Gần 30 năm oán than nghĩ bị mẹ bỏ rơi, ngày gặp lại cô gái mới biết sự thật đau lòng
Ngần ấy năm, chị Ngọc vẫn đinh ninh mẹ đã bỏ rơi mình ở bến phà Gianh, Bố Trạch, Quảng Bình.
Cô gái mang nỗi đau nghĩ mẹ bỏ rơi suốt 32 năm
Đúng ngày 20/11 cách đây 32 năm, bà Dương Thị Hợi đang đạp xe đi dạy đến trước cửa chợ Ba Đồn, Quảng Trạch, Quảng Bình thì trông thấy bé gái khoảng 4 – 5 tuổi vừa khóc thét gọi mẹ, vừa chạy bám theo sau xe của một người buôn bò. Gác lại công việc, người phụ nữ chạy khắp chợ, hỏi tìm người thân cho bé gái nhưng bất thành.
Sau đó, bà Hợi đưa cháu bé về nuôi, nhận làm con gái út trong nhà (đã có 1 trai, 1 gái). Bé gái chỉ nhớ mình tên là Ka, ở đâu, cha mẹ ra sao thì em không biết gì. Chẳng có bất cứ thông tin nhân thân nào, chồng bà đành lấy ngày sinh và tên đệm của mình để đặt cho bé gái là Mai Thị Ngọc. Thương bé con lạc người thân giữa đường, giữa chợ, vợ chồng bà Hợi ưu tiên chăm sóc hơn cả con đẻ của mình.
Bà Hợi và chị Ngọc hồi còn bé
“Khi cháu về cháu cứ giành mẹ nhưng nói giọng địa phương mẹ choa (mẹ tao – PV) chứ không phải mẹ mi (mẹ mày – PV). Chị gái đụng đến vai mẹ là cháu xô luôn. Chị gái chỉ ngồi khóc. Tôi cứ một buổi đi dạy, một buổi đạp xe đạp đến các chợ thông báo ai có mất con đi lạc con thì tôi trao lại”, bà Hợi nhớ lại.
Ngày đó, sau khi cất được căn nhà để có chỗ che mưa che nắng, chồng bà Hợi chẳng may qua đời. Bao nhiêu gánh nặng đổ dồn lên vai người phụ nữ ấy. Thấy gia đình quá khổ, con trai cả của bà Hợi học đến cấp 2 phải xin nghỉ làm nghề may phụ mẹ nuôi hai em gái.
Vào năm đó, tỉnh miền Trung nắng gió ấy nhiều người thiếu ăn. Với đồng lương giáo viên ít ỏi của bà Hợi, nuôi 4 miệng ăn quả thật không đủ. Thế nhưng, bà vẫn quyết tâm vay nợ cho hai con gái được ăn học đàng hoàng. Vì thế, cả Ngọc và chị gái đều theo ngành sư phạm của mẹ.
Chị Mai Thị Ngọc (SN 1985) theo ngành sư phạm của bà Hợi
Cũng kể từ ngày được mẹ nhận về nuôi, bé gái 5 tuổi ấy vẫn luôn trăn trở nỗi băn khoăn trách móc mẹ đẻ đã bỏ rơi mình. Chị Ngọc nhớ hồi đó đi vào Nam với mẹ đến bến phà. Khi ngồi trên xe, mãi không thấy mẹ đâu trong khi đồ đạc vẫn còn đó, chị Ngọc nhảy xuống xe tìm mẹ thì xe phà chạy mất.
“Em suy nghĩ mẹ bỏ rơi em. Đi một đoạn rồi nhưng không thấy mẹ. Nếu có thất lạc, hơn 30 năm rồi thì mẹ phải đi tìm em chứ. Sau thất lạc vài năm còn có báo chí, đài tiếng nói Việt Nam về cũng đưa tin nhưng em không có tin tức gì của mẹ đẻ cả. Nhiều lần hồi học cấp 3 đi học về, em luôn nghĩ có khi nào bố mẹ đẻ đã đến nhà tìm gặp. Nhưng đó chỉ là tưởng tượng”, chị Ngọc tâm sự.
Trong khi đó, miệng lưỡi thế gian nhiều lời đàm tiếu khiến cho cô bé ấy nửa tin nửa ngờ. Người động viên có thể mẹ sơ suất, lạc mất chứ không phải bỏ rơi. Người thì bảo mẹ cố tình bỏ con hoặc chị Ngọc là con riêng của mẹ nên thả ở phà cho người khác nuôi.
Bà Hợi thương con nuôi như con đẻ. Nuôi hơn 30 năm, bà tha thiết viết thư tìm nguồn cội cho con gái nuôi
Thiên hạ vẫn không ngừng những lời bàn tán dị nghị. ” Nhiều người còn đặt điều ra câu chuyện mẹ Hợi có mối quan hệ ngoài luồng đẻ ra em rồi nhờ người nuôi hộ, đến 4 – 5 tuổi thì bịa chuyện nhặt được đứa trẻ ngoài chợ để mang em về nuôi. Lý do bởi càng lớn em càng có nét giống mẹ, mà yêu thương em đến vậy”, chị Ngọc kể lại.
Video đang HOT
Cứ thế suốt hơn 30 năm, chị vẫn không ngừng oán thán mẹ đẻ đã bỏ rơi lại mình. Cũng chính vì thế khi lớn lên chị chẳng có chút niềm tin hay tha thiết nào để tìm về nguồn cội. Phần nữa cha mẹ nuôi yêu thương, chiều chuộng. Chị Ngọc chưa bao giờ cảm giác lạc lõng vì có gia đình thứ hai quá trọn vẹn.
Đến khi chị Ngọc ăn hỏi với với một thanh niên ở địa phương, bà Hợi mới viết thư đi tìm gia đình ruột thịt cho con gái nuôi. Suốt ngần ấy thời gian, dù rất yêu thương con gái nuôi nhưng người phụ nữ ấy không ích kỷ bà vẫn mong chị Ngọc sẽ tìm được cha mẹ ruột. ” Con chim có tổ con người có tông. Muốn cháu có tổ ấm gia đình ruột cật, tôi chẳng qua chỉ là người đỡ đầu nuôi cháu thôi. Giờ cháu lấy chồng ở địa phương (xã Quảng Thanh), dù xa hay gần, dù có đi đâu cháu cũng trở về Quảng Thanh”.
Lạc con trên bến phà, mẹ điên dại đi tìm
Trong khi đó, ngần ấy năm bà Trần Thị Ân (Tân Kỳ, Nghệ An) đau đáu tìm con gái thất lạc tên Hoàng Thị Thanh Ka 5 tuổi bước sang tuổi thứ 6 được 20 ngày. 32 năm về trước, người mẹ đưa con gái thứ ba (trong gia đình 4 người con) vào Nam, vậy mà thành ngày định mệnh mất đi đứa con ruột thịt.
Chồng bà Ân là lính lái xe Trường Sơn, còn bà là cán bộ tập kết xây dựng nông trường ở Nghệ Tĩnh. Ngày đó, bà đánh thức con gái tên Ka dậy lúc 3h sáng đi xe ra Vinh (Nghệ An) để đi thăm ông bà ngoại ở Đồng Nai. Chồng bà Ân cương quyết bảo vợ phải mang con gái theo để khoe với ông bà và cho cậu dì biết mặt cháu.
Bà Ân dằn vặt nỗi đau lạc con, nhiều đêm mắt nhắm lại mà không tài nào ngủ nổi
Kể lại khoảnh khắc ấy, bà Ân vẫn khóc nức nở, nỗi đau tưởng như đã nguôi ngoai nhưng nay nhắc lại vẫn khiến người phụ nữ quặn lòng. Đó là nỗi đau khổ quá lớn của người mẹ để lạc mất con.
” Đi quãng đường 200 km từ Tân Kỳ đến Phà Gianh, người lớn phải xuống xe đi bộ. Tôi dặn con ngồi trên xe đợi mẹ. Nhưng khi xuống phà không thấy con gái đâu nữa. Dù phà đang trôi xa, tôi vẫn nhảy xuống bến tìm con”, bà Ân bật khóc kể lại.
Cứ thế bà Ân lên bến đón xe, đón phà sang sông mấy lần. Đi vào Đông Hà quay ra sông Gianh rồi bà lại vào tận TP. HCM tìm con gái trong điên loạn. Lần vào đó, bà còn bị xe tông phải nằm viện. Suốt 2 năm đầu, người mẹ chân không dép, đầu không nón ra Bắc vào Nam tìm con. Nghe người ta nói có bé gái lên xe đi Hải Phòng, bà lại lần tìm nhưng đều bất thành.
Chị Ngọc và bà Ân đã thất lạc hơn 30 năm
” Cảm giác nhìn xuống sông chỉ muốn nhảy xuống nhưng phải kiềm chế không dám nhảy vì nghĩ mẹ chết thì còn 3 đứa ở nhà lại mồ côi. Nhưng mỗi lần đi qua phà sông Gianh, tôi cứ tưởng tượng lại thời điểm thất lạc con, lòng đau vô cùng”.
Cũng vì việc lạc mất con, chồng bà Ân chán nản lâm vào cảnh rượu chè. Cứ mỗi lần ông uống say lại đuổi đánh vợ. Còn hai con trai và một con gái nữa nên bà cố quên đi để lo cho các con, ngày ngày tất bật đầu tắt mặt tối mong nguôi ngoai phần nào.
Sống trong dằn vặt suốt hàng chục năm trời, bà Ân vẫn ước nguyện được một ần gặp lại con. Chỉ cần biết con gái vẫn sống khỏe là người mẹ ấy yên phận, cam lòng.
Ngày 23/3/2021, sau những nỗ lực tìm kiếm, điều ước của người mẹ đã thành hiện thực. Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly đã giúp chị Ngọc (hay là Ka) và bà Ân đã có cuộc đoàn tụ đầy nước mắt sau hơn 3 thập kỷ xa cách. Gặp lại nhau, hai mẹ con mới biết đã có một lần cơ hội đoàn tụ rất gần nhưng đã bỏ phí mất chỉ vì lời đồn đại.
Cuộc đoàn tụ đầy nước mắt của bà Ân và con gái thất lạc
Thời điểm đó, có hai người đàn ông bán bò đến nhà bà Hợi bảo có người mẹ lạc mất con gái đang khóc lóc khắp nơi đi tìm, muốn dẫn chị Ngọc đi. Nhưng vì nhiều tin đồn về nạn buôn bán, bắt cóc trẻ em mà bà Hợi không dám giao. Bà bảo muốn đón phải đến tận nơi. Còn bà Ân cũng tưởng con gái đã bị bắt cóc đưa sang nước ngoài nên không tới…
Mẹ bỏ rơi lúc 9 tháng tuổi, bố tâm thần, cô bé 11 tuổi vượt qua nghịch cảnh trong nước mắt
Bố bị tâm thần, 9 tháng tuổi mẹ bỏ Ánh đi, cô bé 11 tuổi gạt nước mắt, tính chuyện bỏ học, đi làm thuê, kiếm tiền nuôi ông bà nội.
BỐ TÂM THẦN, MẸ BỎ ĐI, ÔNG BÀ GIÀ CẢ, CÔ BÉ BIẾT DỰA VÀO AI?
Ánh có nhiều ước mơ lắm. Nhưng trong ánh mắt của cô bé 11 tuổi luôn có nét buồn không nói thành lời. Ánh nhát, ít nói, nhưng lại rất cứng cỏi, ít rơi nước mắt.
Có 3 điều Ánh luôn luôn ước ao, đó là:
Muốn mẹ trở về
Muốn có nhà để ở
Muốn bố khỏi bệnh
Khi Ánh chưa tròn 9 tháng tuổi, mẹ cháu đã bỏ đi biệt xứ, từ đó không có chút tin tức nào nữa. Nay đã hơn 11 tuổi, Ánh không có chút ký ức hay hình ảnh nào gợi về mẹ, nhưng trong sâu thẳm trái tim và từng lời nói, cháu luôn khao khát được gặp mẹ.
Khi Ánh biết nhận thức, cô bé đã quen với hình ảnh ông bà nội tuổi cao, sức yếu vẫn phải còng lưng kiếm từng đồng đong gạo; còn cha của Ánh khỏe mạnh nhất nhưng không làm việc, suốt ngày phá phách, mắng chửi.
Thương ông bà nội tuổi già, sức yếu; thương thân không thể dựa được vào người cha tâm thần, bé Ánh chỉ nghĩ đến một con đường duy nhất là nghỉ học, đi làm thuê, kiếm tiền nuông ông bà.
Ở nơi Ánh sống, nhiều nhà còn khó khăn lắm, ai cũng phải lo cho cuộc sống riêng, cho từng bữa ăn của mình nên không mấy ai có thời gian để tâm đến hai ông bà lão tuổi cao, sức yếu, nghèo khổ; không ai quan tâm đến cô bé 11 tuổi sắp phải từ bỏ ước mơ cuộc đời mình; và không ai để mắt đến 1 kẻ thần kinh suốt ngày chửi bới, phá phách.
Lang Thị Ánh (11 tuổi) đang sống với ông bà nội là ông Lang Hồng Công (73 tuổi), bà Lang Thị Hồng (72 tuổi), và người cha bị tâm thần tên là Lang Văn Nghĩa (SN 1987) ở thôn Quang Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Cô học trò Lang Thị Ánh (11 tuổi) bên căn nhà không có mái, không có vách vì người cha tâm thần phá hỏng hết.
Ánh đang là học sinh lớp 6, trường THCS Thanh Phong. Thầy cô giáo ở đây cho biết, em là cô học trò ngoan ngoãn, ham học. Cô bé thương ông bà lắm nhưng trong nghịch cảnh này không biết làm thế nào; Ánh rất thương bố nhưng lại rất sợ mỗi lần bố lên cơn rồi đập phá, chửi bới, thậm chí đánh ông bà nội.
Mấy hôm nay, thầy chủ nhiệm lớp nói, Ánh không đến trường. Ánh tâm sự: "muốn bỏ học để phụ thêm vì không muốn bà phải khổ.
BÀ CỤ 72 TUỔI "CỬU VẠN" KIẾM TỪNG ĐỒNG VẪN BỊ CON TRAI ĐÁNH ĐẬP
Đã nhiều năm nay, ông Lang Hồng Công mang trong mình bốn căn bệnh là xơ gan, viêm phổi, sỏi thận và đau cột sống nên không làm được việc gì. Hiện tại, 4 miệng ăn trong gia đình đều trông hết vào số tiền mỗi ngày bà Lang Thị Hồng đi kiếm được, dựa vào việc chặt mía và nhổ sắn thuê.
Mỗi bó mía cả công chặt, công bó và vác ra điểm tập kết sẽ được 1 nghìn đồng. Mỗi ngày, bà Hồng làm cật lực mới được 60 bó mía. Năm nay đã 72 tuổi rồi, những công việc nặng nhọc là quá sức của bà Hồng. Nhưng nếu bà không làm công việc này, thì cháu nội của bà là cô bé Ánh sẽ phải nghỉ học; và không có tiền ăn thì Nghĩa sẽ đánh cả 2 ông bà.
Những giờ không lên lớp, cô bé Ánh ra sức giúp bà làm việc nhà. Trong buổi gặp gỡ chúng tôi, cháu đang đang tranh thủ giúp bà bó mía.
Hôm nay bà Hồng vừa làm việc, vừa khóc. Bà nói, từ sáng đến giờ (quá trưa) vẫn chưa ăn cơm. Hỏi vì sao không tranh thủ nghỉ, về nhà ăn cơm thì bà nói, sợ con trai đánh nên không muốn về nhà.
"Đi làm thuê được đồng nào, về đến ngõ, chưa kịp vào nhà đã bị hắn (Nghĩa) lột sạch tiền đi mua thuốc, mua rượu.Về nhà bà khổ lắm, không muốn về. Ở nhà lúc nào hắn cũng chửi bới, thậm chí đánh đập", bà Hồng nghẹn ngào.
CON TRAI ĐÁNH TRỐNG, KHUA CHIÊNG NHỜ NGƯỜI LÀNG ĐƯA BỐ MẸ ĐI "CHÔN SỐNG"
Cả thôn Quang Hùng đều tỏ ra ngại ngần và tránh, không muốn dây vào Nghĩa vì lúc nào Nghĩa cũng lăm lăm con dao, không biết lúc nào tỉnh, lúc nào lên cơn tâm thần. Mỗi lần lên cơn Nghĩa sẽ phá phách mọi thứ và liên tục chửi mắng không ngừng nghỉ.
Căn nhà nhỏ lợp pro xi măng được hàng xóm dựng cho ông Công bà Hồng cũng đã bị Nghĩa phá hỏng tanh bành. Khiến cho cả gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất.
Căn nhà bị Nghĩa đập, phá liên tục giờ không còn mái che mưa nắng, không có vách chắn gió...
Theo chia sẻ của gia đinh, Nghĩa bị thần kinh từ năm học lớp 8, nhưng bây giờ các biểu hiện mới trở nên nặng hơn nhiều. Có nhiều phen, Nghĩa tự dưng đánh trống, khua chiêng, hô hoán người làng đến đưa bố mẹ đi chôn. Mà rõ ràng bố mẹ còn sống.
"Hắn ăn được, hắn ngủ được nhưng hắn không có làm việc. Không cho hắn ăn, không cho tiền mua thuốc, rượu hắn là chửi bới, đánh. Bà sợ lắm, nhưng không biết làm thế nào được. Con mình đẻ ra mà. Ngày trước hắn cũng bình thường, không có hư, chỉ tại bị bệnh thôi, càng lúc càng nặng. Mong Nhà nước đem đi chỗ nào nuôi cho bà với, không phải đem đi tù mô, đem đi chữa bệnh cho hắn khỏe, biết làm việc", bà Lang Thị Hồng xót xa vừa khóc vừa chia sẻ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lương Văn Thỉnh - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Phong cho biết: "Hoàn cảnh gia đình ông Lang Hồng Công rất khó khăn. Ông bà tuổi đã cao vẫn phải lao động để nuôi cháu nội ăn học và nuôi cậu con trai tâm thần. Trường hợp cậu con trai, nếu được trung tâm nào giúp đỡ, tiếp nhận, địa phương sẽ phối hợp hết sức để cùng đưa cậu ấy (Nghĩa) đi điều trị."
Hot girl xinh đẹp "tố" bạn trai tuyển thủ có loạt hành động hung hãn: "Game với đời không hề giống nhau" Hot girl này cho biết mình lên tiếng để người hâm mộ biết rõ sự thật về chàng tuyển thủ này chứ không phải muốn xin sự thương hại. Magomed "Collapse" Khalilov - chàng tuyển thủ nổi tiếng, đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Team Spirit giành chiến thắng The International 10. Khi ấy, Collapse được người hâm mộ yêu...