Gần 2.000 người sốt xuất huyết, Hà Nội phun thuốc diệt muỗi
Mỗi quận huyện Hà Nội được trang bị hai máy chuyên dụng phun hóa chất, sáng 11/8 phun thuốc diệt muỗi ở nhiều nơi.
Tám tháng đầu năm, Hà Nội ghi nhận 1.852 bệnh nhân sốt xuất huyết, 88% bệnh nhân hiện đã khỏi bệnh, chỉ còn 213 người đang điều trị. Bệnh nhân phân bố tại 309 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện. 21 xã thuộc huyện Quốc Oai (Hà Nội) tiến hành phun phòng chống dịch sốt xuất huyết tại nhiều điểm trước khi bước vào mùa khai trường. Quận này đã phát hiện ba ổ dịch sốt xuất huyết.
Hiện các quận huyện ở Hà Nội được trang bị hai loại máy chuyên dụng để phun hóa chất diệt muỗi. Loại đeo vai phun thuốc tại khu dân cư và nhà dân. Một loại máy công suất lớn phun tại những nơi có không gian lớn, cây cối rậm rạp, nhà để xe.
Muỗi vằn aedes aegypti là vật chủ lây truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Ngọc Thành.
Video đang HOT
“Hà Nội đang vào mùa mưa, nước đọng tạo môi trường cho muỗi đẻ trứng nên dịch bệnh phát sinh nhiều nơi. Số ca mắc rải rác từ tháng 1, có xu hướng tăng từ tháng 6 và tăng nhanh từ tháng 7″, ông Khổng Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tam Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết.
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, trong 7 tháng đầu năm 2019, cả nước ghi nhận 124.751 ca sốt xuất huyết, 15 người tử vong chủ yếu tại các tỉnh phía Nam. Số bệnh nhân hiện tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2018. 10 tỉnh có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất cả nước là: Khánh Hòa, Đăk Nông, Bà Rịa -Vũng Tàu, Đăk Lăk, Bình Phước, Đà Nẵng, Gia Lai, TP HCM, Phú Yên, Bình Dương. Hà Nội đứng thứ 36 cả nước theo tỷ lệ ca bệnh trên 100.000 dân.
21 xã thuộc huyện Quốc Oai (Hà Nội) tiến hành phun phòng chống dịch sốt xuất huyết tại nhiều điểm trước khi bước vào mùa khai trường. Ảnh: Ngọc Thành.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra, muỗi vằn aedes aegypti là vật chủ lây truyền virus. Giờ hoạt động cao điểm trong ngày của loài muỗi này là vào sáng sớm và chiều muộn, trước khi mặt trời lặn. Muỗi vằn rất tinh ranh, nhanh nhẹn, thường bay lượn, thích đậu trên các loại vải có màu sẫm tối, tối đậm, nhiều lông tơ mịn.
Ngọc Thành
Theo VNE
Cần chế tài hộ dân và tổ chức không chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết
Đồng Nai nên nghiên cứu, xem xét đưa ra những chế tài để làm sao cho người dân và tổ chức phải có trách nhiệm trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh SXH
Phun thuốc trừ muỗi tại Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thắng
Đó là đề nghị của ông Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét - ký sinh trùng và côn trùng TP.HCM, trong cuộc họp với đoàn công tác Bộ Y tế đi kiểm tra về công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết (SXH) ngày 8.8 tại Đồng Nai.
Theo ông Đồng, Đồng Nai nên nghiên cứu, xem xét đưa ra những chế tài để làm sao cho người dân và tổ chức phải có trách nhiệm trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh SXH. Trường hợp hộ dân và tổ chức không thực hiện tốt thì có hình thức xử lý, mang tính răn đe nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh chung, chủ động phòng chống dịch bệnh.
Báo cáo với đoàn công tác, bác sĩ Bạch Thái Bình, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, cho biết trong 7 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh có hơn 8.500 ca SXH.
Nguyên nhân do năm nay là năm chu kỳ của bệnh SXH (4 năm/lần); vệ sinh môi trường nhiều khu vực kém; đội ngũ nhân lực thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh vừa thiếu vừa chưa đảm bảo chất lượng; ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân chưa cao.
Cùng ngày, Trung tâm y tế H.Tân Châu (Tây Ninh) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra ca tử vong do SXH. Cụ thể, bà N.T.H (53 tuổi) khởi bệnh vào ngày 27.7, sau đó điều trị tại trung tâm y tế huyện rồi chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) đến ngày 3.8 thì tử vong.
Cũng theo Trung tâm y tế H.Tân Châu, trong 7 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn ghi nhận 205 ca SXH (tăng 107% so với cùng kỳ năm 2018).
Theo Thanh niên
Chỉ cần nhà có 1 người sốt xuất huyết, cả gia đình phải làm ngay 5 điều sau Cách ly người bệnh sốt xuất huyết, phun thuốc diệt muỗi, trữ thuốc men, theo dõi sức khỏe chặt chẽ... sẽ tránh được 'thảm cảnh' cả nhà đưa nhau vào viện. Theo giadinh.net