Gần 30.000 người “đốt nóng” lễ hội đua bò Bảy Núi
64 đôi bò đến từ các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, huyện Hòn Đất, Kiên Lương (Kiên Giang) và đặc biệt có 2 đôi bò nước bạn Campuchia đã cùng tranh tài tại Lễ hội đua bò Bảy Núi lần thứ 21, sáng 14/10.
Hàng năm cứ đến lễ Dolta cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer, vùng Bảy Núi lại tưng bừng với lễ hội đua bò truyền thống. Năm nay, lễ hội diễn ra tại sân đua bò Tà Miệt (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) với sự tranh tài của 64 đôi bò “chiến”, trong đó huyện Tri Tôn có 24 đôi bò, huyện Tinh Biên 26 đôi bò. Ngoài ra, còn có các đôi bò đến từ huyện Hòn Đất, Kiêng Lương (Kiên Giang) và đặc biệt có 2 đôi bò quốc tế đến từ huyện Kirivong (Takeo, Campuchia).
Cũng như những năm trước, các đôi bò sẽ được bốc thăm chia cặp đấu loại trực tiếp theo thể thức 1 vòng hô và 1 vòng thả, chọn đội thắng đi tiếp vào vòng trong. Muốn giành được kết quả vinh quang cuối cùng, mỗi đôi bò phải thi đấu qua nhiều vòng nên đòi hỏi các đôi bò phải có sức khỏe tốt. Riêng tài xế thì phải có kinh nghiệm giỏi, sức khỏe dẻo dai, tránh bị rơi và nắm vững những qui quy định của điều lệ giải.
Khoảng 7 giờ sáng, PV Dân trí có mặt tại sân đua bò Tà Miệt (huyện Tri Tôn), dù còn hơn 1 giờ nữa mới đến giờ thi đấu nhưng đã có hàng ngàn lượt người từ khắp nơi đổ về. Khoảng 8 giờ toàn bộ tuyến đê rộng 6m dành cho khán giả (chu vi rộng 3 ha) đã chặt kín người. Lúc này các nài bò cũng bắt đầu diễu hành qua sân đấu theo tiếng vỗ tay tưng bừng của hàng ngàn khán giả.
Đến 9 giờ sáng, cuộc đua chính thức bắt dầu, dòng người vẫn tiếp tục đổ về sân đấu Tà Mẹt mỗi lúc một đông. Đặc biệt, khi những cặp bò đua nước rút về đích hàng ngàn tiếng vỗ tay kèm tiếng hô vang của gần 30.000 ngàn khán giả làm cho không khí tại sân đấu càng thêm nóng.
Qua các vòng đấu “nghẹt thở” của 64 cặp bò, cuối cùng đôi bò số 13 của ông Trần Văn Các đến từ xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên) đã giành giải nhất trị giá 30 triệu đồng Giải nhì thuộc đôi bò có số đeo 44 của ông Nguyễn Văn Búp (xã Lương Phi, Tri Tôn), đôi bò có số đeo 54 của ông Chau Kim Song (xã Núi Tô, Tri Tôn) đạt giải ba. Ông Chau Kim Song cũng giành luôn giải thưởng “Tài xế xuất sắc nhất” với chiếc tivi và tiền mặt trị giá 500.000 đồng. Giải tư thuộc về đôi bò có số đeo 31 của ông Chau Soc Kim (xã An Hảo, Tịnh Biên). Ngoài ra, Ban tổ chức còn 4 giải khuyến khích (trị giá 7,5 triệu đồng/giải) cho các đôi bò có thành tích tốt.
Dân trí ghi lại không khí sôi nổi tranh tài của các đôi bò, xin giới thiệu với độc giả:
Chị Thạch Ni chăm sóc đôi bò trước khi vào vòng đấu
Video đang HOT
Các đôi bò chuẩn bị diễu hành qua lễ đài
Sân đấu lúc nào cũng lầy lội như thế này
Trong lễ hội đua bò truyền thống lần thứ 21, các hàng quán đều hốt bạc
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Anh Kiệt và Ban Tổ chức trao giải nhất cho ông Trần Văn Các. (ảnh báo An Giang)
Theo Dantri
Chuyện khuyến học ở một xã nghèo Khmer
Dân số của xã xã Lưu Nghiệp Anh (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) có đến 64% là người dân tộc Khmer, đời sống gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các hộ gia đình ở xã lại rất quan tâm đến việc cho con em đi học.
Ông Thái Hoàng Đang - Chủ tịch UBND xã Lưu Nghiệp Anh cho chúng tôi biết như trên trong dịp về xã Lưu Nghiệp Anh trao học bổng cho học sinh nghèo. Trò chuyện với nhiều người dân, chúng tôi càng thêm hiểu tinh thần học tập của các em học sinh nơi đây.
Chị Lý Thị Thanh Nga (ngụ ấp Lưu Cường 2) cho biết, chị có 2 đứa con gái đang học lớp 5 và lớp 8. Hai vợ chồng chị không có cục đất chọi chim, chỉ sống bằng nghề làm thuê làm mướn. "Cái nghề ai mướn gì làm đó nên khó khăn lắm anh à, miếng ăn, cái mặc còn phải tính từng ngày nên việc cho con đi học không phải dễ", chị Nga bộc bạch.
Nhưng nói thì nói vậy chứ hai vợ chồng chị Nga dù cái nghèo, cái khó đeo bám nhưng vẫn quyết tâm cho con theo học. Đứa con gái lớn là Thạch Thị Thanh Mẫn đang học lớp 8, còn con gái út Thạch Thị Thanh Tú đang học lớp 5, cả hai em đều học khá giỏi. "Năm nào hai đứa cũng lãnh giấy khen hết. Vợ chồng tôi thường nói với tụi nhỏ là nhà mình không có ruộng đất, tài sản gì nên ráng mà học thành tài để lo cho bản thân sau này, không phải đi làm thuê như cha mẹ nữa", chị Nga chia sẻ.
Chị Nga cho biết, có lúc thấy gia đình khó khăn quá, đứa con gái lớn có ý định nghỉ học để cùng phụ giúp gia đình. Biết được ý định của con, hai vợ chồng chị ngăn lại bảo là phải đi học, mọi khó khăn để đó cha mẹ lo. "Biết con thương cha mẹ mà muốn hủy đi tương lai, những lúc như thế vợ chồng tui buồn và giận lắm. Nói mãi nó mới chịu nghe mà học đến bây giờ", chị Nga tâm sự thêm.
Chị Nga chia sẻ, khi biết con được nhận học bổng khuyến học, chị mừng lắm. Số tiền học bổng chị sẽ dành dụm để mua đồ dùng học tập cho con chứ không dùng vào việc gì khác.
Bà cháu vui mừng nhận học bổng khuyến học ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Cũng là một hộ dân tộc Khmer ở xã Lưu Nghiệp Anh, bà Ngô Thị Hạnh (61 tuổi) dẫn cháu nội là Lục Thị Hồng Diện (học sinh lớp 5) đi lãnh học bổng khuyến học. Bà Hạnh cho biết, cha mẹ của cháu Diện cũng đi làm thuê làm mướn như nhiều người khác ở xã này. Cháu Diện còn một người chị đang học lớp 6, cả hai chị em đang sống chung với bà ngoại. "Bà ngoại bị bệnh nên hai cháu vừa đi học, vừa thay nhau chăm sóc, tội nghiệp tụi nó lắm", bà Hạnh tâm sự.
Không được thường xuyên sống chung với cha mẹ, cháu Diện thiếu đi một mối tình thương ruột thịt. Nhưng bà Hạnh cho biết, cháu rất ngoan và ham học. Mấy năm liền, cuối học kỳ hay cuối năm, cháu Diện đều mang về giấy khen và phần thưởng.
Từ những lời chia sẻ về cuộc sống gia đình cũng như việc học tập của con cháu chị Nga, bà Hạnh, chúng tôi không khỏi cảm phục. Nói như lãnh đạo xã Lưu Nghiệp Anh, công tác khuyến học - khuyến tài khi được phổ biến sâu rộng đến từng hộ gia đình và cá nhân mỗi người thì dù hoàn cảnh nghèo hay giàu, hiệu quả của nó lúc nào cũng là hướng tích cực nhất.
Thầy Lâm Phương Tuấn - Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Lưu Nghiệp Anh "A" cho hay, trường có 494 học sinh thì đã có hơn 200 em là dân tộc Khmer. Hầu hết các em đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng em nào cũng có tinh thần học tập tốt.
Để phụ giúp phần nào đời sống của các em, Trường Tiểu học Lưu Nghiệp Anh "A" đã có những hỗ trợ như góp "hũ gạo tình thương" với mong muốn động viên các em vượt khó. Thầy Tuấn cho biết, hoạt động này rất có hiệu quả và hầu như các năm qua không em dân tộc Khmer nào nghỉ học.
Nói về công tác khuyến học, lãnh đạo xã Lưu Nghiệp Anh cho hay, những người sinh ra, lớn lên từ đây và sau này thành đạt không phải là ít. Điển hình như ông Thạch Thành Thâu, một người quê ở xã Lưu Nghiệp Anh, hiện là Phó Chủ tịch Hội Khuyến học TP Cần Thơ. Ông Thâu từng là Giám đốc Ngân hàng Nhà nước một tỉnh. Ông Thâu cũng là một trong những người có tâm huyết với công tác khuyến học, khuyến tài. Ông cũng là đại diện của Hội Văn hóa Việt Nam - Thụy Sĩ tại Cần Thơ, một tổ chức đã trao hàng trăm suất học bổng cho học sinh, sinh viên ở Cần Thơ và một số địa phương khác.
Khi nhận những suất học bổng khuyến học, chia sẻ với PV Dân trí, em Trần Thị Ngọc Dững, học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Lưu Nghiệp Anh "A", cho biết em sẽ nổ lực phấn đấu hết mình để học tập tốt, để không phụ lòng các nhà hảo tâm đã quan tâm hỗ trợ cho em cũng như các em học sinh khác.
Những suất học bổng khuyến học góp phần nâng bước tương lai cho các em học sinh nghèo. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trong khi đó, trò chuyện với các em học sinh ở xã Lưu Nghiệp Anh, ông Nguyễn Bá Hiều - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Trà Vinh có nhắn nhủ, xã Lưu Nghiệp Anh là một xã có truyền thống cách mạng, nhiều cán bộ thành đạt. Do đó, những người đi trước luôn mong muốn các em học sinh học thật giỏi và phát huy tinh thần hiếu học của ông cha để cùng góp phần đưa xã trở thành một xã khuyến học.
Thật là một lời nhắn nhủ ân cần và đầy tâm huyết của những người làm công tác khuyến học, khuyến tài.
Huỳnh Hải
Theo dân trí
Webgame tiên hiệp được 'đốt nóng' với Thế vận hội Sau một thời gian dài chuẩn bị kĩ lưỡng, cuối cùng Thế vận hội Saga - sự kiện lớn nhất dành cho game thủ trên toàn bộ server trò chơi - đã khai mạc hôm qua 9/7. Với gần một tháng tuyển chọn, Ban quản trị trò chơi đã công bố danh sách 16 đội được chính thức bước vào giải đấu. Trong...