Gần 16.000 tỷ đồng đảm bảo ATGT đến 2020
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ GTVT kế hoạch triển khai Chiến lược đảm bảo ATGT đường bộ đến năm 2020.
Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện là 15.864 tỷ đồng. Mục tiêu của chiến lược nhằm giảm TNGT đường bộ một cách bền vững, tiến tới xây dựng môi trường giao thông an toàn. Giảm số người chết do TNGT đường bộ từ 13 người/100.000 dân (năm 2009) xuống còn 8 người/100.000 dân (năm 2020).
Bên cạnh đó, đến 2020, nâng cấp, cải tạo 80% quốc lộ đạt tiêu chuẩn an toàn hạng 2 theo tiêu chuẩn đánh giá ATGT đường bộ quốc tế; hệ thống GTVT cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng TNGT và hạn chế ô nhiễm môi trường. Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng, dành quỹ đất cho giao thông từ 16 – 26%; Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt; tỷ lệ đảm nhận hành khách công cộng đạt 35 – 45%…
Theo ANTD
HN lại đề xuất dùng dải phân cách đàn hồi
"Hà Nội có thể áp dụng dải phân cách đàn hồi bằng vật liệu nhựa tổng hợp nhằm đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị".
Đó là ý kiến chung được đưa ra tại Hội nghị về nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ mới trong giao thông do Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức sáng 10/4.
Tại Hội nghị, báo cáo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: Thực tiễn giao thông tại thủ đô Hà Nội hiện nay thì dải phân cách là một phần không thể thiếu của công tác tổ chức giao thông đô thị. Nhưng với ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao, dải phân cách bằng vạch sơn chỉ có tác dụng với các đường mới khai thác có lưu lượng xe chạy thấp. Còn đối với các đường phố có lưu lượng xe chạy tương đối lớn thì rất dễ xảy ra tai nạn do lấn sang đường ngược chiều.
Một vụ tai nạn vì dải phân cách cứng
Hiện nay rất nhiều nước trên thế giới đang áp dụng loại cột và dải phân làn mềm đàn hồi cho giao thông đô thị, bởi nó thỏa mãn các chỉ tiêu và tiêu chí quy định chung trong tổ chức giao thông đường bộ tại các đô thị. Đặc biệt là giảm thiệt hại về người và tài sản mỗi khi có va chạm giao thông.
Theo ông Rex Song, nhà cung cấp thiết bị an toàn giao thông của Hàn Quốc thì việc ứng dụng dải phân cách mềm và đàn hồi tương đối phù hợp với môi trường giao thông đô thị của Việt Nam, nhất là tại các đô thị lớn. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn và thiệt hại xã hội do xung đột phương tiện khi có sự va chạm.
Ông Rex Song cho biết: "Giống như ở Việt Nam hiện nay, những năm trước ở Hàn Quốc cũng đã cho lắp đặt rất nhiều những dải phân cách cứng bằng bê tông, sắt thép để ngăn cản xung đột giao thông. Tuy nhiên, tác hại của dải phân cách cứng mỗi khi có va chạm giao thông gây thiệt hại nhiều về người và tài sản, có những vụ va chạm nhỏ nhưng do có dải phân cách cứng nên đã gây thiệt hại lớn. Chính vì vậy mà Hàn Quốc đã ban hành một số quy định để cấm các sản phẩm kém chất lượng, các dải phân cách cứng như làm bằng bê tông... lắp đặt trong tuyến giao thông đô thị để bảo vệ con người. Tôi tin Hà Nội nếu áp dụng sẽ đạt hiệu quả giống như ở Hàn Quốc...".
Mô hình dải phân cách đàn hồi (Ảnh minh họa)
Còn Giáo sư -Tiến sĩ Trần Đình Bửu, Hội khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam cho rằng: Trên thực tế, nhiều nơi đang sử dụng rất nhiều loại, kiểu dải phân cách có kích thước, vị trí bố trí khác nhau được khai thác với mục đích tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Việc áp dụng dải phân cách mền cần phải thử nghiệm ở từng vị trí cụ thể chứ không thể áp dụng trên tất cả các tuyến đường, vì trên thực tế trên nhiều tuyến đường hiện nay chúng ta đang đặt dải phân cách cả cứng và mềm chưa được hợp lý.
Giáo sư - Tiến sĩ Trần Đình Bửu nêu ý kiến: "Dùng dải phân cách có những mục đính khác nhau, nếu mục đích để hướng dẫn khác, để tránh xe 2 chiều khác, để phần làn 2 chiều làn nọ với làn kia lại khác nhau, đặc biệt là ở những nơi mà ô tô, xe máy đi lẫn với nhau. Trình độ hiểu biết về giao thông như ở nước ta hoàn toàn khác với các nước do đó vấn đề áp dụng vào thực tế phải thận trọng, phải biết dùng vào đâu, tại chỗ nào và phải có thử nghiệm. Hai nữa là một số kết cấu hiện nay cũng phải thay đổi, không thể chỉ có cứng hoặc mềm...".
Theo 24h
Bến xe Kim Mã sẽ là "đầu não" giao thông công cộng Hà Nội Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội cho biết, không chỉ phục vụ tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội (Kim Mã - Yên Nghĩa), tương lai bến xe Kim Mã trở thành "đầu não" điều hành phương tiện công cộng toàn thành phố. Hà Nội vừa đóng cửa bến xe Kim Mã...