Gần 3 năm bị giam oan, được bồi thường hơn 500 triệu
VKSND tỉnh Khánh Hòa bồi thường cho người bị giam oan trong vụ án xảy ra cách đây 39 năm.
Sáng 30-11, VKSND tỉnh Khánh Hòa tiến hành thủ tục chi tiền bồi thường cho ông Trần Bê (63 tuổi, ngụ khu phố Phong Phú, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa).
Ông Trần Bê là người bị làm oan trong vụ án xảy ra cách đây 39 năm.
Ông Trần Bê nhận quyết định bồi thường oan. Ảnh: HỒNG HÀ
Chủ trì buổi làm việc, ông Trần Đình Hồng, Phó viện trưởng VKSND tỉnh Khánh Hòa thông báo VKSND tỉnh đã nhận được kinh phí bồi thường do VKSND Tối cao cấp. VKSND tỉnh Khánh Hòa sẽ tiến hành chi trả bồi thường cho ông Trần Bê 511 triệu đồng bằng hình thức chuyển khoản.
Theo quyết định giải quyết bồi thường của VKSND tỉnh Khánh Hòa, trong số tiền trên, bồi thường thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút 141 triệu đồng, bồi thường thiệt hại về tinh thần 363 triệu đồng, còn lại là các chi phí khác.
Ông Trần Đình Hồng, Viện phó VKSND tỉnh Khánh Hòa, tặng hoa ông Trần Bê sau khi xin lỗi hồi tháng 9-2029. Ảnh: TẤN LỘC
Trao đổi với PLO sau khi VKSND tỉnh Khánh Hòa làm thủ tục chuyển tiền bồi thường, ông Trần Bê nói để có được số tiền trên, ông đã trải qua hàng chục năm khiếu kiện, yêu cầu bồi thường.
“Số tiền bồi thường này chẳng có ý nghĩa gì so với gần ba năm tôi bị bắt giam oan và 38 năm sống trong tủi nhục mà tôi đã trải qua! Tuy nhiên, tôi đã quá mệt mỏi với việc khiếu kiện và nay tôi cũng đã già yếu nên tôi muốn khép lại những chuyện đau buồn. VKSND tỉnh Khánh Hòa bồi thường bao nhiêu thì tôi đành chấp nhận vậy!”- ông Bê chia sẻ.
Video đang HOT
Ông Trần Bê chỉ nơi xảy ra vụ án mà ông bị bắt giam oan cách đây 39 năm. Ảnh: TẤN LỘC
Như PLO đã thông tin, ngày 19-10-1981, Công an tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa) bắt giam ông Trần Bê cùng ba người khác để điều tra tội giết người với cáo buộc có liên quan đến vụ án chủ tịch UBND xã Ninh Giang bị bắn chết. Sau khi bị tạm giam gần ba năm, ngày 25-9-1984 ông được trả tự do kèm theo quyết định đình chỉ điều tra của VKSND tỉnh Phú Khánh cũ. Quyết định này ghi rõ: “Xét thấy không có đủ bằng chứng buộc tội Trần Bê về tội giết người”.
Nhiều năm qua, ông Trần Bê đi khiếu nại khắp nơi yêu cầu phục hồi danh dự cho ông do bị bắt giam oan. Ông liên tục gửi đơn yêu cầu VKSND tỉnh Khánh Hòa xin lỗi công khai, bồi thường oan cho ông nhưng bị từ chối vì cho rằng đã hết thời hiệu giải quyết.
Quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Trần Bê.
Sau khi ông Bê khiếu nại, Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) có công văn đề nghị VKSND Tối cao xem xét, chỉ đạo VKSND tỉnh Khánh Hòa giải quyết theo thẩm quyền. Ban Nội chính Tỉnh ủy Khánh Hòa cũng có văn bản trả lời trường hợp của ông Bê thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND tỉnh này.
Tháng 8-2017, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng có công văn yêu cầu VKSND tỉnh Khánh Hòa giải quyết theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, VKSND tỉnh vẫn không giải quyết. Trong khi đó, TAND thị xã Ninh Hòa không thụ lý vụ kiện yêu cầu bồi thường của ông Bê với lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện là cơ quan làm oan chưa thực hiện thủ tục thương lượng việc bồi thường.
Mãi đến tháng 9-2019, VKSND tỉnh Khánh Hòa mới tổ chức xin lỗi công khai, phục hồi danh dự cho ông Trần Bê. Sau đó, ông Bê có đơn khiếu nại, yêu cầu VKSND tỉnh bồi thường oan.
Giữa năm 2020, viện trưởng VKSND Tối cao có công văn chỉ đạo VKSND tỉnh Khánh Hòa phải thụ lý giải quyền bồi thường cho ông Bê theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường oan
Ngày 30-11, trao đổi với PLO , ông Huỳnh Chiếm Hoạnh (ngụ phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa) cho hay đã khởi kiện VKSND tỉnh Khánh Hòa ra TAND tỉnh này, yêu cầu bồi thường oan cho cha của ông. Cha của ông Hoạnh là Huỳnh Chiếm Phái (mất năm 2015) cũng là người bị làm oan trong vụ án mà ông Trần Bê bị bắt giam oan.
Khi còn sống, ông Huỳnh Chiếm Phái liên tục kêu oan, yêu cầu trả lại danh dự nhưng không cơ quan tố tụng nào giải quyết. Sau đó, ông Phái ủy quyền cho con trai là ông Hoạnh gửi đơn yêu cầu bồi thường oan nhưng cũng không cơ quan nào giải quyết.
Trong khi đó, VKSND tỉnh Khánh Hòa luôn cho rằng đã hết thời hiệu giải quyết nên không xin lỗi, bồi thường. Cục Bồi thường nhà nước và một số cơ quan trung ương có nhiều công văn đề nghị VKSND Tối cao chỉ đạo VKS tỉnh giải quyết đơn khiếu nại của gia đình ông Phái.
Mãi đến tháng 8-2019, VKSND tỉnh Khánh Hòa mới cải chính, xin lỗi công khai ông Phái khi ông này đã chết gần bốn năm. Sau đó, ông Hoạnh có đơn yêu cầu VKSND tỉnh bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Tuy nhiên, do hai bên thương lượng không thành nên ông Hoạnh khởi kiện ra tòa.
Nữ luật gia được xin lỗi công khai sau 11 năm bị oan
Tháng 1/2009, bà Nga bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 11 năm sau, nữ luật gia được VKSND Tối cao xin lỗi vì không đủ cơ sở kết tội bà.
Sáng 31/7, VKSND Tối cao tổ chức buổi xin lỗi, cải chính công khai đối với luật gia Trần Thị Ngọc Nga (66 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Vinh Luật). Bà Nga từng bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản vào năm 2009.
Tại buổi xin lỗi, ông Nguyễn Văn Tất (Phó vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án trật xã hội), khẳng định quá trình điều tra vụ án có thiếu sót trong thu thập, đánh giá sử dụng chứng cứ. Vì vậy, cơ quan chức năng đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu bồi thường của bà Nga, các đơn vị chức năng thuộc VKSND Tối cao đã kiểm tra, xem xét lại hồ sơ vụ án.
Bà Trần Thị Ngọc Nga được xin lỗi sau hơn 10 năm chịu hàm oan. Ảnh: H.T.
Ông Tất cho hay quá trình làm việc, đối thoại với bà Nga, các bên đánh giá việc khởi tố, tạm giam bà Nga nhưng sau đó không chứng minh được hành vi phạm tội, dẫn đến luật gia này bị tổn thất về tinh thần và vật chất.
"Đại diện lãnh đạo Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án trật xã hội VKSND Tối cao chân thành xin lỗi bà Trần Thị Ngọc Nga cùng gia đình, người thân. Mặc dù, lời xin lỗi của chúng tôi không bù đắp được cho bà Nga những tổn thất mà bà đã gánh chịu, nhưng buổi xin lỗi hôm nay thể trách nhiệm của Nhà nước trước công dân, thể hiện tinh thần cầu thị của các cơ quan tố tụng. Chúng tôi mong muốn bà Nga và gia đình chấp nhận lời xin lỗi", ông Tất nói.
Bà Nga cho biết thời gian mang hàm oan, gia đình bà ly tán, bạn bè quay lưng. Có những lúc bà cảm thấy quá nhục nhã muốn tìm tới cái chết. "Gia đình tôi là gia đình trí thức, vậy mà tôi mang điều tiếng cho gia đình nên tôi đã tự tử, may mắn gia đình phát hiện đã cứu sống tôi", nữ luật gia nghẹn giọng.
Bà Nga cũng đang bổ sung lại đơn yêu cầu bồi thường oan sai để sớm gửi đến các cơ quan có thẩm quyền.
Theo cáo buộc của Viện KSND Tối cao, từ năm 2007, bà Trần Thị Ngọc Nga (khi ấy là Giám đốc Công ty Vinh Luật), đã ký 5 hợp đồng dịch vụ pháp lý với công ty của hai ông Ishida và Eguchi (quốc tịch Nhật Bản) để đòi tiền một số cá nhân đang nợ hai công ty này.
Do đôi bên phát sinh những vấn đề không thống nhất được, ông Ishida và Eguchi nghi ngờ nên đã làm đơn tố cáo bà Nga lừa đảo chiếm đoạt một khoản tiền.
Ngày 15/1/2009, công an bắt tạm giam bà Nga. Quá trình giải quyết vụ án, ông Ishida và Eguchi bỏ về nước, không hợp tác với cơ quan điều tra.
Năm 2011, nhận thấy quá trình điều tra có thiếu sót trong việc thu thập, đánh giá sử dụng chứng cứ nên cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án vì hết thời hạn điều tra nhưng không chứng minh được tội phạm.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu bồi thường của bà Nga, các đơn vị chức năng thuộc VKSND Tối cao đã kiểm tra, xem xét lại hồ sơ vụ án và quyết định giải quyết vụ án nhưng vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Do đó, vụ án đã kéo dài đến nay.
Cụ ông chịu án oan gần 40 năm: Mong được đền bù trước lúc chết! "Tuổi này như chuối chín cây, rụng lúc nào không biết. Hôm nay có khi khỏe, mai có khi mất rồi, nên tôi mong nhà nước sớm giải quyết đền bù oan sai", cụ ông Trần Ngọc Chinh (Vĩnh Phúc), người chịu án oan gần 40 năm, nói. Ông Trần Ngọc Chinh mong muốn sớm được đền bù oan sai . Ảnh ẢNH...