Gần 3 thập kỷ Khaisilk “treo lụa ta bán lụa tàu”: Có hay không việc “bảo kê”?
Trong gần 3 thập kỷ qua, Tập đoàn Khaisilk đã ngang nhiên qua mặt người tiêu dùng và các cơ chức năng để nhập lụa Trung Quốc về bán dưới mác “ Khaisilk – Made in Vietnam” mà không ai hay biết. Nếu “đội ngũ cắt mác” của Khải Silk không bỏ sót chiếc khăn lụa “tội đồ” ấy thì chẳng biết “cây kim trong bọc” bao giờ mới lộ ra.
Trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin xung quanh sự việc này, ông Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho hay, ông thực sự buồn vì sự việc này. Theo ông Hùng, trong khi Nhà nước đang tạo mọi điều kiện để thương hiệu Việt phát triển thì đây lại là đòn đánh thẳng vào lòng tin của người tiêu dùng.
“Sự việc bê bối bị phát giác sẽ khiến Khải Silk khó tránh khỏi làn sóng tẩy chay đến từ người tiêu dùng” – ông Hùng đánh giá.
Cửa hàng Khaisilk tại số 113 Hàng Gai, nơi bán ra chiếc khăn lụa có gắn mác “Made in China” đóng cửa im lìm sau khi xảy ra bê bối. Ảnh Zing
Về mặt pháp luật, theo ông Hùng đây chính là hành vi lừa dối người tiêu dùng. Quan trọng nhất là từ năm 90 tới giờ Khasilk đã bán bao nhiêu sản phẩm ra thị trường và mức độ của vi phạm là bao nhiêu? Mức độ vi phạm này sẽ liên quan đến vấn đề xử lý. Nếu từ năm 90 tới thời điểm hiện tại mà xác định được mức độ vi phạm lớn thì phải xử lý hình sự.
Trước đó, ông Hoàng Khải – Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk đã thừa nhận, sản phẩm của Khaisilk nhập về từ Trung Quốc nhưng doanh nghiệp lại cắt nhãn mác gốc rồi thay bằng thương hiệu của mình.
“Đây là hành vi làm giả nhãn mác để trục lợi và bản thân những sản phẩm này cũng thuộc diện hàng giả, hàng nhái. Sự việc xảy ra không chỉ người tiêu dùng chịu thiệt mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới thương hiệu Việt trên thế giới”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam nhấn mạnh.
Bên cạnh hành vi làm giả nhãn mác nói trên, ông Hùng cũng nêu ý kiến rằng, lực lượng quản lý thị trường và các cơ quan chức năng cần làm rõ Khaisilk nhập hàng hóa qua đường chính ngạch hay nhập qua đường lậu. Nếu Khaisilk không có đủ các giấy tờ hợp pháp chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa thì còn vi phạm pháp luật về buôn lậu qua biên giới.
Video đang HOT
Cũng theo ông Hùng, một vấn đề khác cần quan tâm là trách nhiệm của cơ quan quản lý, giám sát. Từ năm 90 (theo thừa nhận của Khải Silk) việc buôn bán hàng giả nhãn mác đã bắt đầu xảy ra nhưng tới tận thời điểm hiện tại mới được phát giác thì đây chính là lỗ hổng quản lý.
“Với một lực lượng hùng hậu của cơ quan chức năng gồm các đươn vị quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế… mà một cửa hàng lớn ở ngay trung tâm Thủ đô có hành vi bán hàng giả, hàng nhái trong suốt gần 30 năm qua mà không thể kiểm soát, phát hiện thì đây là trách nhiệm của quản lý thị trường và cơ quan chức năng TP.Hà Nội. Cần làm rõ trong sự việc này liệu rằng có hiện tượng bảo kê của cơ quan chức năng hay không?” – ông Hùng nói.
Theo Diệu Ly (Người đưa tin)
Chân dung Khải Silk - đại gia bạc tỷ và scandal bán khăn Trung Quốc
Câu chuyện khăn lụa của KhaiSilk "hét giá" tiền triệu nhưng thực ra lại là khăn mấy chục đồng của Trung Quốc gán mác "Made in Vietnam" đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Ông Khải từng được gọi bằng cái tên "ông vua tơ lụa", đại gia bất động sản và sở hữu chuỗi các nhà hàng sang chảnh nhắm tới đối tượng khách là giới thượng lưu. Ai ngờ một ngày kia, ông chủ sở hữu khối tài sản bạc tỷ kia lại bán khăn "dởm".
Tháng 12.2013, doanh nhân Hoàng Khải xuất hiện trong bài phỏng vấn dài 6 trang trên báo Forbes Việt Nam trong bài viết mang tên "Người làm nên Khải Silk".
Trong bài viết khi đó, ông Hoàng Khải nói: "Chính tôi là người khai sinh ra phố tơ lụa Hàng Gai". Ông kể công ty Khaisilk đặt vải lụa, đặt làm các sản phẩm ở làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, rồi vào tận Đà Nẵng đặt hàng, giúp tạo nên công việc cho nhiều gia đình chuyên gia công các sản phẩm cho thương hiệu Khaisilk.
"Về sau, khi công việc làm ăn tấn tới, Khải còn nhập các sản phẩm lụa từ Trung Quốc. Ông không phủ nhận chuyện này, cho rằng 'mẫu mã là do mình thiết kế, mình chỉ đặt hàng theo ý mình'. Kinh doanh 'một vốn, mười lời', nhưng có bài bản, ông Khải tạo ra được tên tuổi riêng, xác lập đẳng cấp cao hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh", bài viết ghi rõ.
Khải Silk xuất phát điểm là một cửa hàng thêu nhỏ của gia đình ở phố Hàng Gai, Hà Nội, sau đó, cửa hàng chuyển sang bán các mặt hàng lưu niệm làm từ lụa. Từ một cửa hàng bán tơ lụa và đồ lưu niệm cho khách du lịch, ông Hoàng Khải xây dựng thương hiệu Khaisilk và chuỗi nhà hàng, khách sạn xa hoa.
Ông Khải từ nhỏ học đàn ở Nhạc viện Hà Nội. Trong một dịp ra nước ngoài, ông Khải nảy sinh ý tưởng muốn xây dựng cửa hàng tơ lụa của gia đình trở nên bài bản, sang trọng như ở Singapore, Thái Lan. Đến năm 25 tuổi, ông bỏ học tại Nhạc viện Hà Nội, chính thức thành lập cửa hàng Khaisilk.
Ông Khải Silk đi lên từ hai bàn tay trắng.
Sau khi thành công với cửa hàng tơ lụa sang trọng, ông Khải bắt đầu "nhảy" vào lĩnh vực bất động sản và gặp hái nhiều thành công.
Ông Hoàng Khải từng chia sẻ với báo chí: "Cách đây 20 năm, khi còn sống ngoài Hà Nội, tôi đã thành công và có một cuộc sống khá thú vị. Nhưng tôi sẽ không có cơ hội để trở thành Hoàng Khải như bây giờ nếu như không vì cú dấn thân mạo hiểm vào Sài Gòn lập nghiệp, bỏ lại đằng sau những thành công nhỏ bé nơi mình đã sinh ra. Vì biết đâu trong cuộc sống đi tìm tương lai cho mình, nó vẫn còn rộng mở và đền đáp lại những gì mình đã hy sinh".
Nhờ tài kinh doanh và sự thức thời, ông Hoàng Khải giàu lên nhanh chóng sau khi đầu tư vào bất động sản.
Ông Khải đầu tư vào một trong những resort nghỉ dưỡng cao cấp tại Hội An vào những năm cuối thập niên 90 là Hội An Riverside Resort. Vài năm sau, ông Hoàng Khải bán lại và thu lời.
Nhờ tài kinh doanh và sự thức thời, ông Hoàng Khải giàu lên nhanh chóng sau khi đầu tư vào các căn hộ tại khu đô thị.
Với bàn đạp là bất động sản, ông Khải bắt đầu chuyển sang kinh doanh lĩnh vực nhà hàng cao cấp. Au Menoir de Khai trên đường Điện Biên Phủ là nhà hàng cao cấp đầu tiên do ông Hoàng Khải mở, sau đó là nhà hàng phong cách Trung Quốc Ming Dynasty. Đó là bước mở đầu cho một loạt nhà hàng hạng sang sau này là Nam Phan chuyên ẩm thực Việt Nam, Cham Charm, London Steak House, Khai's Brothers...
Ngày 16/10, chỉ vài ngày trước scandal khăn lụa Khaisilk dùng hàng Trung Quốc, ông Khải đăng một status lên Facebook cho rằng "Lòng tử tế là xu hướng thời trang đắt đỏ nhất mọi thời đại".
Tập đoàn Khải Silk còn khai thác TajmaSago làm resort và sở hữu một trung tâm thương mại cao cấp có tên Saigon Paragon.
Ông Hoàng Khải vẫn tiếp tục bỏ nhiều tâm huyết vào tòa nhà The Khai 18 tầng và The Prince 20 tầng từ ý tưởng những quyển sách chồng lên nhau ngay tại trung tâm Phú Mỹ Hưng.
Theo H. M (Lao động)
Còn phép màu nào cho quy hoạch đang bị "băm nát" của Hà Nội? "Với quản lý đô thị, xin đừng nhắc tới "đức trị", mà cần quan tâm tới "pháp trị", "kỹ trị". Bởi trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động đều phải diễn ra sòng phẳng và minh bạch. Hầu hết nhà đầu tư ưu tiên cho lợi nhuận chứ không lưu tâm tới quy hoạch kiến trúc, mỹ quan đô thị. Do...