Gần 300 trẻ em chết vì vượt biển đến châu Âu
Ít nhất 289 trẻ em được xác định là đã chết trên biển khi cố gắng đến châu Âu trong 6 tháng đầu năm nay, theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).
Ảnh minh họa Getty Images.
Con số này gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022, UNICEF báo cáo ngày 14/7 (giờ Mỹ), đồng thời cho biết thêm rằng nhiều trẻ em phải thực hiện những hành trình đầy nguy hiểm trên Biển Địa Trung Hải do xung đột và biến đổi khí hậu.
Ước tính có khoảng 11.600 trẻ em đã vượt biển trong 6 tháng đầu năm 2023 – gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022.
Video đang HOT
Bà Verena Knaus, lãnh đạo toàn cầu của UNICEF về vấn đề di cư và lánh nạn, bày tỏ quan ngại rằng con số thực tế có thể cao hơn do nhiều vụ đắm tàu ở Trung Địa Trung Hải không có bất kỳ ai sống sót hoặc không được ghi nhận.
Trong một cuộc họp báo tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, bà Knaus cho biết trong ba tháng đầu năm nay, 3.300 trẻ em vượt biển đến châu Âu được ghi nhận là không có người đi kèm. “Con số này cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các bé gái đi một mình đặc biệt có khả năng bị bạo lực trước, trong và sau hành trình đầy gian khổ này”.
UNICEF cho biết hành trình bằng thuyền từ Libya hoặc Tunisia đến châu Âu thường tốn khoảng 7.000 USD.
Cơ quan này nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng các con đường an toàn, hợp pháp và dễ tiếp cận để đối tượng là trẻ em đến châu Âu.
UNICEF cáo buộc nhiều chính phủ đã phớt lờ hoặc im lặng đứng nhìn khi gần 300 trẻ em – tương đương với “cả một chiếc máy bay chở đầy trẻ em” – đã thiệt mạng trên vùng biển giữa châu Âu và châu Phi chỉ trong 6 tháng qua.
Trên hành trình đó, những trẻ em này có thể bị giam giữ, tra tấn, buôn bán, bạo lực, bóc lột và hãm hiếp.
“Những đứa trẻ này cần biết rằng chúng không đơn độc. Các nhà lãnh đạo thế giới phải khẩn trương hành động để chứng minh giá trị không thể phủ nhận của tính mạng trẻ em, kiên quyết theo đuổi các giải pháp hiệu quả”, bà Knaus nhấn mạnh
Lý do Địa Trung Hải được mệnh danh là 'con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới'
Từ năm 2014 đến nay, gần 20.000 người chết và mất tích trên biển Địa Trung Hải, vì thế, đã xuất hiện nhiều lời kêu gọi hỗ trợ người di cư di chuyển qua đây.
Người di cư vượt Địa Trung Hải để sang châu Âu. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 3/8, các tổ chức phi chính phủ vận hành các tàu cứu hộ ở Địa Trung Hải đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) nối lại các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ để giúp họ ứng phó với làn sóng người di cư trong mùa Hè.
Trong một tuyên bố chung, SOS Mediterranean, Tổ chức thầy thuốc không biên giới (MSF) và Sea-Watch đã kêu gọi các quốc gia thành viên và các quốc gia có liên kết với EU thành lập 1 đội tìm kiếm và cứu nạn phù hợp, do chính phủ các nước lãnh đạo, chuyên biệt và chủ động ở trung tâm Địa Trung Hải, cũng như phản ứng nhanh chóng và thích hợp cho mọi sự cố, đồng thời xây dựng cụ thể cơ chế tiếp nhận những người sống sót.
Các tổ chức này đã giải cứu hàng nghìn người bị nhồi nhét trên những chiếc thuyền quá tải di chuyển giữa Bắc Phi và Italy trong những tuần gần đây.
Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), khu vực trung tâm Địa Trung Hải là con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới, với gần 20.000 người chết và mất tích kể từ năm 2014 đến nay.
Tàu Geo Barents của Tổ chức thầy thuốc không biên giới hiện đang chở 659 người, bao gồm hơn 150 trẻ vị thành niên. Mặc dù các yêu cầu đã được gửi đến Italy và Malta, chưa có cảng tiếp nhận nào cho phép những người di cư này cập bến.
Trước đó, hôm 31/7, con tàu Ocean Viking, do SOS Mediterranean quản lý, đã cứu và đưa vào cảng Salerno của Italy 387 người, trong khi tàu Sea-Watch 3 cũng đưa 438 người cập bến Taranto vào hôm 30/7, sau nhiều ngày chờ đợi.
Italy đã ghi nhận có 42.000 người di cư tới nước này kể từ đầu năm đến nay, so với con số gần 30.000 người trong cùng kỳ năm ngoái.
Nắng nóng ngột ngạt, dân Mỹ lo hóa đơn tiền điện tăng vọt Một tuần lễ ngột ngạt ở thành phố New York đang gây ảnh hưởng đến mọi tầng lớp cư dân, đồng thời làm dấy lên lo ngại về các hóa đơn mà họ phải chi trả. Người dân New York đang than thở về việc sức nóng khủng khiếp ở châu Âu và miền Nam Hoa Kỳ cuối cùng cũng xuất hiện ở...