mô hình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), đảm bảo sự linh hoạt, thuận tiện, dễ tiếp cận, bảo mật thông tin, hướng đến chăm sóc sức khỏe toàn diện. Dự phòng HIV kịp thời cho các nhóm đích như: Nam quan hệ tình dục với nam (MSM); vợ/chồng/bạn tình của người nhiễm HIV... góp phần giúp TP.HCM đạt được mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Nam sinh lớp 10 nhiễm HIV sau một lần đón muộn của người mẹ Sau ngày đón trễ, mẹ K. thấy con mình xuất hiện những biểu hiện lạ như sợ sệt, e dè hơn bình thường. Lúc này, mẹ mới hỏi vì sao... Anh Ngô Tấn Huỳnh (biệt danh Huỳnh Sa Chi, làm việc tại CBO The Gate) chia sẻ, gần đây anh tiếp nhận một trường hợp nam sinh lớp 10 bị nhiễm HIV do...