Gần 20 cán bộ làm oan ông Chấn chưa chắc sẽ “hạ cánh an toàn”
Thực tiễn pháp lý trong thời gian qua có một nghịch lý là lấy lý do năng lực chuyên môn yếu kém hoặc lỗi vô ý thì những người tiến hành tố tụng làm oan người vô tội đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và khỏi phải hoàn trả tiền mà nhà nước đã bồi thường cho người bị oan.
Trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn cách đây 10 năm sẽ được xác định như thế nào nếu ông Chấn được chính thức minh oan?
“Năng lực yếu kém” cần được xem là “thiếu trách nhiệm”
Theo thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, những người trực tiếp điều tra vụ án của ông Chấn đã phủ nhận dùng nhục hình, ép cung. Những người trực tiếp xét xử vụ án của ông Chấn cũng đã phủ nhận việc cố ý ra bản án trái pháp luật.
Như vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người tiến hành tố tụng trong vụ án của ông Chấn cách đây 10 năm dưới hình thức lỗi cố ý sẽ gặp nhiều khó khăn, mặc dù hậu quả xảy ra là đặc biệt nghiêm trọng (như tội “ra bản án trái pháp luật” tại Điều 295, tội “ra quyết định trái pháp luật” tại Điều 296, tội “dùng nhục hình” tại Điều 298, tội “ bức cung” tại Điều 299 Bộ luật Hình sự).
Có người cho rằng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự được những người đã tiến hành tố tụng trong vụ án của ông Chấn cách đây 10 năm vì do nghiệp vụ non kém, mục đích là phòng, chống tội phạm, hơn nữa hiện nay họ đang giữ những chức vụ, trọng trách quan trọng trong cơ quan nhà nước ở tỉnh Bắc Giang.
Theo chúng tôi, Bộ luật Hình sự có “tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” tại Điều 285 Bộ luật Hình sự là tội danh mà chúng ta có thể tham khảo nếu chúng ta muốn xác định trách nhiệm hình sự của những người liên quan trong vụ án của ông Chấn cách đây 10 năm, trong trường hợp chúng ta không chứng minh được họ xâm phạm hoạt động tư pháp.
Địa chỉ gây oan “chính danh”: Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao
Giả sử căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước đã hội đủ trong vụ việc của ông Chấn (có bản án, quyết định chính thức xác định ông Chấn bị tù oan 10 năm) thì nhà nước sẽ phải bồi thường. Cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường cho ông Chấn là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Hà Nội (Điều 29, Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước).
Nếu Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Hà Nội bồi thường thiệt hại cho ông Chấn (tiền từ ngân sách nhà nước) thì ai sẽ phải hoàn trả tiền cho ngân sách nhà nước hay không có ai phải hoàn trả khoản tiền này cho nhà nước?
Lỗi vô ý: gây oan thấu trời cũng khỏi móc túi bồi thường!
Theo Khoản 2 Điều 57 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, trường hợp nhiều người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ liên đới hoàn trả. Tuy nhiên, trước tiên chúng ta cần xác định người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả hay không.
Theo Bộ luật Dân sự năm 2005, cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ (Điều 620).
Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại thì không phải chịu trách nhiệm hoàn trả. Căn cứ theo đó, nếu những người tiến hành tố tụng trong vụ án của ông Chấn cách đây 10 năm không có lỗi hoặc có lỗi vô ý làm oan ông Chấn thì không có trách nhiệm hoàn trả.
Với những diễn biến vụ việc trong thời gian qua và với quy định của pháp luật hiện nay, rất khó để buộc những người tiến hành tố tụng trong vụ án của ông Chấn cách đây 10 năm (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân theo hai thủ tục sơ và phúc thẩm) phải chịu trách nhiệm hoàn trả.
Video đang HOT
Quan sát thực tiễn pháp lý trong thời gian qua, do năng lực chuyên môn yếu kém hoặc do lỗi vô ý thì những người tiến hành tố tụng làm oan người vô tội đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và hầu như là vấn đề hoàn trả tiền mà nhà nước đã bồi thường cũng không được đặt ra sau đó.
Như đã phân tích, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong vụ án của ông Chấn cách đây 10 năm sẽ là đề tài mà chúng ta tiếp tục bàn luận. Và nếu họ không hoàn trả khoản tiền mà nhà nước đã bồi thường cho ông Chấn thì chúng ta cần xem xét lại các quy định của pháp luật. Bởi lẽ số tiền mà nhà nước sẽ phải bồi thường cho ông Chấn là tiền từ ngân sách nhà nước, thực chất là tiền của nhân dân.
Danh sách các cán bộ gây nên cái án tù chung thân oan trái cho ông Chấn sau 10 năm trong tù theo tố cáo của ông Chấn gồm: Ông Thái Xuân Dũng, nguyên là Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Phó phòng Cảnh sát điều tra. Hiện nay, ông Dũng là Chánh thanh tra Công an tỉnh Bắc Giang, quân hàm đại tá.
Ông Lê Văn Dũng, thời điểm năm 2003 là Phó phòng Cảnh sát điều tra trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Hiện ông này là Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47), quân hàm đại tá.
Ông Đào Văn Biên, điều tra viên nay là phó Trưởng phòng PC45; ông Nguyễn Đình Dung là cán bộ điều tra chính của vụ án Nguyễn Thanh Chấn, nay là Phó trưởng Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Ông Trần Nhật Duật là điều tra viên, nay là Phó trưởng Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông Nguyễn Trung Thành, điều tra viên, người trực tiếp hỏi cung ông Chấn, hiện đang là Phó trưởng phòng Công tác Đảng, công tác quần chúng. Riêng một điều tra viên khác tên là Tân đã chết vì tai nạn giao thông.
Riêng ông Phạm Văn Minh hiện đang giữ cương vị Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, vào thời điểm năm 2003 khi ông Chấn bị bắt giữ để làm rõ, ông Minh đương chức Phó giám đốc – Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang cũng là người liên đới trách nhiệm.
Ngoài các cán bộ điều tra nói trên, còn có Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang Nguyễn Tiến Lựu, người ký Bản cáo trạng số 51/KSĐT-HS ngày 10.2.2004. Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang Nguyễn Minh Năng ( chủ tọa) và thẩm phán Trần Văn Duyên đã xét xử phiên tòa sơ thẩm. (Ông Chấn còn bỏ sót ba hội thẩm nhân dân trong phiên tòa xử sơ thẩm).
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang giữ quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm ngày 26.3.2004 là ông Đặng Thế Vinh. Thư ký phiên tòa là ông Lê Khánh Hưng, cán bộ tòa án.
Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao Phạm Tuấn Chiêm, chủ tọa phiên tòa (nguyên là Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang) cùng hai thẩm phán Quản Hùng và Hoàng Doãn Đức. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Tối cao giữ quyền công tố phiên tòa phúc thẩm là ông Nguyễn Khắc Du, kiểm sát viên. (Ông Phạm Tuấn Chiêm ký bản án phúc thẩm số 1241/PTHS ngày 27.7.2004)
Theo Một thế giới
Người cha cắn ngón tay lấy máu viết đơn kêu oan cho con trai
Chỉ có niềm tin mãnh liệt vào sự vô tội của đứa con trai mình, người cha già mới làm được một điều không tưởng như thế... Gần 5 năm trời long đong hết cơ quan này đến cơ quan khác kêu oan nhưng đứa con yêu thương vẫn chịu cảnh tù đày. Nuốt đau đớn vào lòng, cha tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã lấy máu tươi của mình viết bức huyết thư cầu cứu Chủ tịch nước.
Nỗi đau của người cha già nhân lên gấp bội khi cùng lúc, cả hai đứa con trai đều rơi vào vòng lao lý. Chỉ ít ngày sau khi đứa con trai lớn là Nguyễn Văn Chưởng bị bắt vì tội giết người, cướp của, thằng con trai út cũng bị bắt khẩn cấp trong khi đang đi kêu oan cho anh trai vì tội "không tố giác tội phạm". Điều an ủi duy nhất là cậu con út của ông đã ra tù sau hai năm thụ án, giờ thỉnh thoảng lại phụ giúp bố đi kêu oan cho anh.
Huyết thư của ông Chinh.
Sáng 25.11, chúng tôi gặp ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử tù Nguyễn Văn Chưởng (trong vụ án gây ra cái chết cho thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, Công an phường Đông Hải 2, Hải An, TP.Hải Phòng) tại cửa trại giam Trần Phú (125 đường Nguyễn Đức Cảnh, Cát Dài, Lê Chân, Hải Phòng). Mái tóc bạc phơ, ông già bảy mươi tuổi nửa mừng nửa lo bởi cuộc hẹn bất thường với nhà báo.
Ông Chinh thổ lộ: "Bình thường cứ thứ 2 của tuần đầu tiên trong tháng là chúng tôi được gặp cháu. Tháng này đã gặp rồi, không biết có chuyện gì mà họ lại cho gặp bất thường nữa. Tôi sợ có chuyện chẳng lành".
Hơn sáu năm trước, tại khu vực cảng Đình Vũ (TP.Hải Phòng) đã xảy ra vụ trọng án gây nhiều căm phẫn lẫn lo sợ trong dư luận thành phố biển này. Trong khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, một thiếu tá cảnh sát đã bị bọn tội phạm lao vào chém giết một cách man rợ.
Rất nhanh chóng, người ta đã tóm được cả băng phạm tội, cầm đầu là Nguyễn Văn Chưởng. Theo cáo trạng của VKSND TP.Hải Phòng tại phiên sơ thẩm năm 2008, khoảng 16h ngày 14.7.2007 Vũ Toàn Trung và Đỗ Văn Hoàng (trú ở huyện Kiến Thụy) đến quán cà phê "Thiên Thần" ở phường Đông Hải gặp Nguyễn Văn Chưởng là chủ quán để vay tiền mua heroin. Chưởng nói không có rồi rủ hai đối tượng này tối đó đi cướp.
Khoảng 20h tối hôm đó, Hoàng và Trung phóng xe quay lại chỗ Chưởng. Mỗi tên đều chuẩn bị sẵn dao nhọn, đoản kiếm làm hung khí gây án. Đến gần 21h, bọn chúng "kẹp ba" đi xuống khu vực cảng nước sâu Đình Vũ với mục đích cướp tài sản của người đi đường hoặc của các đôi trai gái ngồi tâm sự. Lúc này trời đổ mưa rất to kèm theo sấm chớp, khi đến khu vực gần cổng Nhà máy thép Đình Vũ thì cả bọn phát hiện thấy một người mặc áo mưa trùm kín đầu đỗ xe máy gần tim đường, chân chống xuống mặt đường để nghe điện thoại di động.
Hoàng nhảy xuống rút dao chém liên tiếp 2 nhát vào thái dương người đàn ông này. Người đàn ông bị mất đà, xe đổ, bỏ chạy sang phía bên kia đường thì bị Trung nhảy xuống theo Hoàng chém 2-3 nhát nữa vào người. Nạn nhân vừa chạy vừa hô: "Cướp! Cướp!" và rút súng ngắn bắn về phía bọn Chưởng. Nghe tiếng súng nổ, Hoàng, Trung, Chưởng không kịp lấy xe máy của nạn nhân, cầm theo dao, kiếm phóng xe máy bỏ chạy...
Người bị chém được xác định là anh Nguyễn Văn Sinh, cán bộ Công an phường Đông Hải 2, quần chúng nhân dân đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng đã tử vong.
Sau khi gây án, cả bọn về quán gội đầu Ánh Dương ở đường xuyên đảo Đình Vũ để đón người yêu của Trung là Nguyễn Thị Lan Phương đi mua heroin mang về nhà Chưởng hút hít. Tại đây Trung kể với Phương về vụ cướp còn Hoàng thì đe "việc này chỉ có 4 đứa biết thôi, mày gặp công an khai báo linh tinh thì tao vặn răng". Sáng hôm sau Chưởng bỏ trốn về quê ở Kim Thành, Hải Dương, còn Trung và Phương về quê của Trung ở Đoàn Xá, Kiến Thụy, Hải Phòng. Em trai Chưởng là Nguyễn Trọng Đoàn biết việc phạm tội của anh mình nên cũng về quê gặp một số người bạn của Chưởng nhờ xác nhận đêm 14.7.2007 có gặp Chưởng ở thôn Bình Dân, xã Kim Thành, Hải Dương nhằm tạo bằng chứng ngoại phạm.
Tại phiên tòa năm 2008, chỉ có Trung và Phương thành khẩn khai báo, còn các bị cáo khác đều quanh co chối tội. Tuy nhiên, trước những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và lời khai của các bị cáo, Hội đồng xét xử tuyên phạt tử hình Nguyễn Văn Chưởng; Đỗ Văn Hoàng tù chung thân; Vũ Toàn Trung 23 năm tù về tội giết người, cướp tài sản; Nguyễn Trọng Đoàn 2 năm tù về tội che giấu tội phạm; Nguyễn Thị Lan Phương 12 tháng tù treo về tội không tố giác tội phạm.
Vụ xét xử đã khiến dư luận được giải tỏa. Kẻ thủ ác bị trừng trị. Niềm tin vào cơ quan bảo vệ pháp luật được củng cố. Chỉ duy nhất gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng là đau đớn vì họ cho rằng con mình không thể phạm tội.
Khi được hỏi vì sao ông có thể chịu được sự đau đớn về thể xác khi viết bức thư dài như vậy, ông Chinh khẽ mỉm cười cho biết: "Đơn viết bằng tay tôi đã gửi các cơ quan chức năng chắc chất lên thành núi, nhưng đến nay vẫn chưa có ai đứng ra giải quyết. Hôm đó tôi ốm, tôi sợ tôi chết sẽ không có ai kêu nỗi oan ức này cho con, nên tôi đã cắn ngón tay lấy máu tươi ra viết. Nhưng lạ kỳ lúc đó tôi không cảm thấy chút đau đớn nào, đầu óc lại rất thanh thản".
5 năm tiếp tục trôi qua, trái với quy luật thông thường, niềm tin mong manh ấy được nhen nhóm dần lên cùng những thông tin họ thu thập được dày thêm lên. Nhưng cùng với đó là sự dằn vặt trong tâm trí người cha già khi bất lực, không thể có cơ hội chứng minh sự trong sạch của con mình.
Vụ án xảy ra giữa đêm tối và trời mưa to nên hầu như mọi dấu vết phạm tội đều bị xóa sạch. Một trong những yếu tố khép tội Chưởng chính là lời khai của anh Trần Quang Tuất (SN 1982, thôn 3, Tân Tạo, Bình Dân, Kim Thành, Hải Dương).
Sau này, khi trao đổi với báo chí, anh Tuất một mực khẳng định và xin sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai lại của mình: "Tôi bị ép chứ chắc chắn Chưởng không có mặt tại hiện trường vụ án vào đêm 14.7.2007 vì lúc đó đang ở nhà tôi, ở xã Bình Dân này. Việc này có vợ tôi làm chứng. Dù họ (Cơ quan điều tra - PV) có ép tôi nói sai sự thật đi chẳng nữa, thì xác minh bảng chấm công của anh Khoa, người nhận công trình và trực tiếp thuê tôi và Sơn lăn sơn ở ngôi nhà trên đường Văn Cao (Hải Phòng) đã nói lên tất cả".
"Hôm đó là ngày 14.7.2007, có ghi rõ trong bảng chấm công và đó cũng là ngày duy nhất tôi và Sơn làm việc tại Hải Phòng. Hôm đó trời mưa, 21 giờ 15 phút đêm hôm đó, tôi còn về che bạt cho đám dưa của vợ chờ người tới cân và Chưởng đến chơi. Không có chuyện tôi nhớ nhầm sang ngày khác", anh Tuất cho biết thêm. Cũng theo anh Tuất, sau hôm đó, Công an Hải Phòng có xuống gặp anh Khoa xác minh bảng chấm công này, nên đó có thể coi là bằng chứng rất rõ ràng cho việc Chưởng không có mặt tại hiện trường. Để cam kết, anh Tuất còn viết bản cam kết, ký tên đầy đủ và nói mình sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời khai này.
Anh Tuất kể, sau nhiều ngày liên tục phải làm việc tại cơ quan công an, trở về nhà, anh luôn bị lương tâm cắn rứt, đặc biệt là sau khi Chưởng bị tuyên án tử hình. Sau nhiều đêm nằm không thể chợp mắt, cuối cùng anh đã đến nhà Chưởng xin lỗi bố mẹ Chưởng và viết đơn trình bày toàn bộ sự việc mình bị ép cung như nào và xác minh chính xác 21h ngày 14.7.2007, Chưởng có qua nhà mình chơi.
Vừa quỵ xuống vì tin thằng con trai lớn đang chí thú làm ăn bị bắt vì giết người, vợ chồng ông Chinh chết nửa người vì sau đó, cậu con Nguyễn Trọng Đoàn (SN 1987, em trai Chưởng) tiếp tục bị bắt.
Bà Nguyễn Thị Bích (SN 1959, mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng) cho biết: Khoảng 20h ngày 14.7.2007, Chưởng đi xe máy cùng một người bạn tên Trường về nhà, sau đó còn đèo bạn đến nhà một số người trong xóm chơi. Đến khoảng 22 giờ cùng ngày, Chưởng và bạn về nhà ngủ.
Bà Bích cũng cho biết thêm, tối hôm 14.7, trong lúc đi chơi, Chưởng và Trường còn gặp nhiều người trong làng như bà Nhiễu bán nước, cô Mến (bạn của em trai Chưởng) và có đến nhà Tuất chơi. Và việc này được mọi người xác nhận.
Ngoài ra còn trình bày của chị Đồng Thị Mai, vợ của anh Trần Quang Tuất, người có mặt cùng Tuất ở nhà tiếp đón tử tù Chưởng và bạn của Chưởng. Tất cả đều khẳng định, vào thời điểm đó, Chưởng chứ không phải ai khác đang có mặt tại địa bàn.
Rồi đến chị Nguyễn Thị Bảy, vợ của phạm nhân Chưởng. Chị Bảy vừa khóc vừa khẳng định, tối 14.7, Chưởng và anh bạn tên Trường ăn cơm tại quán cà phê cùng chị Bảy, sau đó sửa xe ở hàng bên cạnh, rồi cùng nhau đi về Hải Dương. Mãi 23h đêm hôm sau (15.7) mới cùng nhau quay lại quán cà phê Thiên Thần.
Trong khi hai con trai đang ngồi tù, người cha già một thân một mình đến khắp nơi gõ cửa kêu oan cho con. Suốt 5 năm trời, hầu như tuần nào ông cũng phi xe máy mang đơn lên các cơ quan có thẩm quyền trên Trung ương. Hơn một năm gần đây, sức khỏe tuột dốc một cách trông thấy, mắt mờ, chân chậm và có biểu hiện của đột quỵ, mỗi lần đi, ông phải bắt tàu hoặc nhờ con cháu đưa lên.
ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử tù Nguyễn Văn Chưởng.
Mặc dù tuổi tác đã đè nặng trên đôi vai người cha hiền từ, nhưng ông chưa bao giờ nghĩ sẽ dừng lại. Ông chia sẻ, dù phải bán hết nhà cửa, đất đai, có đi ăn mày, ông cũng sẽ cố gắng kêu nỗi oan ức của con đến cùng. Bởi không chỉ có ông Chinh mà hàng trăm người dân trong xóm ông ở đều biết Chưởng bị oan.
Ông Chinh cho biết: "Suốt 5 năm trời, tôi đã gửi hàng nghìn lá đơn kêu cứu, cầu mong cơ quan công an điều tra lại vụ án, tìm ra kẻ giết người thực sự để trả lại sự trong sạch cho con tôi".
Giống như nhiều nhân chứng của vụ án, ông Chinh khẳng định: "Tối 14.7.2007 con tôi về nhà, nó ăn cơm ở nhà và ngủ ở nhà. Tôi không tiếc sức lực đi kêu oan cho con tôi vì tôi biết nó bị oan. Và tôi tin vào chính nghĩa và sự công bằng của pháp luật".
Khi được hỏi về bức huyết thư được viết bằng máu tươi của mình gửi Chủ tịch nước, ông Chinh cho biết: "2 tuần đó tôi ốm, không thể đi gửi đơn kêu oan cho con được. Nằm tại nhà, tôi chỉ sợ họ bắn cháu mất, nên tôi cắn ngón tay lấy máu viết thành bức thư này để gửi lên Chủ tịch nước. Chắc chỉ có Chủ tịch nước mới thấu hiểu được nỗi đau của người cha khi bất lực nhìn con chịu cảnh khổ ải trong tù vì bị oan ức".
Kể đến đây, hai dòng nước mắt lại lã chã chảy xuống trên đôi gò má đen sạm vì nắng gió suốt thời gian đằng đẵng đi kêu oan cho con, hay cũng vì nỗi đau, sự tuyệt vọng đã in hằn trên khuôn mặt ông.
Có mặt tại cửa trại giam, bà Nguyễn Thị Bích cho hay: "Hôm đó tôi đi chợ về, thấy ông ấy nằm bất tỉnh, máu chảy lênh láng, xung quanh có mấy tờ giấy được viết nguệch ngoạc, sợ quá tôi gọi hàng xóm sang cầm máu giúp và đưa ông đi cấp cứu...".
Nhìn kỹ những tờ giấy, bà Bích và hàng xóm mới biết, ông Chinh đã dùng máu tươi của mình để viết thành một bức thư dài 3 trang gửi Chủ tịch nước để kêu oan cho con. Ông Nguyễn Trường Chinh cũng cho hay, ông chỉ gửi bức thư đó cho Chủ tịch nước vì ông có một niềm tin sắt son Chủ tịch nước sẽ giải được nỗi oan ức cho con ông.
"Lúc đó ai cũng khóc thương cho ông ấy. Chỉ có tình yêu thương bát ngát của người cha và sự tin tưởng son sắt vào người đứng đầu đất nước mới cho ông sức mạnh để làm được điều đó", bà Thu, một người dân trong xóm cho hay.
Theo Dân Việt
Vụ ông Chấn: Nạn nhân để lại vết sẹo cho nghi phạm Một trong những dấu vết sót lại liên quan đến vụ giết người cách đây hơn 10 năm chính là vết sẹo trên tay của Lý Nguyễn Chung, và nghi phạm này đã khẳng định rằng đó là hậu quả của việc giằng co, đâm nhiều nhát vào nạn nhân, vết dao trượt vào tay dẫn đến thương tích nhẹ. Luật sư Hoàng...