Gần 1.600 tỉ đồng “giải tỏa” ùn ứ gần bến xe miền Đông
Chi phí làm cầu vượt tại ngã năm đài liệt sĩ, mở rộng đường Ung Văn Khiêm, Chu Văn An…
Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật thành phố (CII) vừa đề xuất các phương án đầu tư xây dựng các tiểu dự án mở rộng đường Ung Văn Khiêm, nút giao thông Ngã năm Đài Liệt Sĩ và cầu Ông Dầu thuộc dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2, giai đoạn 2.
Theo đó, CII đưa ra hai phương án đầu tư, mở rộng đường Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh) với tổng chiều dài khoảng 1,8 km, gồm mở rộng thành 27 m hoặc rộng thành 30 m.
Nút giao thông Ngã năm Đài Liệt Sĩ (điểm giao giữa các tuyến đường Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Xí và quốc lộ 13) được CII đề nghị xây cầu cầu vượt và đường song hành hai bên (theo hướng Xô Viết Nghệ Tĩnh – quốc lộ 13) với mặt cắt ngang cũng rộng 30 m. Trong đó, phần cầu vượt rộng 9 m; phần đường song hành bên trái rộng 8,5 m và phần đường song hành bên phải rộng 12,5 m. CII đưa ra giải pháp xây cầu vượt có kết cấu dầm bê tông cốt thép với tổng chiều dài cầu gần 240 m…
Ngoài ra, CII cũng đề xuất mở rộng 200 m đường Chu Văn An với lên thành 23 m.
Video đang HOT
Trong dự án BOT cầu đường Bình Triệu 2, giai đoạn 2 do CII làm chủ đầu tư còn thực hiện việc mở rộng quốc lộ 13 ra đến ngã tư Bình Phước. Trên đoạn này, CII đề nghị mở rộng cầu Ông Dầu (quận Thủ Đức) thành hai cầu mới bên cầu hiện hữu.
CII tính toán, nếu mở rộng đường Ung Văn Khiêm lên thành 27 m thì chi phí xây dựng của các tiểu dự án vừa kể trên là hơn 1.584 tỉ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 1.120 tỉ đồng. Còn nếu mở đường Ung Văn Khiêm rộng 30 m thì tổng kinh phí đầu tư trên 1.700 tỉ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là gần 1.235 tỉ đồng.
Theo CII, qua cân tính toán (dựa trên doanh thu thu phí tại trạm thu phí cầu Bình Triệu 1, cầu Bình Triệu 2 hiện hữu), dự án chỉ có thể thực hiện bằng nguồn vốn B.O.T với tổng mức đầu tư tối đa khoảng 1.600 tỉ đồng. Do vậy, CII đề xuất thực hiện theo phương án mở rộng đường Ung Văn Khiêm thành 27 m (có tổng vốn đầu tư khoảng 1.584 tỉ đồng) và CII sẽ nộp vào ngân sách 1.120 tỉ đồng để chi trả bồi thường.
Giả sử nếu TP.HCM yêu cầu thực hiện phương án có tổng mức đầu tư khoảng 1.702 tỉ đồng thì CII sẽ thực hiện đầu tư với tổng mức đầu tư BOT khoảng 1.600 tỉ đồng. CII vẫn sẽ nộp 1.120 tỷ đồng để bồi thường và phần chi phí nếu vượt thì kiến nghị ngân sách cấp bù.
Trong cả hai phương án trên, CII sẽ thu phí hoàn vốn tại các trạm thu phí cầu Bình Triệu 1 và cầu Bình Triệu 2 hiện hữu với mức lộ trình tăng phí cụ thể.
Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc đường Ung Văn Khiêm có lộ giới quy hoạch là 30m, đồng thời để đảm bảo đủ không gian cho các làn xe chạy, vỉa hè đủ rộng trồng cây xanh, sở này đề nghị mở rộng đường Ung Văn Khiêm theo đúng lộ giới. Ngoài ra, đề xuất của CII trong việc xây cầu Ông Dầu là phù hợp, thuận lợi khi thiết kế các công trình của tuyến đường sắt đô thị số 3b ở giai đoạn sau.
Trước các ý kiến trên, Sở GTVT cũng đồng tình và đề nghị UBND TP chấp thuận. Riêng đường Ung Văn Khiêm là đường liên khu vực thì việc mở rộng 30 m có nhiều ưu điểm, trong khi tổng mức đầu tư chênh lệch không lớn nên Sở GTVT kiến nghị UBND TP theo phương án này và sẽ cấp bù ngân sách cho việc bồi thường, nếu khoản tiền 1.120 tỉ đồng do CII nộp không đủ chi trả.
M.PHONG
Theo_PLO
Sáp nhập 6 xã để mở rộng thị xã Sầm Sơn
Với 100% đại biểu có mặt, Thường vụ Quốc hội sáng 14/5 đã thông qua 6 đề án sáp nhập, chia tách, mở rộng địa giới hành chính của một số tỉnh thành, trong đó có việc mở rộng thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 6 xã: Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại về thị xã Sầm Sơn quản lý.
Sau khi điều chỉnh, thị xã Sầm Sơn có trên 4.500 ha diện tích tự nhiên, hơn 100 nghìn nhân khẩu và 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 4 phường (Bắc Sơn, Trung Sơn, Trường Sơn, Quảng Tiến) và 7 xã (Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại).
Thị xã Sầm Sơn được mở rộng để áp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Ảnh:Mạnh Cường.
Theo báo cáo của Chính phủ, thị xã Sầm Sơn là đô thị lớn thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa, là một trong những trung tâm du lịch biển của cả nước nhưng có diện tích tự nhiên nhỏ (1.788,83 ha), trong đó phần diện tích đất chưa sử dụng còn rất ít (65,07 ha), thiếu quỹ đất cho phát triển đô thị. Trong khi đó, 6 xã thuộc huyện Quảng Xương có vị trí liền kề với thị xã Sầm Sơn, việc chuyển 6 xã này về thị xã Sầm Sơn quản lý sẽ tạo thuận lợi cho phát triển đô thị và kinh tế - xã hội trên địa bàn. Cũng nằm trong đề án điều chỉnh địa giới hành chính của tỉnh Thanh Hóa, hai thị trấn Nông Cống và Rừng Thông cũng được mở rộng.
Thường vụ Quốc hội cũng thông qua 5 đề án thành lập các thị xã Duyên Hải và các phường thuộc thị xã Duyên Hải (Trà Vinh); Long Mỹ và 4 phường thuộc thị xã Long Mỹ (Hậu Giang); Phổ Yên và 4 phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành lập phường Lương Sơn thuộc thị xã Sông Công và thành phố Sông Công (Thái Nguyên); Giá Rai và 3 phường thuộc thị xã Giá Rai (Bạc Liêu); thành lập mới huyện Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước. Tổng nhu cầu vốn đầu tư của 6 đề án khoảng 26.000 tỉ đồng.
Võ Hải
Theo VNE
Hỗ trợ thúc đẩy giao thông, thương mại khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng Thủ tướng Chính phủ đồng ý Việt Nam tham gia Dự án hỗ trợ kỹ thuật tư vấn và chính sách khu vực "Hỗ trợ thực hiện kế hoạch thúc đẩy giao thông và thương mại (TTF) khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS)" do Chính phủ Úc viện trợ không hoàn lại thông qua Ngân hàng Phát triển châu Á...