Gần 2.000 tỷ đồng đầu tư cho dự án mở rộng QL217
Sáng ngày 25/6, Dự án nâng cấp mạng lưới giao thông tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) phía Bắc thứ 2 – nâng cấp quốc lộ 217, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 1 được khởi công với số vốn đầu tư là gần 2.000 tỷ đồng.
Đây là Dự án nằm trong chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê kông Mở rộng (GMS) đã được các nhà lãnh đạo các nước GMS đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh GMS tại Côn Minh vào tháng 7/2005. Trong đó nêu bật vai trò quan trọng của một hệ thống giao thông kết nối GMS xuyên biên giới hiệu quả đối với việc phát triển kinh tế.
Lễ khởi công dự án.
Hành lang đông bắc của GMS (bao gồm Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; Hà Nội và Thanh Hóa, Việt Nam; Luông Pra băng, Lào; và Bangkok, Thái Lan) là một trong những hành lang được xác định trong Đề án chiến lược Ngành Giao thông vận tải GMS.
Tuyến quốc lộ 217 – tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam và các đoạn tuyến đường 6, 6A, 6B – tỉnh Hủa Phăn, Lào thuộc hành lang Đông Bắc của GMS nối vùng Đông Bắc Lào với Bắc Việt Nam và nối ra biển tại Thanh Hóa.
Việc nâng cấp các tuyến đường được chính phủ hai nước Việt Nam, Lào ủng hộ mạnh mẽ, giúp tối đa hóa tiềm năng kinh tế của hành lang Đông Bắc GMS và để giúp cho phía Bắc Lào tiếp cận thuận lợi với Cảng Nghi Sơn – Thanh Hóa.
Dự án nâng cấp quốc lộ 217 dài 88,2 km đạt tiêu chuẩn cấp 4 miền núi; xây dựng 2 tuyến tránh thị trấn Cẩm Thủy dài 3km, đạt tiêu chuẩn C3 đồng bằng và C3 miền núi; sửa chữa một số đoạn mặt đường bị hư hỏng.
Tổng mức đầu tư dự án là 97,4 triệu USD (tương đương hơn 1.899 tỷ đồng), trong đó vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Châu Á 75 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 22,4 triệu USD và do Bản quản lý giao thông 1, Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, dự kiến đưa vào sử dụng trong tháng 6/2016.
Theo Dantri
Liệt sĩ trở về sau 40 năm: Hãy nhớ đồng đội tôi là một anh hùng!
Đọc bài "liệt sĩ trở về sau 40 năm", một cựu chiến binh nhiễm chất độc da cam bỗng òa lên khóc. Mấy đêm ông không ngủ, vừa mừng vừa tủi cho sự trở về ly kỳ của người đồng đội một thời ông ngưỡng mộ, nay mang một ký ức nửa tỉnh nửa mê.
Bỏ cơm, mất ngủ vì đồng đội... còn sống
Video đang HOT
Câu chuyện liệt sĩ Phan Hữu Được (nhiều người vẫn gọi ông là Phạm Văn Được, theo họ tên mà ông đã đổi để được đi bộ đội) trở về sau 40 năm lưu lạc trong vô thức, đói khổ, đã đến được với các đồng đội của ông ở Hải Phòng cùng nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Họ - những con người đã một thời vào sinh ra tử với chiến sĩ Được - đã òa khóc, đã nghẹn lòng ôm ngực đau đớn trước tình cảnh của đồng đội mình.
Ông Nguyễn Ngọc Điềm ở số nhà 15/59 đường Lê Lợi, thành phố Hải Phòng, một người cùng chiến đấu, được xem là thân nhất thuở ở chiến trường với ông Được đã liên lạc với người viết bài, mong được gặp để chia sẻ về quá khứ không thể nào quên.
Ông Được cùng đồng đội chụp tại Campuchia năm 1972.
Những bức ảnh chiến sĩ Phan Hữu Được chụp cùng đồng đội (Ông Được đứng. Ảnh do những người đồng đội cũ của ông Được cung cấp)
Ngôi nhà nhỏ của ông Điềm nằm sâu trong ngõ, vợ chồng ông đã chờ sẵn cùng hàng loạt những kỷ vật, những tấm ảnh ngày xưa liên quan đến "liệt sĩ Được". Ông Điềm kể: "Trong những năm chiến đấu, có hàng trăm đồng đội đi qua ký ức nhưng với Được tôi không bao giờ quên được. Đã cùng ăn và cùng ngủ, cùng đánh giặc suốt thời gian dài. Vì thế khi thấy hình ảnh của Được trên báo Dân trí tôi đã nhận ra ngay. Dù bạn tôi đã già đi nhiều, đen và khắc khổ quá, nhưng cái mũi và cái miệng ấy thì không thể lẫn được. Toàn thân tôi nổi gai ốc và nước mắt chảy dài".
Ông khoe những bức ảnh cũ ông chụp cùng ông Được khi ở chiến trường, lúc ở Na Sa Chê, khi ở Chum Pheng, khoảnh khắc xuống tàu vượt sông Mê Kông... bức nào cũng chứa đựng miên man ký ức. Vợ ông Điềm cho biết, từ hôm biết tin ông Được còn sống trở về nhưng lâm cảnh tứ cố vô thân, ngớ ngẩn, ông Điềm sinh ra bỏ ăn, bỏ ngủ, vừa vui vừa tủi cho đồng đội.
Ông lật đật gọi điện báo ngay cho ông Lương Quang Lật, đồng đội cùng đơn vị với ông và ông Được. Nghe tin ông Lật vội lạch cạch đạp xe sang Tiên Lãng, lần theo địa chỉ trên báo Dân trí để đến tận mắt xác nhận sự việc. Trông thấy ông Được, người lính già tưởng như ngã quỵ. Ông lao tới ôm lấy người đồng đội bất hạnh rồi khóc, rồi "mắng" sao lại ra nông nỗi này! Trong vòng tay siết chặt của ông, ông Được chỉ hướng về bạn một ánh mắt vô cảm. Ánh mắt ấy làm ông Lật đau xé lòng...
Ông Được trong vòng tay đồng đội (ông Điềm bìa trái, ông Lật bìa phải).
Người thuyền trưởng tài ba có biệt danh "Được đẹp trai"
Theo lời kể của những đồng đội và qua những bức ảnh thời trai trẻ, quả thật câu chuyện về người cựu binh già khốn khổ này còn rất dài.
Ông Điềm kể, Được hồi trẻ là một chiến sĩ rất dũng cảm, hiền lành, khéo léo trong cư xử nhưng lập trường quan điểm rất rắn rỏi. Đặc biệt, Được rất đẹp trai và có duyên vào bậc nhất đơn vị. Vì thế mọi người vẫn gọi Được bằng biệt danh "Được đẹp trai".
Ông Nguyễn Hồng Thái, nguyên là trợ lý quân lực của binh đoàn 340, nơi ông Được chiến đấu và "hy sinh" cho biết, khi cuộc chiến vào giai đoạn ác liệt nhất của những năm 1972, việc vận chuyển vũ khí trên sông Mê Kông ngày một khó khăn và trở nên trọng yếu trong việc chi viện cho chiến trường miền Nam. Rất nhiều thuyền trưởng xuống tàu trong đêm và sáng hôm sau đã hy sinh. Tàu mất, người chết quá nhiều. Trước tình hình đó, cấp trên phải cấp thêm tàu mới để tiếp tục chiến đấu. Cam go là thế nhưng đúng lúc đấy Được đã can đảm xung phong nhận tàu mới với vai trò thuyền trường để đi tiên phong trước sự ngỡ ngàng và khâm phục của hàng trăm chiến sĩ trong đơn vị. Tàu gồm 3 người, trong đó có ông Điềm.
Ông Được ngồi khóc khi nghe đồng đội kể lại chuyện cũ
Nước mắt của người lính già đã phải chịu quá nhiều mất mát
Ông Điềm kể thêm: "Chúng tôi ở C3, cung đoạn từ Ca Na Chê đến Xúc Chung Cheng mà Được phải lái con tàu về phía nhận tiếp tế, rất nguy hiểm, vì đó là khúc sông toàn thác chảy dốc. Nhiều khi đi hơn 10 phút mà tàu vẫn xoay tại chỗ do sức nước cản quá mạnh và liên tục xuất hiện các hốc nước xoáy. Trong màn đêm đen chúng tôi chỉ biết nín thở chờ sự xoay chuyển đầy sáng tạo của Được. Khi địch phát hiện ra, chúng nã rốc két liên tục về phía tàu nhưng thuyền trưởng Được chưa bao giờ vội vàng bỏ tàu nhảy xuống sông như nhiều người khác. Đồng chí bình tĩnh động viên mọi người giúp sức lái tàu áp sát vào bờ rồi nhanh chóng giấu tàu, đảm bảo tính mạng cho đồng đội". Nói đến đây ông Điềm lại khóc nghẹn: Chiến tranh quá tàn khốc, chiến tranh đã biến một người lính đẹp trai, vạm vỡ và dũng cảm như ông Được thành một ông già ngớ ngẩn lang thang kiếm ăn nơi đầu đường cuối chợ suốt 40 năm dài!
"Hãy nhớ đồng đội tôi là một anh hùng"
Sau khi gặp đồng đội, ông Được đã tỉnh táo hơn
Theo chân những người cựu chiến binh này về lại Tiên Minh cùng thăm ông Được, chính người viết bài cũng khóc tràn nước mắt khi chứng kiến cảnh những người lính bước ra từ cái chết trở về gặp lại nhau trong hoàn cảnh trớ trêu, đau xót.
Cánh cửa vừa mở, ông Được đã nhận ra ngay ông Điềm. Hai người đàn ông ôm lấy nhau mà khóc. Ông Điềm vừa khóc vừa sờ nắn những vết thương còn nghe lạo xạo mảnh đạn trên cơ thể đồng đội mà trách dồn: "Sao lại ra nông nỗi này, sao lại thân tàn ma dại trở về trong cô đơn, quên hết bạn bè thế này. Sao lại đến 40 năm cơ cực để bây giờ gầy mòn thế này hả Được!". Ông Được không đứng vững, ngồi thụp xuống nền nhà khóc, chỉ vào vết thương dài trên đầu: "Mày có nhìn thấy cái đầu tao không, cái đầu tao nó có nguyên nữa đâu".
Những người lính gặp nhau và khóc như con trẻ
Trong tiếng nấc xúc động, ông Nhữ Hồng Doanh (thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) đã rất ân hận chia sẻ: "Năm 2008, anh em chúng tôi có đi thăm chiến trường xưa ở Sa Mat, Tây Ninh và gặp rất nhiều Việt Kiều từ Campuchia trở về, nhưng tại sao không biết bạn mình đang lang thang ở đó? Thế là đã có lúc chúng tôi bước ngang qua bất hạnh của đồng đội mình mà không hay biết".
Ông Doanh là người cùng nhập ngũ một ngày, cùng một đơn vị với ông Được (tháng 12 năm 1970). Ngày 7 hoặc ngày 17/5/1971, cả hai cùng được chuyển quân vào đơn vị C3, D5, có biệt hiệu là đoàn Trường Sơn trực thuộc đoàn 340, Cục Hậu cần miền B2. Tại đây ông Được cùng ông Doanh, ông Điềm, ông Lật đã cùng chiến đấu, sau này mới chuyển tuyến khác. Ông Được vẫn ở lại làm thuyền trưởng ở C3.
Ông Doanh cho biết: "Tôi biết Được có báo tử từ năm 1973 và hôm nay đây, sờ thấy Được bằng xương bằng thịt tôi mừng lắm. Nhưng bạn về mà chẳng còn gì, cũng chẳng nhớ gì. Tôi còn có vợ có con đề huề, còn có ký ức và cả sức khỏe cùng với sự minh mẫn... Nhìn mình rồi nhìn đồng đội thế này, tôi đau quá. Chiến tranh đã đeo bám người lính đến cả mạn chiều xế bóng".
Cả 3 người cựu chiến binh ấy đều có một khát khao, mong mỏi là ông Được sẽ nhận được sự quan tâm, bù đắp xứng đáng của nhà nước. Ông Lật nêu quan điểm, nếu ông Được không mất trí nhớ thì ông ấy đâu phải làm liệt sĩ 40 năm nay. Tên mình còn mất thì giấy tờ làm gì còn để mà trình chính quyền địa phương.
Ông Điềm thì khẳng khái: "Đừng chờ đợi nữa, chiến sĩ Được đã quá già yếu rồi, đã quá khổ rồi. Hãy trả lại tên cho đồng đội tôi, trả lại chế độ thương binh mà đáng nhẽ suốt 40 năm nay ông được hưởng. Xương máu của đồng đội tôi với 40 năm sống vật vã cùng những vết đạn còn sờ được trong cơ thể là thứ giấy tờ, bằng chứng xác thực nhất. Và có cả chúng tôi đây, những người đã chiến đấu với ông ấy xin được làm những bằng chứng sống. Hãy ghi nhớ, đồng đội của chúng tôi là một anh hùng! Xin đừng lạnh lòng với một người lính đã có quá nhiều hy sinh!".
Theo Dantri
Liệt sĩ trở về và hành trình lưu lạc ly kỳ suốt 40 năm Người liệt sĩ ấy đã được ghi danh trên bia tưởng niệm Tổ quốc ghi công và có mộ phần bên cạnh hàng trăm liệt sĩ khác suốt 40 năm nay. Khi chỉ còn 23 ngày nữa là đến cái giỗ thứ 40 của ông thì ông bât ngờ trở về... Quên hết mọi thứ, trừ chiến tranh Tôi tìm về thôn Tự...