Gần 300 binh sĩ Hàn Quốc tiến vào trụ sở quốc hội sau lệnh thiết quân luật
Khoảng 280 binh sĩ đã tiến vào trụ sở quốc hội Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk-yeol bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật giữa đêm 3/12.
Binh sĩ Hàn Quốc tiếp cận tòa nhà quốc hội (Ảnh: Reuters).
Yonhap dẫn lời Tổng thư ký quốc hội Hàn Quốc Kim Min-ki tại cuộc họp báo sáng 4/12 cho biết, ngay sau khi Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật đêm qua, cảnh sát đã chặn các lối ra vào trụ sở quốc hội ở thủ đô Seoul, ngăn các nghị sĩ và quan chức quốc hội khác vào bên trong tòa nhà từ 22h50.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng cử khoảng 230 binh sĩ thiết quân luật vào khuôn viên quốc hội thông qua 24 máy bay trực thăng từ 23h48 tối ngày 3/12 đến 1h18 sáng ngày 4/12. Khoảng 50 binh sĩ khác vào tòa nhà quốc hội bằng cách leo qua tường.
Ông Kim công bố đoạn video trích xuất từ camera an ninh ghi lại cảnh quân đội có vũ trang đổ bộ xuống khuôn viên từ trực thăng trước khi tiến vào khu nhà quốc hội và sảnh chính.
Ông cho biết ban thư ký quốc hội sẽ đánh giá thiệt hại do ban bố tình trạng thiết quân luật và truy cứu những người chịu trách nhiệm về “các hành vi trái pháp luật”.
Ông Kim nhấn mạnh thêm, sau sự việc này, bắt đầu từ hôm nay, các quan chức quốc phòng, sĩ quan cảnh sát sẽ tạm bị cấm vào tòa nhà quốc hội. Ông giải thích: “Đây là biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ sự an toàn của các nhà lập pháp và bảo đảm chức năng của quốc hội”.
Bên ngoài nhà quốc hội Hàn Quốc sau khi Tổng thống ban bố thiết quân luật
Cuối ngày 3/12, Tổng thống Yoon Suk-yeol bất ngờ ban bố thiết quân luật. Đây là lệnh thiết quân luật đầu tiên của một tổng thống Hàn Quốc trong vòng 44 năm qua.
Sắc lệnh cấm mọi hoạt động chính trị, bao gồm cả các cuộc biểu tình và hoạt động của các đảng phái chính trị, cấm các cuộc đình công. Ngoài ra, sắc lệnh yêu cầu đặt tất cả các phương tiện truyền thông và nhà xuất bản dưới sự kiểm soát của quân đội.
Ngay sau sắc lệnh, binh sĩ và xe quân sự xuất hiện trên đường phố ở Seoul và đã xảy ra xô xát giữa lực lượng an ninh với người biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội.
Đến hơn 1h sáng, sau khi các nhà lập pháp ở quốc hội bỏ phiếu thông qua nghị quyết chặn sắc lệnh thiết quân luật của Tổng thống, các binh sĩ mới bắt đầu rút lui. Đến khoảng hơn 4h, Tổng thống Yoon Suk-yeol tuyên bố, nội các của ông đã nhất trí dỡ bỏ lệnh thiết quân luật. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng xác nhận binh sĩ đã trở lại căn cứ.
Hiện chưa rõ thiệt hại sau những giờ thiết quân luật, song sau vụ việc này nhiều nhà lập pháp và người biểu tình đề nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol, yêu cầu ông từ chức.
Toàn bộ trợ lý cấp cao của ông, bao gồm Chánh văn phòng, Cố vấn An ninh Quốc gia, đã đệ đơn từ chức. Hàng loạt sự kiện của chính phủ Hàn Quốc vào hôm nay cũng bị hoãn hoặc hủy.
Sân bay quốc tế Incheon của Hàn Quốc dường như không bị ảnh hưởng, chỉ có một số chuyến bay bị hoãn.
Một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ, kêu gọi người dân thận trọng khi đến Hàn Quốc. Phái đoàn Mỹ tại Hàn Quốc khuyến cáo người Mỹ tránh những khu vực đang diễn ra biểu tình và theo dõi tin tức địa phương để có hướng dẫn mới nhất từ chính quyền.
10 trợ lý cấp cao của tổng thống Hàn Quốc đồng loạt từ chức
Chánh văn phòng tổng thống, cố vấn an ninh quốc gia... cùng nhiều phụ tá quan trọng khác của tổng thống Hàn Quốc đã đề nghị được từ chức hôm 4-12.
Theo hãng tin Yonhap, đề nghị từ chức hàng loạt từ các trợ lý cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol được đưa ra sáng 4-12.
Những người này bao gồm Chánh văn phòng tổng thống Chung Jin-suk, Cố vấn An ninh quốc gia Shin Won-sik, Chánh văn phòng Phụ trách chính sách Sung Tae-yoon và 7 phụ tá cấp cao khác.
Binh lính chuẩn bị tiến vào hội trường chính của Quốc hội Hàn Quốc tại Seoul vào sáng sớm 4-12, sau lệnh thiết quân luật từ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol - Ảnh: YONHAP
Những lời đề nghị này được đưa ra sau khi ông Yoon tuyên bố thiết quân luật vào đêm 3-12 và sau đó bị quốc hội Hàn Quốc chặn lại vào đầu ngày 4-12.
Trong khi đó, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc hôm 4-12 đã trải qua ngày bận rộn, nỗ lực đánh giá tình hình kinh doanh sau khi tuyên bố thiết quân luật khẩn cấp gây chấn động khắp thị trường tài chính.
Các công ty chủ chốt như Samsung, SK và LG đều tổ chức các cuộc họp khẩn cấp.
Hội đồng Supex của SK, cơ quan ra quyết định cao nhất của tập đoàn, đã triệu tập một cuộc họp với các giám đốc điều hành từ các công ty con chủ chốt trong khi LG cũng họp chiến lược khẩn cấp để theo dõi diễn biến của thị trường tài chính.
Các nhân viên LG tại trụ sở gần tòa nhà quốc hội Hàn Quốc ở Seoul được khuyến cáo làm việc từ xa do có khả năng xảy ra tình trạng bất ổn chính trị ở khu vực này.
Quan chức tại một tập đoàn lớn cho biết: "Do Hàn Quốc là nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên tình hình bất ổn chính trị đã tác động tiêu cực đến uy tín của thị trường tài chính".
Người này cũng bình luận rằng sự bất ổn chính trị không nên phá vỡ sự ổn định kinh tế.
Các nhóm vận động hành lang lớn đồng thời chạy đua đánh giá tác động của việc thiết quân luật đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về các cách đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định. "Chúng tôi đặt mục tiêu hợp tác chặt chẽ với các bộ ngành liên quan đến kinh tế để đảm bảo môi trường ổn định cho doanh nghiệp" - một quan chức từ cơ quan này nói với Yonhap.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cũng sớm tổ chức họp để đánh giá tình hình.
Anh, Nga và Nhật Bản quan ngại về tình hình ở Hàn Quốc Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 3/12, Bộ Ngoại giao Anh ra tuyên bố bày tỏ quan ngại trước những diễn biến tại Hàn Quốc, đồng thời kêu gọi công dân Anh đang có mặt tại quốc gia Đông Á này theo dõi sát tình hình để đảm bảo an toàn. Binh sĩ Hàn Quốc tại Toà nhà Quốc hội ở Seoul,...