Gần 300 người nước ngoài liên quan ổ dịch COVID-19 ở New Delhi
Có ít nhất 8.000 người từng tham gia sự kiện tôn giáo trên và phần lớn trong số này đã rời New Delhi đến nhiều bang khác nhau của Ấn Độ hoặc trở về nước.
Có ít nhất 8.000 người từng tham gia sự kiện tôn giáo ở Nizamuddin. (Nguồn: dfordelhi)
Cơ quan chức năng Ấn Độ đã xác định được 281 người nước ngoài từng tham dự sự kiện tôn giáo ở Nizamuddin, thủ đô New Delhi hồi trung tuần tháng 3 – nơi được xác định là nguồn lây lan chính virus SARS-CoV-2 tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới.
Theo hãng thông tấn PTI, các công dân nước ngoài đến từ Indonesia (72 người), Sri Lanka (34), Myanmar (33), Kyrgyzstan (28), Malaysia (20), Nepal và Bangladesh (mỗi nước 9 người), Thái Lan (7), Fiji (4), Anh (3). 3 người còn lại đến từ Afghanistan, Algeria và Djibouti.
Có ít nhất 8.000 người từng tham gia sự kiện tôn giáo trên và phần lớn trong số này đã rời New Delhi đến nhiều bang khác nhau của Ấn Độ hoặc trở về nước.
Phó Thủ hiến Delhi, ông Manish Sisodia ngày 1/4 cho biết, cảnh sát đã giải tán 2.361 người tụ tập tại địa điểm Nizamuddin và cách ly 617 người.
Công tác sơ tán được tiến hành từ hôm 30/3 trong bối cảnh Ấn Độ cố gắng truy tìm những người từng tham dự sự kiện tôn giáo trên sau khi hơn 200 người có mặt tại đây được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 và nhiều người trong số đó đã tử vong.
Cùng ngày, công ty Đường sắt Ấn Độ (Indian Railways) đã quyết định cải tạo 20.000 toa tàu thành các phương tiện dùng để cách ly, góp phần tăng cường các cơ sở cách ly phục vụ điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp giữa Cục Quân y thuộc Lực lượng vũ trang, bộ phận y tế của các cơ quan đường sắt địa phương và chương trình Ayushman Bharat thuộc Bộ Y tế và phúc lợi gia đình.
Tuyên bố của Indian Railways nêu rõ: “20.000 toa tàu được cải tạo này có sức chứa tới 320.000 giường phục vụ nhu cầu cách ly. Hiện công việc cải tạo 5.000 toa đã bắt đầu. Số toa này có khả năng đáp ứng 80.000 giường. Như vậy, 1 toa dự kiến sẽ đặt được 16 giường cách ly.”
Tuyên bố cũng lưu ý chỉ các toa giường nằm không điều hòa sẽ được cải tạo thành các toa cách ly.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh các nỗ lực để đảm bảo nguồn cung vật tư, trang thiết bị y tế đối phó với dịch COVID-19 đang có xu hướng lan rộng ở nước này.
Tính đến sáng 1/4, Ấn Độ ghi nhận 1.637 ca mắc COVID-19, trong đó có 38 người tử vong.
Video đang HOT
Sự kiện tôn giáo kích nổ "bom hẹn giờ" Covid-19 tại Pháp
Một sự kiện tôn giáo quy mô lớn hồi tháng trước được cho đã làm bùng phát "ổ dịch" Covid-19 lớn nhất tại Pháp, lây nhiễm bệnh cho khoảng 2.500 người.
Một ca đoàn biểu diễn tại buổi lễ của giáo phái Christian Open Door tại Mulhouse, Pháp hôm 18/2 (Ảnh: Reuters)
Từ trên sân khấu của đại giáo đoàn, người lãnh đạo hợp xướng phúc âm đã bắt đầu một buổi cầu nguyện và giảng đạo bằng lời kêu gọi: "Chúng ta đang tôn vinh Chúa! Mọi người có cảm thấy hạnh phúc tối nay không"?
"Có!", hàng trăm tín đồ của một giáo phái Thiên Chúa giáo có tên gọi "Christian Open Door" hô một cách hào hứng hôm 18/2. Nhiều người trong số họ đã di chuyển hàng nghìn km để tham gia vào một buổi lễ kéo dài 5 ngày ở Mulhouse, thành phố 100.000 dân ở Pháp nằm giáp với biên giới Đức và Thụy Sĩ.
Với nhiều con chiên, sự kiện tôn giáo này là một dịp quan trọng. Tuy nhiên, lần này, ai đó trong giáo đoàn đã mang trong mình virus corona mới (SARS-CoV-2).
Buổi lễ đã làm bùng phát ổ dịch Covid-19 lớn nhất tại Pháp, chính quyền địa phương cho hay. Cho tới nay, có 2.500 người đã nhiễm virus corona có liên quan tới sự kiện trên.
Những con chiên ở giáo phái trên đã vô tình mang mầm bệnh tới quốc gia ở Tây Phi Burkina Faso, tới đảo Corsica ở Địa Trung Hải, tới Guyana ở Nam Mỹ, tới Thụy Sĩ, tới một nhà máy điện hạt nhân Pháp và tới các nhà máy của một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất châu Âu.
Vài tuần sau đó, Đức đã đóng cửa một phần biên giới với Pháp, tạm dừng một hiệp ước cho phép di chuyển tự do giữa 2 nước đã kéo dài trong 25 năm qua.
Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết 17 thành viên giáo đoàn đã tử vong vì biến chứng liên quan tới Covid-19 kể từ sự kiện hồi giữa tháng 2.
Reuters cho rằng câu chuyện về dịch bệnh bùng phát tại giáo phái ở Pháp cho thấy bằng chứng về sự lây lan nhanh chóng của virus corona thông qua những sự kiện đông người.
Mầm bệnh âm thầm lây lan
Sự kiện thu hút hàng nghìn người tham gia (Ảnh: Reuters)
Khi các tín đồ tụ tập tham gia sự kiện hồi tháng 2 tại một khán phòng 2.500 chỗ, bệnh dịch Covid-19 chưa lây lan mạnh. Pháp khi đó có 12 ca Covid-19 và không có bất cứ trường hợp nào ở khu vực Mulhouse.
Pháp, giống các quốc gia châu Âu khác, khi đó chưa ban hành lệnh hạn chế với các cuộc tụ tập quy mô lớn. Sự kiện ở Mulhouse cũng không có nước rửa tay cho các tín đồ tham gia.
"Vào lúc đó, chúng tôi coi dịch bệnh như một thứ ở nơi nào đó xa xôi", Jonathan Peterschmitt, con trai của một mục sư thuộc giáo phái Christian Open Door, cho hay. Cha của Jonathan, ông Samuel, không thể trả lời phỏng vấn vì đã trở bệnh nặng vì Covid-19.
Ngày 29/2, ca Covid-19 đầu tiên liên quan tới buổi lễ bị phát hiện. Một ngày sau đó, các quan chức y tế công cộng Pháp bắt đầu quá trình truy vết mầm bệnh. Tuy nhiên, đó cũng là lúc họ nhận ra rằng mọi chuyện đã quá muộn khi đã phát hiện ra nhiều ca Covid-19.
"Chúng tôi bị choáng ngợp. Chúng tôi nhận ra có một quả bom hẹn giờ đang ở trước mặt mình", nhà dịch tễ học Michel Vernay thuộc cơ quan y tế công cộng quốc gia ở miền đông Pháp, cho hay.
Elie Widmer, 37 tuổi, là một tay trống trong dàn hợp xướng của giáo đoàn. Cha mẹ của Widmer cũng là tín đồ của giáo phái được thành lập năm 1966 bởi ông Jean Peterschmitt. Widmer cho biết anh luôn cảm thấy năng lượng đặc biệt khi tham gia buổi lễ của giáo đoàn.
Trong khi đó, tín đồ Antoinette, 70 tuổi, lặn lội từ hòn đảo Corsica ở Địa Trung Hải tới Pháp cùng với 5 phụ nữ khác để tham gia sự kiện của giáo đoàn. Với bà, đây là một truyền thống đã kéo dài 25 năm qua.
Mamadou Karambiri, một mục sư ở Ouagadougou, Burkina Faso không hay biết về bệnh dịch khi ông rời quê nhà tới Pháp hôm 14/2.
Đến khi sự kiện 5 ngày kết thúc hôm 21/2, không có bất cứ ai có triệu chứng như cảm cúm, theo phát ngôn viên của giáo phái, cô Nathalie Schnoebelen.
Bệnh dịch bùng phát
Mục sư Karambiri phát biểu tại sự kiện của giáo phái Christian Open Door hôm 18/2 (Ảnh: Reuters)
Cuối tháng 2, tay trống Widmer mới bắt đầu cảm thấy không khỏe. Vợ anh, 3 người con, và mẹ vợ cũng ngã bệnh.
Ngày 3/3, Pháp có 191 ca Covid-19. Phía giáo phái sau khi phát hiện ra
Pháp hiện là ổ dịch lớn thứ 3 tại châu Âu, sau Italia và Tây Ban Nha. Tính đến nay, Pháp đã ghi nhận 2.606 ca tử vong và 40.174 ca mắc Covid-19.
một phụ nữ tham gia buổi lễ nhiễm virus corona đã đăng tải lên Facebook, khuyến cáo những người đã tới sự kiện tôn giáo giữa tháng 2 nên liên lạc với bác sĩ.
Widmer gọi điện báo lên tổng đài chăm sóc sức khỏe khẩn cấp của Pháp và sau đó được bác sĩ chỉ định rằng anh và gia đình hãy tự cách ly.
Tới ngày 11/3, số ca Covid-19 ở Pháp tăng lên 1.774, và 33 người đã thiệt mạng.
Sau khi tham gia buổi lễ ở Mulhouse, một nhân viên nhà máy điện hạt nhân Fessenheim của Pháp dương tính với Covid-19.
Sau khi nhận thấy tình hình dịch bệnh ở quốc gia láng giềng ngày càng phức tạp, Đức đã quyết định hành động khi ban lệnh hạn chế di chuyển từ Mulhouse qua Baden-Wuerttemberg của Đức.
Tuy nhiên, mầm bệnh lúc đó đã đi ra khỏi lãnh thổ của Pháp. Một công dân Thụy Sĩ tham gia sự kiện đã mang virus về giáo đoàn của mình ở gần Lausanne. Các quan chức y tế vùng Guyana thuộc Pháp cũng thông báo 5 ca dương tính với Covid-19.
Antoinette ngày 4/3 bị xác nhận mắc Covid-19. Bà trở thành một trong những ca Covid-19 đầu tiên ở đảo Corsica thuộc Pháp.
Đến ngày 20/3, Pháp ghi nhận 10.000 ca Covid-19.
Tại Burkina Faso, mục sư Karambiri và vợ đã đi khám bệnh hôm 1/3 khi cảm thấy không khỏe. Hai vợ chồng ông bị xác nhận dương tính với Covid-19 và đã tự cách ly tới ngày 20/3.
Sau khi kết thúc cách ly, ông đăng tải một đoạn video lên Facebook, cho rằng virus corona là "kế hoạch của quỷ Satan dựng lên từ lâu nhằm phá hủy thế giới. Nhưng Chúa đang dõi theo chúng ta và Ngài sẽ dẫn lối cho con người".
Đức Hoàng
New Delhi (Ấn Độ) chuẩn bị các kịch bản đối phó với Covid-19 Chính quyền thủ đô New Delhi (Ấn Độ) sẽ cung cấp suất ăn miễn phí cho 400.000 người và chuẩn bị các kịch bản để đối phó với dịch Covid-19. Từ ngày 27/3, chính quyền thủ đô New Delhi bắt đầu cung cấp các bữa trưa và bữa tối miễn phí cho những người đang kẹt lại ở 325 trường học tại New...