Gần 300 hành khách gặp sự cố vé tàu đã được giải quyết
Đến hết ngày 4/12, nhiều hành khách gặp sự cố sau khi mua vé online trong ngày đầu tiên bán vé tàu tết đã được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giải quyết ổn thỏa.
Mặc dù gần 90.000 vé tàu Tết Ất Mùi đã được mua thành công qua mạng chỉ sau 4 ngày mở bán đem lại sự thuận tiện hơn cho người dân, sự cố 342 hành khách bị hủy mã đặt chỗ vẫn đang là mối quan tâm cần được ưu tiên giải quyết hàng đầu với cả Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và FPT. Đến thời điểm hiện tại, theo thông tin phóng viên nhận được thì đã có gần 300 hành khách gặp sự cố đã được liên lạc trực tiếp và giải quyết ổn thỏa.
Bị “tranh phần” vì lộ mã đặt vé
Là một trong số 342 hành khách bị mất vé tàu không rõ nguyên nhân, cuối cùng Vũ Xuân Trường (1987, sống tại HCM) đã thở phào nhẹ nhõm khi biết trường hợp của mình sẽ được ưu tiên giải quyết. Trường cho biết, so với việc phải chen lấn xếp hàng từ sáng tới chiều để mua vé thì năm nay thuận tiện hơn nhiều bởi cậu chỉ ngồi tại nhà và mất chưa đầy 5 phút đã mua được 4 tấm vé tàu tết. Tuy nhiên, khi đi thanh toán, không hiểu vì lý do gì mà 3 vé tàu cậu đặt đã không cánh mà bay, chỉ còn lại duy nhất một chiếc. Cậu đã hốt hoảng tìm đến ga Sài Gòn để xin được giải quyết.
Theo giải thích của nhà cung cấp dịch vụ bán vé tàu trực tuyến, trường hợp của Trường và một số trường hợp khác là do hành khách vô tình làm lộ mã đặt vé của mình nên có người đã sử dụng mã đó để hủy vé. Trường đã được đưa vào diện xếp hàng đợi, khi có hành khách nào đó hoàn lại vé thì hệ thống sẽ thông báo để mua kịp thời. Đến sáng ngày 4/12, Trường đã mua lại được 3 vé theo thông báo từ hệ thống. Mặc dù chưa mua lại được cả 4 vé như mong muốn nhưng Trường cảm thấy rất yên tâm vì phía cung cấp dịch vụ đã giữ đúng lời hứa.
Chị Lê Thị Loan (quận 12, TP.HCM) cũng là một trong số những khách hàng đã được ưu tiên giải quyết sớm. Chị đã dễ dàng đặt được vé online, tuy nhiên khi ra ga in vé thì lại bị lỗi. Là cán bộ nhân sự của một công ty Hàn Quốc, đang vào thời điểm cuối năm bận rộn nên chị không thể xin nghỉ làm nhiều để ra xếp hàng chờ đợi tại ga chờ giải quyết. Cũng như Trường, chị được đưa tên vào hàng đợi và được khuyên cứ yên tâm đi làm, khi nào in được vé sẽ nhắn tin cho chị đến lấy.
Video đang HOT
“Ban đầu mình cũng không yên tâm quay về vì sợ không lấy được vé. Nhưng vì các cán bộ hỗ trợ tại ga rất nhiệt tình, cộng thêm lời hứa của các lãnh đạo cấp cao, công việc thì bận rộn nên đành liều. Ai ngờ, đến trưa, nhân viên của FPT nhắn tin thông báo đã in được vé nên mình đến ga in luôn”, chị Loan phấn khởi cho biết.
Cam kết giải quyết xong trong tháng 12
Ông Bùi Thanh Bình, Giám đốc dự án Hệ thống bán vé tàu điện tử phía FPT cho biết, những sự cố với hành khách phát sinh trong 2 ngày đầu tập trung vào 2 nguyên nhân: hành khách bị hủy mã đặt chỗ qua mạng ngoài chủ ý, bị hủy mã đặt chỗ khi chuyển từ hình thức thanh toán trả sau sang thanh toán trực tuyến.
Tính đến 16h30 ngày 4/12/2014 đã có 115.168 vé tàu Tết được bán với 88.337 vé bán qua website, 10.717 vé thanh toán qua thẻ, 66.796 vé thanh toán qua đại lý, 10.824 vé thanh toán tại gia. Hiện tại vẫn còn 44.364 vé tàu xuất phát từ Sài Gòn trong các ngày 8-17/2 (riêng 4 ngày cao điểm 13-16/2 còn 609 vé) và 61.719 vé xuất phát từ Hà Nội trong các ngày 20/2-3/3.
Đối với những hành khách bị ảnh hưởng, TCty Đường sắt VN đã nỗ lực giải quyết gần 300 trường hợp. Những hành khách còn lại hiện vẫn đang được ưu tiên trong danh sách hàng đợi để nhận thông báo mua vé ngay khi có chỗ trống mới phù hợp xuất hiện trên hệ thống. Chắc chắn trong tháng 12 này, sự cố của những hành khách nói trên sẽ được giải quyết dứt điểm.
Về mặt kỹ thuật, hệ thống đã được khắc phục các nguyên nhân nói trên. Sau khi mở rộng thời hạn thanh toán và tạm dừng chức năng hủy vé qua mạng thì hệ thống không ghi nhận thêm trường hơp phát sinh nào nữa.
Nói về việc nhà cung cấp phải tạm ngừng chức năng hủy vé qua mạng, ông Bình khẳng định mục đích là để đảm bảo quyền lợi hành khách, không tạo cơ hội cho việc gian lận hủy vé, tranh chỗ của người khác khi các cá nhân vô tình để lộ mã đặt chỗ của mình.
Chia sẻ thêm với phóng viên, đại diện của Đường sắt Việt Nam bày tỏ:” Gần 120.000 chiếc vé tàu đã đến tay người dân, trong đó có gần 90.000 vé bán qua mạng chỉ trong 4 ngày là con số vượt xa mọi năm. Nếu bán từng đó vé trực tiếp tại ga vào những ngày đầu mở bán, chắc chắn sẽ là khủng hoảng lớn cho cả nhà ga lẫn người dân, tình cảnh xếp hàng, chen lấn chắc chắn sẽ còn tệ hơn những năm trước. Hệ thống mới đi vào vận hành trên quy mô toàn toàn quốc và đang trong thời gian cao điểm nên có một số vấn đề phát sinh ngoài dự kiến, chúng tôi mong muốn nhận được sự thông cảm và chia sẻ từ hành khách đi tàu. Hiện tại chúng tôi đang duy trì đội ngũ chuyên gia đông đảo, túc trực liên tục để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo quyền lợi của hành khách. Trong thời gian tới, hệ thống vẫn sẽ tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân”.
Ngoài ra, do tâm lý phải cầm chắc vé trong tay mới yên tâm, một lượng lớn hành khách đổ ra ga để in vé ngay sau khi thanh toán thành công, tạo áp lực tại ga Sài Gòn và nghẽn mạng hệ thống tin nhắn lấy số thứ tự của nhà ga trong vài ngày qua. Theo quy định của Đường sắt, thời hạn lấy vé chậm nhất là 30 phút trước giờ khởi hành, do vậy người dân không nhất thiết phải sắp xếp ra ga in vé ngay sau khi thanh toán thành công mà có thể kiểm tra được tình trạng vé qua website và ra ga in vé vào thời điểm thuận tiện khác.
PV
Theo Dantri
Khách vây ga SG: Mua vé từ ga HN không cần CMND
Nhiều hành khách tại ga Sài Gòn đã không lên được tàu về quê ăn Tết vì thông tin CMND không trùng với thông tin in trên vé đã mua.
Hành khách mua vé từ ga Hà Nội không cần chứng minh nhân dân.
Trước đó, từ đầu tháng 10, Đường sắt Việt Nam đã công bố các phương án chống đầu cơ vé Tết để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Hành khách muốn mua vé đi tàu dịp Tết, phải có chứng minh nhân dân (CMND) và mỗi CMND chỉ được mua từ 2-4 vé.
Năm nay, đường sắt Việt Nam đã quy định, khách mua vé tàu Thống Nhất chiều TP. HCM đến Nha Trang trở ra từ 20/1 đến hết 29/1 phải xuất trình CMND hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh. Kể cả khách mua vé qua mạng cũng phải khai đầy đủ số CMND và điện thoại liên lạc.
Tuy vậy, nhiều hành khách chủ quan, không để ý quy định này. Khách đi tàu mua vé qua nhiều trung gian, cò. Đến khi lên tàu, thông tin CMND và vé không giống nhau, họ không được nhân viên đường sắt chấp nhận.
Trả lời chúng tôi, bà Phùng Thị Lý Hà (Phó trưởng ga Hà Nội) cho biết, ga Hà Nội không có tình trạng đó. Khách đi từ ga Sài Gòn cần CMND nhưng từ ga Hà Nội không cần.
Theo bà Hà, đây không phải là năm đầu tiên ngành đường sắt có quy định này. Do lượng khách đi tàu từ TP. HCM ra Bắc trước Tết luôn rất đông nên Đường sắt Việt Nam ra quy định để ngăn chặn nạn "phe" vé. Qua đó, cò mồi không có cơ hội làm tiền hành khách.
Trước Tết rất lâu, Tổng công ty Đường sắt đã ra thông báo rộng rãi. Những hành khách chủ quan, mua vé ngoài sẽ buộc phải trả lại vé và mất phí.
"Khách mua vé khứ hồi Hà Nội - Sài Gòn, ga Hà Nội cũng yêu cầu xuất trình CMND theo quy định." - Bà Hà nói thêm.
Từ đầu tháng 10/2013, Đường sắt Việt Nam đã bán vé tàu Tết tất cả các tàu Thống Nhất. Ngành đường sắt quy định, hành khách trả vé, đổi vé có lịch khởi hành trong đợt cao điểm) phải trả trước khi tàu chạy ít nhất 10 giờ và mất phí 30% tiền vé. Tập thể đi tàu trong thời gian cao điểm này không được giảm giá. Đợt cao điểm là trước Tết từ 20/1 đến 29/1 và sau Tết 3/2 - 15/2. Tàu Thống Nhất số hiệu chẵn chạy Nam ra Bắc, cao điểm trước Tết từ ngày 20/1 đến hết ngày 29/1/2014 và tàu số hiệu lẻ chạy Bắc vào Nam, cao điểm sau Tết từ ngày 3/2 đến hết ngày 15/2/2014. Nhà ga cũng bán vé ghế phụ. Giá vé ghế phụ bằng 80% giá vé thấp nhất đoàn tàu. Ghế phụ là ghế nhựa.
Theo Khampha
Vé tàu hỏa bị tẩy chay vì giá cao chóng mặt Đến thời điểm này, ngành đường sắt còn tồn trên 20.000 vé tàu tết. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra. Ga Sài Gòn vắng khách đến xếp hàng mua vé. Ảnh: MINH PHONG Sở dĩ người dân quay lưng với tàu tết một phần vì giá vé tăng quá cao, phần nữa do thái độ phục vụ của ngành không làm...