Gần 25% đại biểu Quốc hội vắng mặt do đâu?
Con số trên bảng điện tử cho biết có ít nhất 92 đại biểu Quốc hội (chiếm gần 25%) không dự họp trong phiên họp Quốc hội sáng ngày 20/11.
Theo tin tức từ báo Tuổi trẻ, chiều 20/11, trước khi Quốc hội kết thúc ngày làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã đề nghị các vị trưởng đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố yêu cầu đại biểu Quốc hội tham dự đầy đủ để đảm bảo chất lượng các phiên họp Quốc hội.
Phó chủ tịch Quốc hội than phiền: “Mấy phiên gần đây số đại biểu vắng họp nhiều quá”.
Tuy nhiên, theo bảng điện tử sáng ngày 21/11, khi thông qua Luật căn cước công dân, có 403/497 đại biểu có mặt. Tức là chỉ có thêm hai đại biểu dự họp so với chiều hôm trước.
Báo Tuổi trẻ thông tin thêm, ngay sau đó chỉ ít phút, khi biểu quyết thông qua Luật hộ tịch thì lại chỉ còn 395 đại biểu có mặt, tức là vắng tới 102 đại biểu.
Tại sao con số trên bảng điện tử lại “nhảy nhót” chỉ sau có vài phút như vậy? Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định rằng đó là do “có tình trạng đại biểu bấm hộ người khác”.
Nói về việc trong 2 ngày qua, đại biểu Quốc hội vắng nhiều, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu ý kiến trên báo Người lao động như sau: “Đó là đặc thù của Quốc hội Việt Nam do đại biểu kiêm nhiệm nhiều. Văn phòng Quốc hội đã đề nghị các trưởng đoàn trao đổi để đại biểu sắp xếp công việc dự họp đầy đủ, nhất là khi biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết. Hiện nay, chưa thể giảm đại biểu kiêm nhiệm”.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: “Luật Tổ chức Quốc hội cũng không bắt buộc đại biểu phải họp đủ 100%. Vả lại, có những lúc cơ quan đại biểu có công việc bất khả kháng nên Quốc hội không thể bắt họ phải dự họp đủ”.
Video đang HOT
Liên quan đến việc giám sát hiệu quả làm việc của đại biểu, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Dương Trung Quốc cho rằng nhiều nước, đại biểu vắng, Quốc hội vẫn hoạt động vì họ không phải tất cả họp ở hội trường như Việt Nam. Khi nào biểu quyết, đại biểu mới có mặt.
Theo ông Dương Trung Quốc, Quốc hội các nước vận hành với những công cụ, phương tiện, bộ máy để đại biểu thực thi trách nhiệm của mình chứ không nhất thiết phải tập trung. “Họ giám sát hiệu quả làm việc của đại biểu chứ không giám sát sự có mặt”, ông Dương Trung Quốc nói.
Theo_Người Đưa Tin
Bắt đầu 3 ngày chất vấn Thủ tướng và 4 bộ trưởng
Ngày 17-19/11, Bộ trưởng Công Thương, Nội vụ, Giao thông Vận tải, Lao động - Thương binh - Xã hội lần lượt đăng đàn trước Quốc hội và Thủ tướng sẽ chốt lại phiên chất vấn.
Chiều 15/11, Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm. So với năm 2013, danh sách lần này có thêm 4 vị mới.
Sáng 17/11, theo chương trình kỳ họp, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội từ sau lần báo cáo trước (kỳ họp thứ 6) đến nay.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng sẽ đăng đàn trả lời về việc phát triển công nghiệp hỗ trợ; biện pháp để sớm thực hiện có kết quả chủ trương này. Việc phát triển công nghiệp chế tạo trong nước để đáp ứng nhu cầu máy móc, công cụ trang thiết bị phục vụ cho sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sẽ mở màn phiên chất vấn vào chiều 17/11.
Bộ trưởng Hoàng cũng sẽ trả lời các vấn đề về thực trạng chương trình sản xuất và áp dụng nhiên liệu sinh học; giải pháp quản lý thị trường, ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng lậu, nhất là hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp;
Bộ trưởng các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Tài chính tham gia giải trình thêm những vấn đề liên quan.
Thông tin này vừa được ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội, chiều 10/11.
Sáng 18/11, Bộ trưởng Nộivụ Nguyễn Thái Bình trả lời chất vấn về việc thực hiện cải cách hành chính, giảm thủ tục hành chính gắn với nâng cao chất lượng công vụ; giải pháp tinh giản biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, khắc phục tình trạng có quá nhiều cấp phó ở các cơ quan trung ương; cải cách chế độ tiền lương.
Hay như việc xử lý các biểu hiện tiêu cực trong quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện lộ trình tăng lương thích hợp để đảm bảo cuộc sống của công chức, của người có thu nhập thấp; xem xét vấn đề lương hưu, nhất là đối với những người về hưu trước năm 1995.
Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính, Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ "chia lửa" cùng Bộ trưởng Nội vụ về những vấn đề liên quan.
Đại biểu Thân Đức Nam phát biểu tại hội trường.
Chiều 18/11, Tư lệnh ngành Giao thông Vận tải Đinh La Thăng sẽ trả lời chất vấn về giải pháp đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, sớm hoàn thành quốc lộ 1A, giảm suất đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình giao thông.
Đại biểu Quốc hội cũng sẽ truy trách nhiệm của bộ và chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an toàn giao thông; giải pháp hạn chế tai nạn giao thông trong tình hình hiện nay, đặc biệt là tai nạn giao thông khi vừa thi công vừa khai thác đường bộ; quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải.
Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an có trách nhiệm giải trình thêm những vấn đề liên quan.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng.
Sáng 19/11, ở ngày chất vấn cuối, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền sẽ trả lời về tình hình và công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; thực trạng thất nghiệp hiện nay, đặc biệt là sinh viên mới ra trường; giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.
Các bộ trưởng Tài chính, Nội vụ, Công an, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc sẽ tham gia giải trình thêm những vấn đề liên quan.
Chiều 19/11, sau khi các bộ trưởng kết thúc phần trả lời chất vấn, Thu tương Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm rõ thêm nhưng vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu.
Công Khanh
Theo_Zing News
Vì sao Bộ trưởng Y tế, Giáo dục không đăng đàn chất vấn kỳ này? Dù ngành y tế, giáo dục hay ngân hàng đang có nhiều vấn đề "nóng" được cử tri cả nước quan tâm song 3 vị tư lệnh ngành y tế, giáo dục và ngân hàng sẽ không nằm trong danh sách chất vấn kỳ này. Bên hành lang Quốc hội chiều 10/11, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết,...