Gần 30.000 ca nhiễm nCoV ở Ấn Độ
Ấn Độ ghi nhận thêm 1.543 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 29.434, trong đó 934 người tử vong.
Dù số người chết vì nCoV tại Ấn Độ thấp hơn nhiều so với các vùng dịch khác như Mỹ, các nước Tây Âu và Trung Quốc, hệ thống chăm sóc sức khỏe của nước này lại rất hạn chế. Do đó, sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm, với trung bình 1.500 trường hợp mỗi ngày trong tuần qua, có thể khiến các bệnh viện công rơi vào tình trạng quá tải.
Cảnh sát yêu cầu người dân duy trì khoảng cách khi xếp hàng tại thành phố Ahmedabad, Ấn Độ, hôm 16/4. Ảnh: Reuters.
Lệnh phong tỏa toàn quốc với 1,3 tỷ dân tại Ấn Độ kéo dài gần 6 tuần và dự kiến kết thúc vào cuối tuần này. Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã cho phép nối lại một số hoạt động nông nghiệp và công nghiệp tại những khu vực nông thôn ít chịu ảnh hưởng của đại dịch, sau khi lệnh phong tỏa khiến hàng triệu người thất nghiệp, thiếu lương thực và chỗ ở.
Tuy nhiên, trước tình trạng số ca nhiễm không ngừng tăng nhanh mỗi ngày, chính phủ Ấn Độ đang đối mặt với những lời kêu gọi không nới lỏng thêm các hạn chế, thay vào đó duy trì phong tỏa tới sau ngày 3/5, bất chấp gánh nặng kinh tế ngày càng chồng chất.
“Ấn Độ vẫn đang trên đà đi lên của đường cong đồ thị về đại dịch. Vì vậy, giảm bớt các hạn chế sẽ đồng nghĩa với việc ca nhiễm tăng theo cấp số nhân không thể kiểm soát”, tiến sĩ S.K. Sarin, người dẫn đầu một nhóm chuyên trách về Covid-19 của chính phủ tại thủ đô New Delhi, cho hay.
“Chúng tôi đang khuyến nghị kéo dài lệnh phong tỏa đến sau ngày 3/5 và không cho phép phương tiện giao thông công cộng di chuyển giữa các bang”, Pramod Sawant, thủ hiến bang Goa, một trong những điểm thu hút khách du lịch tại Ấn Độ, cho biết.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc hồi tháng 12/2019, đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tâm dịch là Mỹ và châu Âu. Tình hình các khu vực khác cũng ngày càng phức tạp. Toàn cầu đã ghi nhận hơn 3 triệu ca nhiễm, hơn 210.000 ca tử vong và hơn 930.000 trường hợp bình phục.
Ánh Ngọc
Tổng Thư ký LHQ phát thông điệp bất ngờ cho năm 2020
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi thế giới chung tay ứng phó biến đổi khí hậu và duy trì bình đẳng giới, xã hội công bằng trong thông điệp phát đi trước thềm năm mới 2020.
"Từ ứng phó biến đổi khí hậu tới bình đẳng giới, công bằng xã hội và nhân quyền, thế hệ của các bạn đang đứng ở tiền tuyến và đóng vai trò cốt yếu. Tôi mong chờ truyền cảm hứng từ niềm đam mê và sự quyết tâm của các bạn", Tổng Thư ký Antonio Guterres phát biểu trong đoạn video đăng trên Twitter trước thềm năm mới 2020, theo Reuters.
Thông điệp năm mới 2020 của Tổng Thư ký Antonio Guterres. Video: Euronews
Theo Tổng Thư ký Guterres, thế giới sẽ bước vào năm mới với "sự không chắc chắn và không an toàn" bủa vây, đồng thời bày tỏ hy vọng vào sức mạnh của thế hệ trẻ trên toàn cầu.
"Khi chúng ta bước vào năm mới, thế giới cần những người trẻ tuổi tiếp tục lên tiếng, gây áp lực và nới rộng ranh giới để chúng ta có thể bảo vệ hành tinh này và cải thiện cuộc sống của người dân", ông Guterres nhấn mạnh thêm.
Từ 17h chiều nay (31-12), giờ Hà Nội, một số quốc đảo ở châu Đại Dương đã bước sang năm mới 2020. Sau đó một vài tiếng, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một phần nhỏ của Nga và Indonesia lần lượt chào đón thập niên mới.
Rác thải nhựa là "kẻ thù" của biển cả. Ảnh minh hoạ
Các nước châu Âu sẽ đón giao thừa muộn hơn Việt Nam vài giờ. Mỹ và các quốc gia trong khu vực châu Mỹ sẽ đón giao thừa vào trưa mai (1-1-2020), giờ Hà Nội, do lệch múi giờ.
Một phần nước Nga ở vùng Viễn Đông cũng đã bước qua nửa đêm. Trong thông điệp phát đi từ Moscow, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể người dân Nga.
Có thể nói, 2019 là năm mà ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến loài người. Một loạt quốc gia trên thế giới đau đầu vì nạn cháy rừng do biến đổi khí hậu, trong khi người dân nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh hay Việt Nam phải sống trong bầu không khí bị ô nhiễm.
Bước sang năm mới 2020, nhiều quốc gia đã thể hiện quyết tâm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm tiếp tục xấu đi bằng việc đầu tư cho phát triển nguồn năng lượng xanh. Tuy nhiên, vấn nạn này được cho là sẽ cần nhiều hơn nữa nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Thiện Minh
Theo cand.com.vn
Ấn Độ trang bị 24 tàu ngầm mới Mới đây, Ấn Độ đang lên kế hoạch trang bị mới 24 tàu ngầm nhằm tăng cường năng lực cho hạm đội tàu ngầm của lực lượng hải quân nước này. Trong số các tàu ngầm mới sắp đợt này có 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Hiện trong biên chế ngành hải quân của Ấn Độ có 15 tàu ngầm thông...