Gần 300 người không quốc tịch, sống ngụ cư trên chính quê mẹ
Gần 300 người Vân Kiều ở xã A Dơi (Hướng Hoá, Quảng Trị) 17 năm nay sống trong cảnh không quốc tịch, dẫn đến không hộ khẩu, khai sinh, chứng minh thư…
Số ít người ở A Dơi Đớ vì lấy người Việt Nam nên mới có giấy kết hôn, con cái được khai sinh. Ảnh: Hoàng Táo
A Dơi Đớ là thôn biên giới thuộc xã A Dơi, hiện có hàng trăm người không quốc tịch, hộ khẩu. Bà con sống tập trung ở một góc quả đồi, gọi là xóm ngụ cư, nghề nghiệp chính là làm nương rẫy, trồng sắn và lúa nương.
Bà Hồ Thị Hiêng (67 tuổi) kể, sau hiệp định phân chia biên giới giữa Việt Nam và Lào, ngôi làng A Dơi Đớ bị chia làm hai. Ban đầu bà chọn ở lại đất Lào, nhưng năm 2000 “nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn ở Việt Nam, bà con thân thuộc bên này cũng nhiều hơn nên tôi cùng chồng con trở về Việt Nam”.
Trở về quê hương, vợ chồng bà cùng 6 đứa con đều không có quốc tịch. Những năm sau, bà sinh thêm 3 đứa con cũng không làm được khai sinh, kèm nhiều giấy tờ liên quan khác. Sau này, 2 đứa cháu vì bố mẹ không có khai sinh nên sống cảnh giống ông bà, cha mẹ. “Một số đứa con của tôi lấy người ở nơi khác, có quốc tịch nên các cháu mới được khai sinh đầy đủ giấy tờ”, bà Hiêng nói.
Bà Hồ Thị Hiêng bảo vợ chồng không có quốc tịch Việt khiến con cháu cũng trở thành “người lậu”. Ảnh: Hoàng Táo
Tương tự, anh Hồ A Dỗi, nay 37 tuổi, có 6 đứa con đều không được khai sinh. “Trở về từ Lào hơn 15 năm trước, tôi không có giấy tờ nên không nhập tịch trở lại được”, anh Dỗi nói. Hai con anh học đến lớp 8, phần vì gia cảnh khốn khó, phần vì không nhận được hỗ trợ hộ nghèo nên nghỉ học.
Video đang HOT
Cùng cảnh ngộ, anh Hồ Văn Hà (27 tuổi) theo bố mẹ trở về Việt Nam được 10 năm. “May lấy vợ người Việt nên con mới được khai sinh đầy đủ, còn tôi vẫn không có bất cứ giấy tờ”, anh Hà nói. Nhà chỉ có 4 sào sắn, làm không đủ ăn, anh Hà muốn vay tiền để thả mấy con bò nhưng “không có ngân hàng nào cho vay”.
Theo thầy Hoàng Đình Tuấn, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS A Dơi, khối cấp 2 có 12 học sinh “không quốc tịch”. “Vì không có khai sinh nên các em học nhưng không có học bạ, không bảng điểm. Năm tới có 11 em lên lớp 9, nhưng không có hồ sơ nên chắc chắn không xét tốt nghiệp cấp 2 được. Các em vì thế không thể học lên tiếp”, thầy Tuấn nói.
Nhiều thanh niên ở A Dơi Đớ mong muốn có quốc tịch để có thể vay vốn, phát triển sản xuất. Ảnh: Hoàng Táo
Ông Hồ Văn Thăng, Phó chủ tịch xã A Dơi thông tin, toàn xã có 67 hộ với 278 khẩu là người Việt Nam, di cư tự do từ Lào về nước trong 10-18 năm qua. Tất cả đều chưa được cấp quốc tịch Việt Nam trở lại, do đó không có sổ hộ khẩu, không chứng minh thư, kết hôn không giấy tờ khiến con cái không được khai sinh.
“Bà con không quốc tịch khiến xã khó khăn trong quản lý hành chính, còn bà con thiệt thòi trong nhiều chế độ, như không thể vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất hay ổn định cuộc sống, không có thẻ bảo hiểm y tế…”, ông Thăng nói.
Chính quyền tỉnh Quảng Trị và phía bạn Lào đã có nhiều cuộc làm việc song phương để xác minh những người không quốc tịch trở về Việt Nam. Tuy nhiên, Ban dân tộc tỉnh Quảng Trị cho hay phải đến tháng 8/2018, hai bên Việt – Lào mới trao trả và tiếp nhận những người di cư tự do từ Lào về Việt Nam, từ đó mới có cơ sở để cấp quốc tịch, cùng các chế độ khác cho những hộ dân này.
Hoàng Táo
Theo VNE
Người Vân Kiều dần "đoạn tuyệt" thuốc lá
Một thời gian rất dài, người Vân Kiều ở xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) hút thuốc như... cơm ăn, nước uống hàng ngày. Thế nhưng hiện nay, hầu hết phụ nữ và nhiều đàn ông Vân Kiều ở đây đã "đoạn tuyệt" với thuốc lá nhờ sự kiên trì vận động của các cấp Hội Nông dân...
Một thời cả xã "phì phèo"
Một thời gian dài trước đây, người Vân Kiều ở xã Ngân Thủy cũng có cuộc sống du canh du cư nay đây, mai đó giữa đại ngàn trường Trường Sơn. Cuộc sống giữa chốn rừng sâu, núi thẳm nên người Vân Kiều thường lấy thuốc lá để chống chọi lại với cái rét, từ năm này qua năm khác mà trở thành nghiện thuốc. Đi đến vùng đất mới nào, khi phát được cái rẫy, người Vân Kiều cũng dành một phần đất để trồng thuốc lá có cái mà hút quanh năm. Cứ thế, đàn ông hút đã đành, phụ nữ và cả trẻ con trên 11 tuổi cũng luôn thường trực điếu thuốc lá trên môi.
Trước đây khi phát rẫy, người Vân Kiều đều dành 1 phần đất để trồng cây thuốc lá
hút quanh năm. ảnh: P.P
Ông Hồ Ba ở bản Đá Còi, xã Ngân Thủy năm nay ngoài 70 tuổi nhưng cũng đã ngót nghét 60 năm gắn bó với điếu thuốc lá như một "món ngon khó bỏ". Ông Ba kể, cuộc sống quanh năm suốt tháng giữa rừng sâu lạnh lẽo nên ông cũng bắt chước người lớn Vân Kiều hút thuốc cho đỡ rét, và cứ thế ông nghiện thuốc cho đến bây giờ.
Trước đây người Vân Kiều chỉ có loại thuốc lá tự tay mình trồng trên rẫy, quanh nhà để hút. Nhưng thời gian gần đây, khi đường sá đi lại dễ dàng hơn, cùng với các loại hàng hóa khác, thuốc lá bao đã tràn về ở hầu hết các bản làng của người Vân Kiều nên nhiều người, đặc biệt là thanh niên rất thích hút thuốc lá đầu lọc được đưa từ miền xuôi lên. Vì thế căn bệnh nghiện thuốc trầm kha của người Vân Kiều ở xã Ngân Thủy này càng trở nên trầm trộng hơn. Theo một lãnh đạo xã Ngân Thủy, người dân không chỉ hút thuốc mọi lúc, mọi nơi khi ở nhà, đi làm trên rẫy... mà ngay tại trụ sở làm việc của xã, người dân đến làm thủ tục và cả cán bộ xã cũng hút thuốc, lúc nào cũng khói bay mù mịt, đầu lọc vứt bừa bãi, rồi thì khạc nhổ rất mất vệ sinh...
Quyết tâm bỏ thuốc
Cũng nhờ sự vận động của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và con gái làm cán bộ xã mà miềng bỏ được thuốc lá đó. Cán bộ nói, hút thuốc rất có hại cho sức khỏe. Mà đúng rứa, từ khi bỏ được thuốc lá miềng thấy sức khỏe của miềng tốt lên nhiều".
Bà Hồ Thị Đăng
Bà Hồ Thị Đăng ở bản Khe Sung, xã Ngân Thủy năm nay 56 tuổi thì cũng ngót nghét hơn 30 năm gắn môi với điếu thuốc. Cứ vài tiếng không có thuốc lá, bà lại thấy người bứt rứt, khó chịu. Dù bận mấy, bà cũng phải nghỉ tay để hút một điếu thuốc mới tiếp tục làm việc tiếp...
Nhưng đó là chuyện của 2 năm về trước, còn hiện tại bà Đăng đã thực sự "đoạn tuyệt" với điếu thuốc. "Cũng nhờ sự vận động của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và con gái làm cán bộ xã mà miềng bỏ được thuốc lá đó. Cán bộ nói, hút thuốc rất có hại cho sức khỏe. Mà đúng rứa, từ khi bỏ được thuốc lá miềng thấy sức khỏe của miềng tốt lên nhiều..." - bà Đăng nói.
Ông Nguyễn Thông -Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngân Thủy cho biết, Ngân Thủy là nơi sinh sống của người dân tộc Vân Kiều,l à một xã miền núi khó khăn của huyện Lệ Thủy với gần 80% là hộ nghèo. Thói quen hút thuốc trong cộng đồng người Vân Kiều nơi đây đã có từ lâu đời, trong đó hầu hết bà con hội viên nông dân (cả đàn ông và phụ nữ) đều hút thuốc. Trước tình hình đó, Ban chấp hành Hội Nông dân xã Ngân Thủy nhận thấy, không chỉ tuyên truyền chung mà phải xây dựng mô hình để khuyến khích, động viên bà con hội viên bỏ hút thuốc lá. Qua nhiều lần bàn bạc, Ban chấp hành Hội đã thống nhất xây dựng các tổ nhóm vận động "Hội viên nông dân nói không với thuốc lá" ngay tại các chi hội, thôn bản.
Bản Đá Còi là một trong những bản sớm thành lập được nhóm sinh hoạt "Hội viên nông dân nói không với thuốc lá" và có nhiều hội viên nông dân sớm "nói không với thuốc" nhất xã Ngân Thủy. Để làm được điều đó, Chi hội nông dân bản Đá Còi đã thường xuyên tổ chức được các buổi sinh hoạt tập thể, ngoài phổ biến những kiến thức về nông nghiệp, nông vụ, chi hội cũng tuyên truyền để chị hội viên thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, đời sống và kinh tế gia đình. Không chỉ có vậy, các cán bộ Hội Nông dân xã, thôn, bản còn đến nhà bà con, thủ thỉ nhỏ to về tác hại của thuốc lá. Và để bà con tin mình, cán bộ nông dân phải là những người làm gương bỏ thuốc lá trước nhất.
Theo ông Hồ Văn Bôn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngân Thủy, nhờ sự kiên trì vận động của Hội Nông dân và các đoàn thể xã hội khác ở xã Ngân Thủy mà hiện nay hầu hết chị em phụ nữ và nhiều người đàn ông ở xã Ngân Thủy đã bỏ được thuốc lá. Tại trụ sở xã, hội trường thôn hiện nay đã không còn cảnh "khói bay mịt mù" mỗi lần người dân đến làm việc, hội họp.../.
Theo Danviet
Bom nặng 270 kg dưới mặt đường Thi công đường vào công trình điện gió ở huyện Hướng Hoá (Quảng Trị), các công nhân phát hiện quả bom nặng khoảng 270 kg, nguyên ngòi nổ ở độ sâu 2 m. Quả bom dài 1,7m được tìm thấy khi san ủi đất để mở đường. Ảnh: Uyên Nhi Khoảng 7h ngày 11/1, tại công trình đường dẫn vào dự án điện...