Gần 1.700 khách hàng ở Sơn La bị gián đoạn cung cấp điện do băng tuyết
Theo thông tin từ công ty Điện lực Sơn La, sáng 11-1 băng giá đã đóng băng trên đường dây tải điện khiến cho 1.682 khách hàng của 27 trạm biến áp thuộc các xã Xím Vàng, Làng Chếu, Hang Chú, Tà Xùa, Háng Đồng của huyện Bắc Yên bị gián đoạn việc cung cấp điện.
Công nhân Điện lực Phù Yên (Công ty Điện lực Sơn La) kiểm tra sự cố tại trạm biến áp xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên
Theo ông Mùi Đức Huy, Phó giám đốc Điện lực Phù Yên, nền nhiệt chung ở huyện vùng cao Bắc Yên đã giảm sâu, có nơi xuống dưới 0 độ. Các đỉnh núi cao xuất hiện băng tuyết phủ kín cành cây và mặt đất gây ảnh hưởng đến hệ thống công trình đến lưới điện do công ty Điện lực Sơn La đang quản lý.
Hiện Điện lực Phù Yên đã cô lập vùng sự cố để tiến hành kiểm tra, chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện khắc phục để bảo đảm cấp điện trở lại phục vụ nhân dân và khách hàng sớm nhất có thể.
Video đang HOT
Nhà nông căng mình chống rét
Miền Bắc đang đối mặt với đợt rét đậm, rét hại khốc liệt, trong đó có Hà Nội với nhiều ngày nền nhiệt độ giảm sâu xuống dưới 100C. Để duy trì sản xuất, hạn chế thiệt hại, nông dân các huyện đang tích cực triển khai các biện pháp chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
Những chậu hoa cảnh được bà con nông dân huyện Mê Linh đưa vào khu vực có mái, vách che để chống rét. Ảnh: Công Hùng
Muôn kiểu chống rét
Trên diện tích 7.000m2, hộ anh Phạm Đức Tài, ở xã Mê Linh (huyện Mê Linh) đang trồng hàng ngàn chậu hoa, cây hoa thế phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Những ngày giá rét đang diễn ra, toàn bộ số chậu hoa đã được anh đưa vào trong lán trại có mái che và quây nhà lưới xung quanh. Không những thế, nhiều nông hộ tại các vựa hoa còn sử dụng nilon để bọc xung quanh cây và sử dụng đèn để sưởi ấm. "Đèn thắp sáng không chỉ giúp sưởi ấm mà còn giúp cây quang hợp tốt hơn. Nhờ đó quá trình sinh trưởng, phát triển của cây bảo đảm ổn định, ít phụ thuộc điều kiện thời tiết. Đặc biệt là đối với những cây hoa muốn nở đúng vào dịp Tết" - anh Phạm Đức Tài chia sẻ.
Ghi nhận tại khu trồng rau an toàn tại phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai), từ nhiều ngày nay, nông dân đã chủ động bảo vệ rau màu bằng cách liên tục tưới nước chống sương muối đọng trên lá, đồng thời tăng cường bón phân, tránh không tỉa lá để giữ ấm cho gốc cây. Tuy nhiên, theo Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam Nguyễn Mạnh Tùng, nếu thời tiết tiếp tục rét đậm, rét hại kéo dài thì những diện tích không trồng trong nhà màng, nhà lưới khó lòng chống đỡ nổi.
Để chống rét cho đàn bò hơn chục con trong thời tiết giá lạnh kéo dài, bà Trương Thị Thuận, ở xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì) luôn cẩn trọng che chắn bạt chuồng trại kỹ lưỡng để giữ ấm cho bò. Cùng với đó, bà Thuận dự trữ một lượng lớn thức ăn tinh, rơm, cỏ... tăng sức đề kháng cho bò. Đối với đàn lợn, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long Nguyễn Trọng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) cho hay: "Mặc dù chuồng trại đã được xây dựng với quy mô bài bản, khép kín, song những ngày nhiệt độ giảm xuống dưới 150C, chúng tôi luôn vận hành hệ thống điện thắp sáng 24/24 giờ để sưởi ấm cho đàn lợn nái và lợn giống".
Đánh bạc với thời tiết
Nền nhiệt giảm sâu dưới 100Cnhững ngày qua đã gây ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống sản xuất của bà con nông dân. Mặc dù đã thực hiện các biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi trước giá rét, nhưng với nông dân tình cảnh này chẳng khác nào đánh bạc với thời tiết. Thời điểm này "vựa" chuối 100ha tại xã Vân Nam (huyện Phúc Thọ) đang vào cao điểm sinh trưởng, hứa hẹn cho thu hoạch buồng đúng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Vân Nam Doãn Văn Thắng cho biết, vụ chuối Tết năm nay, toàn xã có hơn 80ha dự kiến cho thu gần 2.000 buồng chuối. Nếu rét đậm, rét hại liên tiếp xảy ra nhiều đợt tới thì cây chuối sẽ chậm phát triển và chuối của Vân Nam sẽ lỡ hẹn với Tết. "Trồng chuối cả năm trông chờ vào dịp Tết mà lệch ngày thu hoạch thì nông dân coi như không có lãi. Vì chuối Tết thì bán được 200 - 300k/buồng còn chuối bán sau Tết và các dịp khác chỉ được 70.000 đồng - 100.000 đồng/buồng" - ông Thắng phân trần.
Cũng theo ông Thắng, cây chuối có đặc thù là canh tác theo phương thức quảng canh nên nếu rét đậm, rét hại thì người nông dân cũng đành "lực bất tòng tâm" bởi không thể trồng trong nhà màng hay thắp đèn sưởi ấm. Cách chống chọi duy nhất vẫn chỉ là che phủ nilon cho buồng chuối để tránh sương muối làm xấu mã. Không chỉ có những chủ vườn cây ăn quả, những ngày gần đây, nông dân trồng chè cũng thấp thỏm bì rét đậm, rét hại. Để bảo vệ cây chè chỉ có cách tưới nước thường xuyên để giữ ấm gốc. Nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện lắp đặt hệ thống tưới đồng bộ, bởi chi phí lên tới cả trăm triệu đồng.
Người dân đốt lửa sưởi ấm cho gia súc khi nhiệt độ xuống thấp. Ảnh: Xuân Tư
Hộ chị Đào Thị Quý, ở xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn) đang canh tác 1ha chè chia sẻ: "Nền nhiệt giảm sâu dưới 100C làm cây chè chậm bật mầm. Bình thường cứ khoảng 30 - 45 ngày là được thu 1 lứa chè nhưng với thời tiết này phải mất tới 60 ngày mới thu hái được. Nếu như thời điểm này năm ngoái, gia đình thu được 1,5 tấn búp chè khô thì năm nay chỉ thu được chưa đầy 1 tấn". Đây cũng là nguyên nhân khiến chị Quý và nhiều hộ trồng chè khác không dám ký hợp đồng tiêu thụ chè với đối tác vì lo ngại sản lượng chè búp sụt giảm không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu. Chị Quý cho biết, chắc chắn giá chè búp khô dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu cũng sẽ cao hơn năm ngoái khoảng 1,5 - 2 lần do nguồn cung không mấy dồi dào.
Không lơ là, chủ quan
Nhận định tình hình rét đậm, rét hại kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Trung tâm Phát triển Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn áp dụng các biện pháp chống rét cho cây trồng, vật nuôi. Trong trường hợp bị thiệt hại do giá rét gây ra cần kiểm tra, xác định mức độ thiệt hại để hỗ trợ theo các quy định hiện hành của T.Ư và TP. Thống kê số lượng cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại trên địa bàn báo cáo về Sở NN&PTNT để tổng hợp báo cáo TP.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung cho hay, những năm gần đây, trên địa bàn huyện không có hiện tượng trâu, bò bị chết rét trong mùa đông. Tuy nhiên, huyện vẫn chỉ đạo các xã cử cán bộ thú y trực tiếp xuống thôn tuyên truyền, hướng dẫn bà con phương pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, không tạo tâm lý chủ quan. Còn theo Trưởng phòng Kinh tế Đặng Thị Tươi, huyện đã tuyên truyền đến nông dân, hợp tác xã tập trung gieo cấy trà Xuân muộn với trên 80% diện tích và không gieo mạ hoặc cấy vào những ngày rét đậm, rét hại.
Vụ Đông Xuân 2020 - 2021, Hà Nội phấn đấu gieo trồng hơn 105.000ha cây trồng các loại, trong đó, diện tích lúa là trên 84.600ha, còn lại là rau màu. Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, để chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại, Sở đã hướng dẫn kỹ thuật gieo mạ, chăm sóc mạ và lúa vụ Xuân 2021; đồng thời có phương án chuẩn bị nguồn giống lúa dự phòng để gieo mạ hoặc gieo thẳng, gieo sạ kịp thời nếu rét kéo dài gây thiếu mạ.
Băng giá phủ trắng núi rừng Lào Cai Do nhiệt độ một số địa phương vùng cao như đèo Ô Quý Hồ (Sa Pa), xã Y Tý (Bát Xát) giảm xuống dưới 0 độ C khiến băng giá xuất hiện. Đêm về sáng ngày 9/1, không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống Bắc Bộ, nhiệt độ các khu vực giảm sâu hơn so với ngày hôm trước. Tại thị xã...