Gần 300 tỷ đồng sửa chữa cầu Long Biên
Cây cầu hơn 100 tuổi của Hà Nội sẽ được gia cố, sửa chữa trong năm nay để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện lưu thông với kinh phí gần 300 tỷ đồng từ vốn ngân sách.
Với yêu cầu hoàn thành việc sửa chữa trong năm 2015, Tổng công ty Đường sắt kiến nghị Bộ Giao thông Vân tải sớm cho phép chỉ định thầu đối với các gói tư vấn, xây lắp và lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm trong công tác thiết kế và thi công.
Theo Tổng công ty Đường sắt, cầu Long Biên được xây dựng và đưa vào khai thác đến nay đã hơn 112 năm, nhiều nhịp cầu được thay bằng dầm tạm, các trụ bị han rỉ và xô lệch, đường bộ hành nhiều nhịp bị võng, xệ. Hiện nay, cầu xuống cấp nghiêm trọng, uy hiếp an toàn chạy tàu và giao thông trên cầu.
Cầu Long Biên – cây cầu hơn 100 tuổi là di tích lịch sử nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Ảnh: Cao Anh Tuấn.
Video đang HOT
Bộ Giao thông đã giao Tổng công ty đường sắt Việt Nam khẩn trương thẩm định và phê duyệt dự án khôi phục cầu Long Biên giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư gần 298 tỷ đồng.
Trước đó, Bộ GTVT đã nghiên cứu lập dự án khôi phục cầu Long Biên và phân kỳ đầu tư dự án thành hai giai đoạn để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và giao thông đô thị đến năm 2020.
Theo đó, giai đoạn một, cầu sẽ được gia cố để đảm bảo an toàn, phục vụ vận tải đường sắt đến năm 2020. Giai đoạn hai, cầu được khôi phục, cải tạo làm đường bộ đô thị sau khi dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên – Ngọc Hồi) hoàn thành.
Đoàn Loan
Theo VNE
Nướng ngô, đun nước trên... đường sắt cầu Long Biên
Trên đoạn đường sắt cầu Long Biên - Hà Nội, nhiều người bán hàng rong tận dụng làm nơi đặt lò nướng ngô, đun nước. Vẫn biết tất cả vì nghiệp mưu sinh, song những hàng quán này không chỉ gây nguy hiểm cho chính người mua kẻ bán mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên cầu.
Một"căn bếp" trên cầu Long Biên.
Nếu đã từng qua cầu Long Biên vào những buổi tối, bạn sẽ thấy hình ảnh người ngồi nướng ngô, khoai sát mép đường sắt không còn xa lạ. Những người bán hàng ở đây phục vụ khách đa phần là giới trẻ. Họ ngồi uống nước, tụ tập nói chuyện ngay trên những chiếc chiếu được trải trên mặt cầu. Người bán hàng trèo qua trèo lại trên thành cầu, đoạn ngăn giữa đường bộ và đường sắt. Họ qua bên phía đường sắt nướng khoai, ngô, đun nước rồi lại mang qua phía đường bộ bán.
Những hàng quán kiểu này được khá nhiều trên cầu, khiến việc giao thông tại đây gặp khó khăn.
Một người bán hàng tỏ thái độ phản đối khi phát hiện bị ghi hình.
Những chiếc chiếu trải ngay trên mặt cầu, cản trở giao thông.
Theo ghi nhận thì những hoạt động buôn bán "liều mạng" này diễn ra rất công khai. Tuy nhiên khi phát hiện có người ghi hình, những người bán hàng tỏ thái độ hung hăng, cản trở. Lực lượng bảo vệ cầu có đến nhắc nhở nhưng người bán hàng không hề có ý định dọn đi. Dường như họ cũng đã quen với sự "nhắc nhở" này.
Tiêu Phong
Theo Dantri
Hội Cầu đường góp ý về cầu đường sắt gần cầu Long Biên Cho rằng phương án xây cầu đường sắt cách cầu Long Biên - Hà Nội 75m chưa tối ưu, Hội KHKT Cầu đường Việt Nam vừa đề nghị của Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định. Trước đó, Thành ủy Hà Nội đã thống nhất phương án xây cầu đường sắt vượt sông Hồng...