Gần 14 tỷ đồng thay thế hệ thống đèn tín hiệu gắn định vị GPS
Hiện nay, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã bố trí gần 14 tỷ đồng để bổ sung, thay thế hệ thống đèn tín hiệu sử dụng năng lượng mặt trời và gắn định vị vệ tinh GPS trên hơn 30 tuyến đường thủy quốc gia trong năm 2022.
Theo đó, tại phía Bắc, các tuyến đường thủy dự kiến bổ sung, thay thế đèn tín hiệu mới gồm: sông Hồng (từ Việt Trì đến ngã ba Nậm Thi, từ ngã ba Việt Trì cũ đến bến đò Phú Khê); sông Đuống từ ngã ba Cửa Dâu đến Keo; sông Lô, Trà Lý, Chanh; luồng đường thủy ven biển khu vực tỉnh Quảng Ninh (Cẩm Phả – Hạ Long, Hòn Đũa – Cửa Đối; tuyến Vân Đồn – Cô Tô; Móng Cái – Vân Đồn – Cẩm Phả.
Cùng với đó là các sông Bằng Giang, Cầu, Thương, Lục Nam, Đuống (đoạn từ Mỹ Lộc đến Keo), Thái Bình (đoạn từ Ngã ba Lấu Khê đến ngã ba Lác), Kinh Thầy, Kinh Môn, Lai Vu, Mạo Khê, Thái Bình, Văn Úc, Mía – Cầu Xe, các tuyến sông Cấm – Hàn, Phi Liệt – Đá Bạch, sông Đào Hạ Lý, Ruột Lợn, sông Đà…
Tại miền Trung có tuyến sông Thu Bồn và Trường Giang. Còn phía Nam có các tuyến: hồ Trị An, các sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Tiền (đoạn từ cảng Mỹ Tho 500m đến ngã ba Vàm Sa Đéc và đến biên giới Việt Nam – Campuchia), Cổ Chiên, Hàm Luông, Măng Thít, rạch và kênh Mỏ Cày, kênh Trà Vinh, kênh Tháp Mười số 1, kênh Tháp Mười số 2, kênh Hồng Ngự Vĩnh Hưng…
Video đang HOT
Trước đó, giai đoạn 2017 – 2019, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hạ tầng đường thủy quốc gia. Trong đó, đầu tư hơn 2.500 đèn tín hiệu ban đêm dùng năng lượng mặt trời và gắn thiết bị định vị GPS. Loại đèn này được quản lý tự động (vị trí, cường độ sáng, chế độ chớp…) thông qua kết nối tín hiệu tự động với Trung tâm giám sát an toàn giao thông đường thủy, giúp kịp thời phát hiện sự bất thường, thay đổi của phao và đèn tín hiệu.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đang triển khai dự án tích hợp công nghệ thông tin trong lĩnh vực đường thủy nội địa từ Chương trình Aust4Transport do Chính phủ Australia tài trợ, với kinh phí khoảng 6,8 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý chuyên ngành đường thủy…
Công bố quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy đến năm 2030
Chiều 10/11, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức công bố Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành và các địa phương trên toàn quốc.
Đáng chú ý, tại quy hoạch này, Bộ Giao thông Vận tải đã định hướng ngành đường thủy phát triển theo 9 hành lang và 55 tuyến vận tải chính.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch. Ảnh: mt.gov.vn
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, đến nay, các quy hoạch đường bộ, hàng hải, đường sắt, đường thủy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (và sắp tới là lĩnh vực hàng không), là định hướng quan trọng để phát triển toàn diện giao thông vận tải. Quá trình xây dựng các quy hoạch là cơ hội để đánh giá, nhìn nhận các tiềm năng phát triển của các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là lĩnh vực đường thủy nội địa.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các đơn vị chức năng học tập kinh nghiệm từ phát triển đường thủy phía Nam để áp dụng cho khu vực phía Bắc, nhằm khai thác tốt, tổ chức kết nối tốt hơn giữa đường thủy, đường bộ, cảng biển, đặc biệt đối với tuyến hành lang vận tải ven biển Bắc - Nam và 4 hành lang vận tải phía Bắc.
"Hành lang vận tải ven biển Bắc - Nam là hành lang vận tải hàng hóa quan trọng của đất nước. Sắp tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để vận chuyển hành khách, còn vận chuyển hàng hóa Bắc - Nam được tập trung vào tuyến đường sắt hiện hữu và tuyến vận tải ven biển Bắc - Nam hiện nay", Bộ trưởng thông tin.
Bộ trưởng đề nghị chính quyền các địa phương trên tuyến vận tải ven biển Quảng Ninh - Kiên Giang tiếp tục quan tâm đến hành lang vận tải này, thông qua việc khuyến khích, tạo thuận lợi để doanh nghiệp vận tải, tham gia đầu tư.
"Bộ Giao thông Vận tải sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển theo quy hoạch; trong đó có kế hoạch đầu tư công để nâng cấp các cầu, luồng tuyến... với phương châm đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; cũng như tham mưu cơ chế, chính sách thuận lợi, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng cảng thủy, mua sắm phương tiện thủy hiện đại, phương tiện bốc dỡ hàng hóa chuyên dùng. Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xây dựng cơ chế khuyến khích để hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực vận tải thủy để khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh đang có", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay.
Ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1829/QĐ-TTg. Theo đó, mục tiêu quy hoạch đến năm 2030: khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 715 triệu tấn; đạt khoảng 397 triệu lượt khách. Về kết cấu hạ tầng, cải tạo nâng cấp các tuyến chính có mật độ vận tải cao, đáp ứng chạy tàu 24/24 giờ; phấn đấu tổng chiều dài các tuyến khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km.
Phát triển hệ thống cảng, bến thủy đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trên các hành lang vận tải thủy; từng bước hiện đại hóa các cảng chính, cảng chuyên dùng.
Bên cạnh đó sẽ kênh hóa các đoạn sông qua đô thị lớn và chuyển đổi công năng cảng thủy xếp dỡ hàng hóa phù hợp với quá trình đô thị hóa. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Đặc biệt, đã quy hoạch 9 hành lang vận tải thủy gồm: 1 hành lang ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang (khu vực miền Trung thuộc hành lang ven biển), 4 hành lang khu vực miền Bắc (Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội, Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình, Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình và Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai) và 4 hành lang khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau, TP Hồ Chí Minh - An Giang - Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu - Tây Ninh - TP Hồ Chí Minh và hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia qua sông Tiền, sông Hậu). Trên hành lang gồm các tuyến vận tải chính và một số tuyến vận tải nhánh.
Bên cạnh đó, quy hoạch có 55 tuyến vận tải chính trên 140 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 7.300 km (khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km). Trong đó, miền Bắc có 18 tuyến chính trên 49 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 3.028 km; miền Trung có 11 tuyến chính trên 28 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 1.229 km và miền Nam có 26 tuyến chính trên 63 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 3.043 km. Trên các tuyến vận tải, đầu tư đồng bộ các kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Nội dung quy hoạch cũng xác định tập trung phát triển 54 cụm cảng thủy hàng hóa, với tổng công suất khoảng 361 triệu tấn, được phân bố cân đối ở khu vực Bắc - Trung - Nam. Về cảng hành khách, quy hoạch 39 cụm cảng hành khách chính với tổng công suất khoảng 53,4 triệu lượt khách. Trong đó, khu vực miền Bắc có 10 cụm cảng, tổng công suất khoảng 10,9 triệu lượt khách; miền Trung 14 cụm cảng, tổng công suất khoảng 2,5 triệu lượt khách và miền Nam có 15 cụm cảng, tổng công suất khoảng 40 triệu lượt khách...
Xây dựng quy trình ưu tiên vận tải hàng hóa qua 'luồng xanh' đường thủy Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị và cục quản lý chuyên ngành, đặc biệt là Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện tuyến "luồng xanh" đường thủy phục vụ vận tải hàng hóa thiết yếu bằng đường thủy liên...