Gần 3 triệu đồng/ngày cho dịch vụ trông nhà ngày tết
Không chỉ dịch vụ sửa nhà hay dọn nhà ngày tết đang đắt khách, dịch vụ trông nhà hộ để đi về quê, du lịch cũng rất đắt hàng.
Nhu cầu trông giữ nhà cửa dịp tết trở nên phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn, khi người dân có nhu cầu đi về quê hoặc du lịch nhưng muốn đảm bảo an ninh cho ngôi nhà thì việc bỏ ra vài triệu đồng để thuê bảo vệ là điều hết sức bình thường. Tại TP.HCM, dịch vụ này đang trở nên “hot” hơn bao giờ hết khi nhiều công ty, đơn vị hốt bạc bởi những “đơn hàng” tới tấp.
Cầu vượt cung
Anh Nguyễn An Ninh (phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM) cho biết nhiều ngày nay gia đình anh vất vả tìm đơn vị bảo vệ nhà trong dịp tết bởi có việc đột xuất về quê vào dịp giáp tết.
“Gia đình tôi chấp nhận sẽ phải trả phí rất cao khi tìm bảo vệ nhà vào ngày giáp tết, nhưng gọi 4-5 công ty bảo vệ đều bị từ chối vì quá tải đơn hàng hoặc họ không còn nhân lực để huy động” – anh Ninh buồn bã nói.
Trong khi đó, gia đình của chị Thanh Hằng ( quận 3, TP.HCM) chia sẻ gia đình chị nhiều năm nay đều về nhà nội ngoại ăn tết nên thường xuyên thuê dịch vụ trông coi nhà cửa. Chị Hằng cho biết sau nhiều lần rút kinh nghiệm, chị phải thuê và đặt cọc tiền cho công ty bảo vệ cách đó hơn một tháng rưỡi.
Dịch vụ coi giữ nhà ngày tết trở nên đắt đỏ cả về chi phí lẫn nhân lực. Ảnh: Thu Hà
“Năm đầu tiên, gia đình tôi không thuê được người coi nhà, đành phải cho các cháu về quê, còn ba mẹ thì ở lại thành phố. Muốn thuê chỗ an toàn và giá tốt phải khảo sát nhiều nơi, đặt trước 1-2 tháng để đảm bảo có suất vào dịp tết”, chị Hằng chia sẻ.
Chị Hằng cũng cho hay giá bảo vệ ngày tết sẽ tăng theo từng ngày và giá lên đến tiền triệu cho một ngày. Theo đó, nếu ngày thường giá thuê bảo vệ chỉ 15.000-20.000 đồng/tiếng thì tết tăng lên gấp 4-6 lần, từ 70.000-150.000 đồng/tiếng.
Video đang HOT
Gần 3 triệu/ngày giữ nhà ngày tết
Khảo sát tại Công ty Bảo vệ chuyên nghiệp Thăng Long cho thấy giá giữ nhà từ 29 tết đến mùng 3 lên tới 100.000 đồng/giờ, tương đương 2,4 triệu đồng/ngày. Theo người báo giá, hiện tại công ty đang vất vả huy động nhân lực bởi nhu cầu khách tăng cao. Nếu không chốt ngay sẽ không còn suất.
Các công ty bảo vệ liên tục đăng tin tuyển dụng nhân sự bảo vệ vào dịp tết. Ảnh: T.Hà
Trong khi đó, Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Thái Sơn Việt Nam cũng thông tin lên giá dịch vụ ngày tết. Giá trông giữ nhà sẽ tùy thuộc diện tích, kết cấu căn nhà. Đơn cử nhà bốn tầng 52 m2, giá trông giữ 1,7 triệu đồng/ngày. Công ty cho hay mức giá cao bởi lương chi trả cho nhân viên cũng tăng gấp 4-5 lần.
Như vậy nếu tính trung bình ba ngày tết, từ mùng 1 đến mùng 3 âm lịch, gia chủ phải chi trả từ 5-8 triệu đồng cho dịch vụ trông coi nhà cửa vào dịp tết.
Một công ty bảo vệ khác tại quận 2, TP.HCM lại thông báo giá 120.000 đồng/tiếng từ 28 đến mùng 3 âm lịch, tức 2.880.000 đồng/ngày.
Ông Hữu Tứ, nhân viên bảo vệ của một công ty chuyên bảo vệ chuyên nghiệp thuộc quận 2, TP.HCM, cho biết: “Mỗi mùa tết, những người tăng ca như chúng tôi sẽ được trả lương gấp ba lần tiền công ngày thường. Nhưng công việc rất áp lực, không được ngủ hay lơ là, thậm chí thức xuyên đêm để đảm bảo an ninh cho gia chủ”.
Ngoài đảm bảo an ninh, phòng ngừa cháy nổ, các công ty bảo vệ còn hỗ trợ chăm sóc chậu hoa cây cảnh, vật nuôi cho nhà chủ trong những ngày khách hàng đi vắng. Chính vì thế, dù khá đắt đỏ nhưng dịch vụ này vẫn “cháy hàng” vào mỗi dịp tết đến xuân về.
T. HÀ
Theo plo.vn
Nhà tôi Tết đến bố mẹ gửi quà, tiền biếu Tết về 2 họ như nhau, bàn thờ thờ đầy đủ nội ngoại
Năm nào cứ đến giáp Tết, bố mẹ mình kể rằng họ đều gửi quà Tết, tiền chi tiêu Tết, tiền lì xì Tết về 2 bên nội ngoại như nhau.
Chào các bạn!
Tết năm nay, mình vẫn thấy cả nhà bàn luận quá rôm rả về chuyện ăn Tết nhà nội và Tết nhà ngoại thế nào cho hợp lý. Với nhiều gia đình, có lẽ đó là câu hỏi đau đầu và gây bất hòa nhiều nhất ngày Tết. Nhưng với gia đình mình thì Tết đến mọi chuyện càng đơn giản. Và ai cũng rất vui, thoải mái khi cả nhà đón Tết như vậy.
Bố mẹ mình thoát ly từ những năm 60. Sau khi lập gia đình thì không về quê ăn Tết. Năm nào cứ đến giáp Tết, bố mẹ mình kể rằng họ đều gửi quà Tết, tiền chi tiêu Tết, tiền lì xì Tết về 2 bên nội ngoại như nhau. Bàn thờ nhà mình, bố mẹ cũng thờ ông bà tổ tiên của cả 2 họ nội - ngoại. Bố mẹ đều có ảnh thờ của từng người nội ngoại và cúng giỗ như nhau. Bởi vì bố mình cũng rất tôn trọng vợ và nhà vợ.
với gia đình mình thì Tết đến mọi chuyện càng đơn giản. Và ai cũng rất vui, thoải mái khi cả nhà đón Tết như vậy. Ảnh minh họa.
Riêng với những dịp giỗ hoặc Tết nguyên đán, bố mẹ mình đều nghĩ đó là dịp tưởng nhớ đến những người đã khuất và là dịp tụ tập thân thiết của con cháu trong nhà. Ngay cả khi có con dâu, gần Tết mẹ mình vẫn thường điện thoại cho thông gia hỏi nhà bên ấy làm Tất niên trưa hay chiều? Nếu họ là buổi sáng thì mẹ mình sẽ làm buổi chiều để mọi người cùng có mặt và được đón Tất Niên ở chính nhà mình.
Đến mùng 2 Tết, bà lại gọi điện cho thông gia hỏi xem bao giờ nhà bên ấy hóa vàng. Nếu bên thông gia bảo hóa vàng ngày mùng 3 thì nhà mình sẽ hóa vàng sau vào ngày mùng 4 Tết.
Như Tết năm ngoái, em dâu mình lo sửa soạn sắm Tết xong hết mọi thứ thì 29 Tết vợ chồng em bắt đầu được nghỉ làm. Vậy là vợ chồng em phóng ô tô lên luôn sân bay Nội Bài và bay đi Singapore chơi cả tuần lễ. Bố mẹ mình cũng rất vui vẻ. Ông bà còn động viên con cứ đi chơi vui vẻ. Ông bà ở nhà làm cỗ, hóa vàng được.
Rồi Tết đến ở nhà mình cũng rất đơn giản. Bữa cơm ngày Tết ở nhà mình chẳng khác gì ngày thường. Đến bữa ăn, lúc nào mẹ mình cũng hỏi có phải rán tôm, rán chả cúng không? Mình thường bảo mẹ thích làm gì để cúng ông bà tổ tiên thì làm? Còn mình chỉ làm chứ không ăn cỗ Tết đâu.
Sáng mùng 1 Tết, mình có khi làm cái ngô luộc là xong. Trưa đói thì ăn cơm rang, chiều luộc xu hào, bát miến nóng cũng xong. Hoặc có hôm rán cá khô lên ăn cơm. Chứ ngày Tết mình cũng không nuốt nổi bánh chưng hay canh măng ninh xương.
Vì ăn uống đơn giản như vậy nên mình và mọi người nhà mình đều rất sợ Tết, sợ phải làm quá nhiều đồ cúng. Để rồi sau đó lại vứt tủ lạnh ăn dần không sợ phí. Nho, chuối đến hôm hóa vàng đã nẫy, bỏ xuống cũng không ai ăn mà vẫn phải mua. Như vậy tốn kém quá. Nhất là Tết đến, tôm đang 450 ngàn đồng/kg bỗng vọt lên gần triệu. Ăn không hết lại đùn đẩy nhau rồi mang kho mặn vứt tủ.
Ngày Tết, đoàn tụ gia đình, ăn một bữa cơm vui vẻ mới là chủ yếu. Xin đừng trở thành trận chiến "nội, ngoại". Ảnh minh họa.
Chính vì điều này mình thấy sao mọi người cứ phải khổ vì Tết làm gì nhỉ? Cứ đơn giản hóa dần đi cho nhẹ người. Đặc biệt bữa cơm đoàn viên ăn ngày mùng 1 Tết có gì khác với ngày mùng 2, mùng 3 hay bất cứ ngày nào khác trong năm? Hôm nay ăn nhà này thì mai ăn nhà khác sao phải bắt buộc ngày mùng 1 Tết phải về nhà nội?
Lời cuối mình muốn nhắn nhủ: Ngày Tết, đoàn tụ gia đình, ăn một bữa cơm vui vẻ mới là chủ yếu. Xin đừng trở thành trận chiến "nội, ngoại" các gia đình Việt nhé!
Minh Anh
Theo phunusuckhoe.vn
Chị chồng dặn em trai "tự giữ tiền thi thoảng cho cháu", tôi vô tình đọc được liền đáp trả khiến chị im re Chị chồng mặc dù điều kiện kinh tế khá giả hơn nhưng rất hay kiếm cớ xin xỏ vợ chồng tôi. Đỉnh điểm, tôi còn phát hiện chị ấy nhắn tin riêng cho Trung, khuyên anh nên tự giữ tiền, thi thoảng còn cho cháu. Gia đình chồng tôi chỉ có 2 người con, một trai, một gái. Chồng tôi là út, kém...