Gần 3.000 con vịt chết nghi do uống nước ô nhiễm
Những ngày đầu tháng 4, trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Văn Vân (SN 1961, ngụ phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi) xảy ra hiện tượng hàng ngàn con vịt bị chết.
Ông Vân nghi ngờ vịt của ông chết do uống nước dưới đoạn kênh từ Khu Công nghiệp Quảng Phú chảy về huyện Tư Nghĩa.
Có mặt tại hiện trường, PV Dân trí chứng kiến dòng kênh có màu đen đặc, bốc mùi hôi thối nồng nặc xác nhiều con vịt chết dưới lòng kênh.
Ông Vân kể lại: “Vào tối ngày 6/4, thời tiết xuất hiện gió mạnh làm các cành cây rơi xuống khu vực nuôi vịt, đàn vịt hoảng sợ và nhảy ra khỏi lưới rào đi xuống con kênh nằm sát bên cạnh. Sáng dậy, hai vợ chồng tôi ngửi mùi hôi rất khó chịu, nhìn ra ngoài thấy vịt nằm chết hàng loạt”.
Phát hiện vịt chết, ông Vân liên lạc với Chi Cục thú ý TP Quảng Ngãi và cấp tỉnh. Sau khi kiểm tra nguyên nhân vịt chết, cơ quan thú y khẳng định vịt chết do uống nguồn nước độc hại của con kênh.
Riêng từ ngày 6/4 đến nay, đàn vịt của hộ ông Vân có 4.000 con thì khoảng 2.600 con vịt bị chết. Trước đó, trong ngày 2/4, khoảng 70 con vịt uống nước dưới đoạn kênh đều bị chết.
Hiện ngành thú y đã cấp phát thuốc sát trùng và vôi tiêu hủy số vịt chết cho ông Vân xử lý môi trường. Toàn bộ số vịt chết được tiêu hủy ở khu vực bãi rác thuộc xã Nghĩa Kỳ (huyện Tư Nghĩa).
Trao đổi với PV Dân trí vào chiều ngày 8/4, ông Phí Quang Hiển – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường – cho biết, Sở vẫn chưa biết việc này. Sở sẽ chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Quảng Ngãi đến kiểm tra.
Video đang HOT
Dòng kênh đen đặc, ô nhiễm
Nằm dọc theo con kênh trong Khu công nghiệp Quảng Phú có nhiều doanh nghiệp hoạt động ngành chế biến thủy sản, bia, bánh kẹo, phân bón hữu cơ và Khu xử lý nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ “thủ phạm” xả chất thải độc hại làm hàng ngàn con vịt của ông Vân chết.
Theo Dantri
Nguy cơ lây truyền mạnh vi rút cúm chết người H7N9 sang Việt Nam
Chưa có loại thuốc đặc trị chủng cúm mới gây chết người ở Trung Quốc, chưa xác định rõ ràng nguồn lây, triệu chứng như hội chứng cúm thông thường... đã khiến các chuyên gia dịch tễ lo ngại sự lây truyền mạnh mẽ của bệnh này sang Việt Nam.
Khó phân biệt với chủng cúm khác
Chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chủ trì cuộc họp nóng với các Cục, vụ liên quan, với các chuyên gia dịch tễ, bệnh viện để ráo riết tăng cường giám sát, ngăn chặn sự lây lan của loại cúm chết người ở Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp "nóng" về dịch cúm mới. Ảnh: H.Hải
Theo PGS.TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, điều đáng lo ngại nhất của chủng cúm mới H7N9 là nó nằm trong nhóm nguy cơ lây từ động vật sang người, H7N9 sống ở chim hoang dã.
GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, đây là lần đầu tiên cúm A/H7N9 xảy ra ở người. "Vi rút cúm H7N9 này lưu hành ở các đàn gia cầm, còn H7N9 chưa từng xuất hiện ở người bao giờ và các nhóm vi rút cúm A/H7 thường gây bệnh nhẹ ở người với hội chứng cúm và viêm kết mạc", GS Hiển nói.
Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia lo lắng nhất là các dấu hiệu đặc trưng của chủng cúm mới hoàn toàn không có sự khác biệt với các chủng cúm khác. Chưa rõ đường lây truyền, chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vắc xin.
"Cúm H7N9 lần đầu tiên phát hiện trên người, Trung Quốc chưa bao giờ có báo cáo, lần này lại có ca bệnh trên người. Điều mà chúng ta quan ngại, đó là mặc dù phát hiện trên người nhưng nguồn lây từ đâu chưa phát hiện. Xét nghiệm trên cả gia cầm, thủy cầm, lợn không phát hiện cúm này. Cũng có thể giả thiết từ chim hoang dã nhưng chúng ta chưa từng làm xét nghiệm liên quan đến nó.
Đường lây truyền căn bệnh này cũng chưa rõ ràng, liệu nó có lây từ người sang người hay không? Bởi ca bệnh đầu tiên mà Trung Quốc phát hiện là hai bố con trong cùng một gia đình và đều đã tử vong. Nhưng cũng chưa đủ bằng chứng để chứng minh lây từ người sang người", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ.
Theo BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khó khăn của chủng cúm mới này là chẩn đoán lâm sàng không có sự khác biệt so với nhiều loại cúm khác. Vì thế, phải căn cứ vào yếu tố dịch tễ để phát hiện. Có thể liên quan đến gia cầm và người từ vùng dịch để hạn chế tác hại. Ngoài ra, với thuốc Tamiflu hiện vẫn chưa xác định có tác dụng với chủng cúm mới hay không, vì thế chờ kết luận của các chuyên gia WHO và các nơi tiếp nhận ca điều trị.
Theo đó, chủng cúm mới A/H7N9 gây các biểu hiện ho, sốt cao, khó thở, viêm kết mạc... như với hội chứng cúm thông thường khác.
"Không chỉ cần cảnh giác với chủng cúm mới mà chúng ta cũng cần lưu ý đến các chủng cúm đang hiện hành. BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận 1 ca rất nặng và đã tử vong vì cúm A/H1N1. Vì thế cần luôn sẵn sàng có thuốc Tamiflu ở các cơ sở y tế để cho điều trị ngay khi có dấu hiệu cúm", BS Hà cảnh báo.
Giám sát chặt người nhập cảnh
Tuy tại Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm cúm A/H7N9, nhưng các chuyên gia dịch tễ rất lo ngại sự lây truyền mạnh mẽ của căn bệnh này.
Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định: "Chủng vi rút có biến đổi dễ kết hợp với các chủng vi rút khác thành chủng vi rút mới. Lại chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu, chưa rõ ràng về nguồn lây, nên nguy cơ bùng phát dịch rất dễ xảy ra".
Vì thế, ngay trong ngày hôm nay, 4/4, Cục Y tế đã gửi công điện khẩn tới Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, đề nghị giám sát chặt chẽ với người nhập cảnh vào Việt Nam, tiến hành kiểm tra thân nhiệt bằng máy đo nhiệt độ từ xa cho tất cả các hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đường hô hấp cấp cần được khám sàng lọc, cách ly và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng chống nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ viêm phổi nặng do vi rút, đặc biệt nếu có yếu tố dịch tễ như đi từ vùng dịch về, tiếp xúc với gia cầm ốm, chết.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dù rất quan ngại với chủng cúm mới, nhưng Tổ chức Y tế thế giới vẫn đưa ra khuyến cáo các nước thành viên chỉ giám sát không hạn chế đi lại. "Tuy vậy cần đặc biệt tăng cường hệ thống giám sát tại cửa khẩu và xây dựng kế hoạch phòng chóng cúm. Lấy mẫu bệnh nhân viêm phổi vi rút nặng xét nghiệm. Chúng ta phải chủ động bởi bệnh nhân vào, với những dấu hiệu đặc trung của cúm chúng ta không thể nhận biết được ngay bệnh nhân có mắc cúm A/H7N9 hay không, TS Long nói.
Ông Long cũng chỉ đạo các vụ, cục liên quan cần chuẩn bị về thuốc, máy thở, trang thiết bị... sẵn sàng cho điều trị bệnh nhân khi phát hiện. Đồng thời cần xây dựng phác đồ điều trị chủng cúm mới này, cần ban hành và hướng dẫn ngay trong tuần tới. Cần nâng cao năng lực xét nghiệm cho các viện, đào tạo tập huấn trang bị cho các tỉnh vê PCA, xét nghiệm phát hiện sớm các ca viêm phổi nặng.
Cũng trong chiều nay, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra việc thực hiện giám sát, phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ cúm tại sân bay Nội Bài (Hà Nội).
5 khuyến cáo phòng dịch cúm A/H7N9 tại cộng đồng
Người dân càn thực hiện tốt hành vi cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo kịp thời cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Người trở về từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để theo dõi sức khỏe.
Khi có cac biểu hiện cúm như ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn khám, điều trị kịp thời.
Theo Dantri
Khẩn trương thu hồi 11 sổ đỏ của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng Trước bức xúc của dư luận về việc Giám đốc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng mang 11 sổ đỏ đi cầm cố, UBND tỉnh Quảng Bình vừa có công văn khẩn yêu cầu thu hồi ngay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Vườn đã giao cho các cá nhân "chạy" dự án. Theo đó, để khẩn trương thu hồi giấy...