Gần 30 % trẻ Việt nam bị thấp còi
Tiến sỹ Nguyễn Công Khanh – Chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam cho hay, mặc dù đời sống có nhiều cải thiện nhưng tỷ lệ trẻ thấp còi (chiều cao so với tuổi) cải thiện vẫn còn chậm. Hiện nay, tỷ lệ trẻ em Việt Nam thấp còi so với tuổi vẫn còn cao, chiếm khoảng 28-29%.
Trẻ suy dinh dưỡng ở hai dạng gầy và béo phì. Ảnh minh họa.
Ông Khanh cho hay, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam hiện nay so với cách đây 10 năm, 20 năm tiến bộ rất nhiều do sự phát triển của kinh tế, xã hội. Nếu như trước đây tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi có thể lên đến 40% thì nay tỷ lệ trẻ này chỉ ở mức từ 13-16%.
Hiện nay, tình hình dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển tiếp. Nếu như trước kia trẻ em thiếu dinh dưỡng là chủ yếu thì nay tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em đang chuyển sang giai đoạn “gánh nặng kép.” Đó là vấn đề trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn, nhưng lại có thêm tình trạng trẻ thừa cân béo phì đang gia tăng lên.
Suy dinh dưỡng là một bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế. Trẻ suy dinh dưỡng nặng cấp tính có nguy cơ tử vong cao gấp 9 lần so với trẻ được nuôi dưỡng tốt.
Video đang HOT
Vì vậy, ông Khanh khuyến cáo những bậc phụ huynh cần tăng cường hiểu biết về các chế độ dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn tốt nhất cho trẻ nhằm phát triển cả chiều cao và thể chất, trí tuệ.
Theo VnMedia
Có đứa trẻ bị bỏ rơi ngay trong gia đình mình
Có nhà bố say rượu đánh con, đêm bắt con phục vụ việc cờ bạc. Hay mẹ suốt ngày làm đẹp, đến đêm đẩy con gái ra đường "bán hoa". Còn có gia đình rất giàu, bố mẹ cho con tiền tha hồ chơi bời nhưng không dành thời gian quan tâm, giáo dục con...
Đó là ý kiến của bà Ninh Thị Hồng, Ủy viên Thường vụ Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam xung quanh các vụ bạo hành trẻ em đang diễn ra liên tục thời gian gần đây với mức độ nghiêm trọng
Hiện trẻ em Việt Nam đang được bảo vệ bởi Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em; Chính phủ cũng ban hành luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến cho rằng trong vài năm trở lại đây tình trạng các vụ việc hành hạ trẻ em nói chung và làm nhục trẻ em nói riêng vẫn diễn ra nghiêm trọng. Trong khi dó, trong bộ máy hành chính có cả trăm công chức ăn lương để thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Dường như họ chưa làm đủ trách nhiệm của mình? Ý kiến của bà về vấn đề này?
Đúng là thời gian gần đây, vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em chưa được như chúng ta mong muốn. Đã diễn ra không ít những vụ việc thương tâm như vụ em Lộc bị bố đẻ đánh chết hay nữ sinh S. bị đeo biển "ăn cắp" ở Gia Lai... Những vụ việc trên đã khiến cả xã hội bức xúc. Hiện Chính phủ cũng đã thành lập nhiều đơn vị chức năng chuyên trách về các vấn đề trẻ em như Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em Bộ LĐ-TB&XH... Tuy nhiên, những lực lượng này rất mỏng, càng về các địa phương, cán bộ hoạt động trong lĩnh vệ chăm sóc, bảo vệ trẻ em càng thưa vắng.
Thực tế cũng cho thấy tại nhiều địa phương, chính quyền các cấp hầu như chưa quan tâm đến lĩnh vực này. Do đó khi những vụ hành hạ, ngược đãi trẻ em bị báo chí phanh phui, lúc ấy họ mới chạy đi giải quyết hậu quả bởi trước đó "không được biết". Như vậy, nếu không có báo chí, người dân không báo cáo thì các cơ quan chức năng hầu như không nắm được thông tin gì nơi mình quản lý.
Cũng cần phải nhìn nhận, đặc thù của xã hội ta là trẻ em đa phần nằm trong gia đình, cộng đồng. Do đó, công tác quản lý từng hộ gia đình tại địa phương rất quan trọng. Nếu chính quyền địa phương, tổ dân phố, xã phường không quan tâm thì chuyện trẻ em bị hành hạ, ngược đãi rất ít khi được phát hiện; mà khi phát hiện thì hầu như đã rất nghiêm trọng rồi. Như Hội Bảo vệ quyền trẻ em chúng tôi là những người tự nguyện, dù có tâm huyết đến đâu thì năng lực cũng hạn chế.
Theo tôi, bên cạnh các cơ quan chuyên trách, Nhà nước phải có những chính sách động viên các tổ chức xã hội và mọi người dân đều phải tham gia vào việc này.
Bà có cho rằng qua những vụ việc hành hạ trẻ em có thể nhận thấy, dường như người lớn đang lơ là, thậm chí thờ ơ trước những cảnh trẻ em bị bạo hành?
Đi nhiều, tiếp xúc nhiều tôi nhận thấy dường như ở các thành phố lớn, sự thờ ơ thiếu quan tâm đến nhau ngày một nặng nề. Không ít người thành phố có quan điểm nếu không phải động vào con em mình thì thôi, không cần quan tâm. Như vậy, những đứa trẻ phải sống xa cha mẹ, thiếu sự quan tâm của gia đình sẽ là đối tượng dễ bị hành hạ nhất. Tôi đã đi đến những bản làng ở vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo. Ở đó còn có cảnh trẻ nghèo có lúc gặp đói, rét, thậm chí không được tiếp cận với văn minh, nhưng chưa chắc đứa trẻ đã bị đối xử tàn tệ. Bởi ở đó cả làng bản cùng nghèo. Nhưng khi một đứa trẻ bị mất cha mẹ, nó sẽ được bao bọc. Những người dân nghèo quan niệm, để một đứa trẻ lang thang là điều xấu hổ của cả một dòng họ. Do đó, đứa trẻ mồi côi sẽ được cả dòng họ, cộng đồng cưu mang.
Cháu Đỗ Doãn Lộc (sinh năm 2006) đã bị bố đẻ đánh đập hành hạ đến chết.
Nhưng ngược lại tại một số địa phương, có những gia đình không hề nghèo đói nhưng vẫn bắt con nghỉ học, đẩy ra ngoài đường ăn xin. Bởi quan điểm ở cộng đồng đó cho rằng, đó là chuyện bình thường. Tôi vừa lên Lai Châu, đến với đồng bào dân tộc vùng hẻo lánh và rất nghèo khó. Họ làm lụng rất vất vả để nuôi con. Có gia đình 5 con nhưng nhà đó chưa từng đánh con bao giờ. Trong khi đó, dưới xuôi, ngay tại những gia đình sinh sống trong thành phố vẫn diễn ra cảnh bố say rượu đánh con, thậm chí đêm đêm bắt con phục vụ việc cờ bạc. Hay cảnh mẹ suốt ngày làm đẹp, đến đêm đẩy con gái ra đường "bán hoa".
Còn có gia đình rất giàu có, bố mẹ sẵn tiền thuê người ở phục vụ, cho con tiền tha hồ chơi bời, mua sắm nhưng không dành thời gian quan tâm, giáo dục con. Những đứa trẻ đó cũng là những đối tượng bị thiệt thòi, không được quan tâm và dễ sa ngã...
Trân trọng cảm ơn bà!
Bà Khuất Thu Hồng cho rằng, hiện nay công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta còn thiếu tính thực tế, chưa gắn với cộng đồng. Trong khi bạo hành trẻ em đanh diễn ra bằng nhiều hình thức. Thực tế hiện nay trẻ em chưa được giáo dục để hiểu được quyền của các em và cha mẹ cũng chưa hiểu hết trách nhiệm của mình đối với trẻ em. "Phải tuyền truyền để cả xã hội hiểu và chấp nhận, nếu trẻ em có gọi điện cho cơ quan chức năng tố cáo bị bạo hành thì đó là chuyện bình thường, chứ không phải đó là hành động bất hiếu, láo lếu" - Bà Hồng nói. Bà Hồng cũng cho rằng cần xã hội hóa các tổ chức bảo vệ trẻ em một cách thực chất. Theo đó, bên cạnh các cơ quan bảo vệ trẻ em, cần có thêm các tổ chức hoạt động hỗ trợ bảo vệ trẻ em do cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra giám sát, cấp giấy phép, tránh trình trạng tràn lan, thiếu kiểm soát.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Vụ nữ sinh đeo biển "ăn trộm": Trách nhiệm bảo vệ trẻ em bị bỏ ngỏ? "Sự việc nữ sinh bị ép đeo biển "ăn trộm" là hành vi không thể chấp nhận của người lớn hành xử đối với trẻ em, vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Những cơ quan bảo vệ trẻ em cũng đang không thực hiện đủ trách nhiệm của mình"... Đó là ý kiến của bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên...