Gần 3.000 tỷ đồng nâng cấp quốc lộ 6
Bộ GTVT vừa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức BOT.
Cụ thể, đường Hòa Lạc – Hòa Bình có chiều dài khoảng 32,37km, trong đó, quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình có chiều dài 30,8km được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, mặt đường rộng 12m. Tổng mức đầu tư của dự án là 2.989 tỷ đồng, trong đó 1.480 tỷ đồng chi phí xây dựng, thiết bị, được đầu tư theo hình thức BOT. Nhà đầu tư sẽ huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện dự án.
Theo ANTD
Phó Thủ tướng: Kiểm điểm Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP Hà Nội làm rõ nguyên nhân và kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân, tổ chức về việc Dự án Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ, làm tăng đầu tư và phải điều chỉnh dự án.
Video đang HOT
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để để chỉ đạo kiểm điểm nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về việc chất lượng thiết kế cơ sở hạn chế dẫn đến phải điều chỉnh, chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, kéo dài thời gian thi công làm tăng tổng mức đầu tư và phải điều chỉnh dự án.
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông phải điều chỉnh và tăng thêm mức đầu tư 339 triệu USD
Về việc điều chỉnh Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT nghiên cứu, lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, khẩn trương thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh dự án theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư và các cơ quan liên quan làm việc với đối tác Trung Quốc để bổ sung vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của Dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội sớm hoàn tất hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập công ty quản lý vận hành đường sắt đô thị Hà Nội theo đúng quy định, tiếp tục chỉ đạo các quận và Sở Xây dựng tích cực thực hiện, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đáp ứng tiến độ thi công của Dự án.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư 8.770 tỷ đồng tương đương với 552,86 triệu USD, được huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc là 419 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Cục Đường sắt Việt Nam làm đại diện chủ đầu tư. Công ty hưu han Tâp đoan cuc 6 đương săt Trung Quôc thưc hiên goi thâu số 1 cua dư an và thiêt kê, cung câp thiêt bi, vât tư va xây lăp.
Theo phê duyệt, Dự án có12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha, bao gồm các hạng mục: xây dựng 13 km đường sắt tuyến chính đi trên cao, 1,7 km ra/vào khu depot; đường sắt đôi khổ 1,435m, vận tốc thiết kế đạt tối đa 80 km/h, bình quân là 35km/h; thời gian chạy bình quân từ Cát Linh đến Hà Đông là 23,63 phút; sẽ có13 đoàn tàu 4 toa xe công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến.
Ban Quản lý dự án này cho biết, trong quá trình thực hiện có một số hạng mục phải bổ sung, phát sinh và điều chỉnh, chậm giải phóng mặt bằng làm thời gian thực hiện dự án kéo dài... làm tăng tổng mức đầu tư và cần sớm được giải quyết các thủ tục để kịp thời bổ sung nguồn vốn thì dự án mới có thể hoàn thành kế hoạch đề ra. Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh mức đầu tư từ hơn 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD.
Việc điều chỉnh cụ thể như sau: Thay đổi phương án nhà ga từ 2 tầng thành 3 tầng nhằm giảm thiểu khối lượng giải phóng mặt bằng và mỗi nhà ga có thêm cầu vượt cho người đi bộ. Việc điều chỉnh này giúp giảm thiểu tối đa khối lượng giảm phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đồng thời tại mỗi ga có thêm các chức năng phục vụ hành khách và làm tăng mỹ quan đô thị. Điều chỉnh sẽ tiết kiệm được hơn 43 triệu USD chi phí giải phóng mặt bằng nhưng lại khiến tổng chi phí tăng 84,2 triệu USD (do trượt giá và thay đổi quy mô - PV).
Bổ sung hạng mục xử lý nền đất yếu khu vực depot, tại quận Hà Đông nền đất yếu ở độ sâu từ 2 m đến 3 m, đây là lớp bùn sét hữu cơ, nhưng trước đó đơn vị tư vấn lập dự án là Tedi đã không đề xuất phương án xử lý. Khi triển khai thiết kế kỹ thuật, tư vấn thiết kế đã kiến nghị phải xử lý nền đất yếu với chi phí là 13,54 triệu USD.
Bổ sung hạng mục đường tránh Quốc lộ 6, việc đầu tư xây dựng tuyến đường tránh này cần bổ sung thêm 1,94 triệu USD. Ngoài ra, điều chỉnh vật liệu là vỏ tàu từ thép chịu khí hậu sang thép inox cần thêm khoảng 3,19 triệu USD; chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ cần bổ sung tăng thêm 2,19 triệu USD; thay đổi vị trí bãi đúc dầm, phương án vận chuyển lao lắp dầm... tăng chi phí dự án thêm 10,16 triệu USD. Biến động về giá nguyên vật liệu, chế độ chính sách trong các năm cũng được đề xuất bổ sung thêm 95 triệu USD.
Được biết, Bộ GTVT đã mời Kiểm toán Nhà nước vào cuộc kiểm tra, nhằm chấn chỉnh việc tuân thủ các quy định quản lý đầu tư; xử lý những vướng mắc và ngăn chặn sai sót trọng yếu có thể gây thiệt hại cho Nhà nước.
Như vậy, với sự điều chỉnh nói trên, tháng 1/2015 Bộ GTVT sẽ cho chạy thử tau điện Cát Linh - Hà Đông và chính thức đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 6/2015.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Hà Nội thí điểm làm đường sắt một ray Bộ Giao thông vận tải vừa giao TEDI phối hợp với UBND thành phố Hà Nội xây dựng quy hoạch hướng tuyến và lập dự án xây dựng thí điểm 1 tuyến đường sắt đô thị một ray (Monorail). Trước đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Tổng Công ty Tư vấn GTVT (TEDI) nghiên...