Gần 130 hộ dân đồng loạt khởi kiện chính quyền huyện
Cho rằng UBND huyên Mỹ Đức (Hà Nôi) hành xử ngược khi trả tiên đên bù, thu hôi đât trước khi ban hành các quyêt định vê viêc này, 128 hộ dân đã khởi kiện yêu câu lâp lại phương án đên bù, áp mức giá mới.
Từ ngày 8/5 đến 31/5, Tòa Hành chính TAND Hà Nội xét xử phúc thẩm 128 vụ án hành chính khởi kiện UBND huyện Mỹ Đức về các quyết định thu hồi đất để xây dựng công trình công cộng tại xã Hương Sơn.
Theo bản án sơ thẩm tháng 12/2012 của TAND huyện Mỹ Đức, năm 2008, UBND xã Hương Sơn thu hồi một phần đất nông nghiệp để xây dựng 5 công trình phục vụ lợi ích công cộng, bao gồm: trường mầm non xã Hương Sơn, sân vận động trung tâm xã Hương Sơn, trường tiểu học Hương Sơn B, tuyến đường số 2 và tuyến đường đồng huyện thôn Đục Khê (xã Hương Sơn), đường từ trường mầm non đến đường số 3 thôn Đục Khê. 5 dự án đều do UBND xã Hương Sơn làm chủ đầu tư.
Năm 2009, UBND huyện Mỹ Đức lập phương án đền bù, giao tiên bồi thường cho các hộ dân. Tuy nhiên, do trước đó chưa có quyết định thu hồi đất, UBND huyện Mỹ Đức tiếp tục ban hành quyết định thu hồi đất với từng hộ theo hướng hoàn tất thủ tục cho đúng luật định.
Cho rằng các quyết định trên là “ngược”, 128 hô khởi kiện yêu cầu hủy bỏ và lập lại phương án bồi thường; yêu cầu áp dụng giá theo quy định mới (năm 2011). Tại phiên sơ thâm, TAND huyện Mỹ Đức đã bác tât cả các đơn kiện.
Video đang HOT
Trong gần một tháng xét xử phúc thẩm lưu động tại huyện Mỹ Đức, Tòa Hành chính TAND Hà Nôi đã giữ nguyên các bản án sơ thẩm. Theo cấp phúc thẩm, huyện Mỹ Đức và xã Hương Sơn đã thiếu sót không thực hiện thu hồi đất theo đúng trình tự, thủ tục. Các quyết định hành chính được ban hành bị “ngược” nhưng xuất phát từ “sự đã rồi” và chỉ là việc “hoàn thiện thủ tục từ thực tế”. Hơn nữa, người dân đã nhận tiền và giao đất, công trình đã được tiến hành xây dựng… nên các quyết định hành chính này là đúng thực tế.
Cấp phúc thẩm xác định, căn cứ bảng giá đất do UBND thành phố ban hành, giá đất trên địa bàn xã Hương Sơn không có gì thay đổi trong 3 năm 2009, 2010, 2011 nên lập lại phương án bồi thường là thừa và không cần thiết. Mặt khác, UBND huyện Mỹ Đức cũng áp dụng giá đất ở phương án cao nhất, quyền lợi của người dân đã được bảo đảm.
Theo VNE
Chủ tịch tỉnh thua kiện vì can thiệp quá tay
Ra quyết định thu hồi 1,4 tỷ đồng tiền chuyển nhượng đất lâm nghiệp của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương bị khởi kiện. Thắng ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên phúc thẩm, chủ tịch tỉnh bị thua kiện.
Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM vừa sửa án sơ thẩm và tuyên hủy cùng lúc 4 quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc thu hồi tiền chuyển nhượng đất lâm nghiệp của 4 anh em nhà ông Hàn Mạnh Hùng.
Theo hồ sơ, năm 2002, ông Hùng tiếp nhận và đầu tư vào lô đất rừng của một công ty. Tiếp đó, ông ký kết hợp đồng giao nhận khoán đất rừng trên với Ban quản lý rừng huyện Tân Uyên. Ba năm sau, ông Hùng chuyển nhượng lại cho một hộ khác. Đầu năm 2012, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương quyết định thu hồi hơn 1,4 tỷ đồng tiền chuyển nhượng đất lâm nghiệp của ông Hùng vì cho rằng giao dịch trên là trái phép.
Không đồng tình, ông Hùng đã khởi kiện ra TAND tỉnh Bình Dương yêu cầu hủy quyết định trên. Song song đó, ba anh em khác của ông cũng đồng khởi kiện với ba quyết định thu hồi tiền chuyển nhượng tương tự.
Tại phiên xử sơ thẩm tháng 8/2012, người khởi kiện khẳng định theo sổ giao đất, giao rừng, ông có quyền chuyển nhượng thành quả lao động cho người khác. Đây là quan hệ dân sự không liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước. Ngược lại, bên bị kiện cho rằng việc chuyển nhượng đất lâm nghiệp là trái phép do không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.
HĐXX đồng tình với lập luận của phía Chủ tịch tỉnh khi cho rằng việc chuyển nhượng thành quả lao động và đất nhận khoán trong trường hợp này chưa thông qua cơ quan quản lý rừng là vi phạm. Chủ tịch tỉnh thu hồi số tiền trên là đúng nên giữ nguyên quyết định. Ngay sau đó, 4 anh em ông Hùng kháng cáo.
Tại phiên xử phúc thẩm vừa qua, HĐXX cho rằng việc chuyển nhượng thành quả lao động của ông Hùng cho người khác là không trái pháp luật. Giao dịch trên là tự nguyện, hợp pháp. Việc họ chậm thông báo đến ban quản lý rừng từ một đến 6 tháng là có vi phạm nhưng không thể xem là trái phép để ra quyết định thu hồi tiền chuyển nhượng.
Ngoài ra, ban quản lý rừng cũng có văn bản thể hiện ý kiến không thống nhất với quyết định của chủ tịch ủy ban tỉnh. Cụ thể, các hộ đã đầu tư công sức, tiền của để trồng rừng sản xuất tại địa phương. Nay điều kiện sản xuất gặp khó khăn không đảm bảo nên chuyển nhượng lại thành quả lao động và công sức đầu tư trên đất giao khoán là hợp lý.
HĐXX nhận định thêm, Chủ tịch tỉnh ra quyết định thu hồi tiền chuyển nhượng mà không xem xét đến phần giá trị tài sản đầu tư trên đất hiện có là không đảm bảo quyền lợi của ông Hùng. Cuối cùng, tòa chấp nhận kháng cáo, sửa án sơ thẩm như trên.
Tòa cũng có phán quyết tương tự đối với các vụ kiện của em ông Hùng.
Phán quyết cuối cùng của tòa án cấp phúc thẩm đã bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân theo luật định. Luật không cho phép chính quyền can thiệp vào giao dịch dân sự hợp pháp của người dân. Cụ thể ở đây, chủ tịch ủy ban tỉnh đã ra quyết định tịch thu không đúng số tiền chuyển nhượng thành quả lao động của các hộ làm rừng - những người đã đầu tư công sức, tiền của để liên kết với nông lâm trường trồng rừng sản xuất tại địa phương. Trong quá trình giải quyết ở cấp sơ thẩm, ban quản lý rừng cũng đã có văn bản nêu ý kiến nhưng HĐXX lại không xem xét thấu đáo để bảo vệ quyền lợi cho bên khởi kiện là không phù hợp.
(Một thẩm phán tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM)
Theo VNE
Kiện chủ tịch phường vì... không phạt hàng xóm Một người dân đi kiện yêu cầu tòa buộc chủ tịch phường ra quyết định xử phạt hành chính đối với hàng xóm vì bán cà phê lấn chiếm hẻm chung nhưng bị tòa trả đơn, từ chối thụ lý. Vụ việc đang gây nhiều tranh cãi... Gần đây, TAND một quận tại TP.HCM đã quyết định trả lại đơn, không thụ lý...