Gần 1.200 trẻ mầm non đối mặt với nguy cơ không có chỗ học
Với việc hai trường mầm non thuộc quản lý của Cục Hậu Cần – Quân chủng Phòng không Không quân thông báo sẽ giải thể sau hai tháng nữa khiến nhiều phụ huynh bị “sốc”. Gần 1.200 trẻ đang theo học hai trường này đang đối mặt với nguy cơ không có chỗ học.
Theo tìm hiểu của Dân trí, Trường mầm non Mùa xuân và Trường mầm non Hoa Mai đóng ở địa bàn Khương Mai (quận Thanh Xuân) được thành lập do nhu cầu gửi con em của bộ phận cán bộ Quân chủng Phòng không không quân, thực hiện giáo dục trẻ mầm non theo chương trình quy định của Bộ GD-ĐT.
Đặc biệt, Trường mầm non Mùa Xuân là một trong những trường đạt danh hiệu chuẩn quốc gia, nhiều năm liền đạt các thành tích cao trong dạy học và giáo dục toàn quân đội cũng như trong toàn ngành Giáo dục của quận Thanh Xuân và thành phố Hà Nội.
Trường mầm non Mùa Xuân đạt chuẩn quốc gia đang đối mặt với việc giải thể.
Vào ngày 25/5, các bậc phụ huynh có con theo học ở đây bất ngờ nhận được thông báo niêm yết của nhà trường về việc sẽ giải thể sau hai tháng nữa.
Trao đổi với Dân trí, một phụ huynh có con học ở Trường mầm non Mùa Xuân cho biết: “Gần 800 phụ huyh học sinh chúng tôi vô cùng “sốc” khi nhận được thông tin này. Chúng tôi lo lắng và cảm thấy vô cùng bất an với quyết định trên. Con em chúng tôi sẽ học ở đâu khi mà trên địa bàn phường Khương Mai không có bất kì một trường mầm non công lập nào”.
Bậc phụ huynh này cũng bày tỏ lời kêu cứu đến các cơ quan chức năng: “Hãy để cho con em của các đồng chí trong quân ngũ và người lao động được tiếp tục đến trường vào năm học 2015-2016. Nếu có sự chuyển đổi thì thiết nghĩ là nên chuyển đổi về mặt hành chính các cấp còn các con vẫn phải được đến trường để các đồng chí trong quân ngũ và người dân phường Khương Mai chúng tôi yên tâm cống hiến và lao động”.
Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo hai trường mầm non cho biết thêm, hiện nay có đến 70% trẻ gửi tại đây là con, cháu các đồng chí đang và đã làm trong quân đội. Chỉ có khoảng 30% trẻ khác được nhận vào học để làm công tác xã hội hóa, tuy nhiên những trẻ này đều có hộ khẩu ở phường Khương Mai.
Nguồn tin của Dân trí cũng cho hay, hai trường mầm non hình thành với sứ mệnh phục vụ con em trong ngành nên mức phí đóng góp được chia thành 3 mức khác nhau. Nếu là con của quân nhân đang công tác mức đóng góp là 200.000 đồng/tháng; cháu của quân nhân thì đóng góp 600.000 đồng/tháng; người ngoài thì mức đóng góp là 1,2 triệu đồng/tháng.
Video đang HOT
Phần lớn cán bộ, giáo viên ở hai trường mầm non này đều thuộc biên chế quân đội.
Vì sao phải giải thể?
Ngày 20/6/2014, Bộ Quốc phòng đã ký quyết định các số 997, 998, 999, 1000 thành lập 34 trường mầm non, nhà trẻ thuộc khối dự toán. Theo đó, trong số 34 trường mầm non, nhà trẻ thì có 29 trường thuộc các đơn vị của Tổng cục Kỹ thuật, 5 trường còn lại thì có 3 trường thuộc Quân chủng Hải quân, 1 trường của Bộ tư lệnh Hóa học và 1 trường của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Trả lời trên báo Quân đội Nhân dân, thượng tá Bùi Thị Lan Phương, Trưởng ban Phụ nữ Quân đội cho biết: “Các trường mầm non, nhà trẻ được thủ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập đều nằm ở khu vực địa bàn khó khăn, chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi và hải đảo. Ở đó cán bộ, công nhân viên có tính chất công việc đặc thù, độc hại và nguy hiểm như ở các kho của Tổng cục Kỹ thuật hay khu vực biển đảo như các đơn vị của Quân chủng Hải quân. Việc thành lập 34 trường mầm non, nhà trẻ được dựa trên kết luận số 690/TB-VPQUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về việc nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng, giáo dục các cháu ở các độ tuổi, phù hợp với xu hướng chung và tình hình quân đội”.
Nhiều trường mầm non, nhà trẻ đang tồn tại ở các đơn vị trong quân đội sẽ phải tự giải thể.
Theo báo cáo của Ban phụ nữ Quân đội thì hiện nay Quân đội đang có 122 trường mầm non, nhà trẻ với 269 điểm trường. Đồng nghĩa với Quyết định của Bộ Quốc phòng thì sẽ có nhiều trường mầm non, nhà trẻ đang tồn tại ở các đơn vị trong quân đội sẽ phải tự giải thể.
Cũng trả lời trên báo Quân đội Nhân dân, Thiếu tá Phan Thị Phương Hoa, trợ lý giáo dục mầm non, Ban phụ nữ Quân đội chia sẻ: “Trước đây hầu hết các trường mầm non, nhà trẻ được các đơn vị tự thành lập do nhu cầu thực tiễn của cán bộ, quân nhân, công nhân viên chức. Chính vì thế các trường này không nằm trong diện của ngành giáo dục địa phương quản lý nên không có con dấu đảm bảo tư cách pháp nhân chứng nhận cho trẻ 5 tuổi tốt nghiệp ra học tiểu học. Hơn nữa hệ thống trường sở không đáp ứng được yêu cầu giáo dục nên chủ trương của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về vấn đề trên là hoàn toàn đúng; giúp các cháu là con em quân nhân được hưởng chế độ giáo dục đầy đủ theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT”.
Ngay sau khi Bộ Quốc phòng có quyết định thì Bộ Tổng tham mưu đã có Công văn số 914/TM-QL gửi các đơn vị yêu cầu giải thể các trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ do các đơn vị tự thành lập.Số cán bộ, giáo viên của các trường mầm non, nhà trẻ trên thuộc biên chế Quân đội quản lý đã được điều động, sắp xếp về các vị trí công tác mới.
Không thể giải quyết chỗ học cho 1.200 trẻ
Việc có thông báo giải thể trường mầm non Mùa Xuân và Hoa Mai cũng khiến chính quyền quận Thanh Xuân bất ngờ bởi trong kế hoạch tuyển sinh đầu cấp gửi về Sở GD-ĐT Hà Nội thì hai trường mầm non vẫn có tên và chỉ tiêu tuyển mới là 185, địa bàn tuyển sinh là phường Khương Mai.
Trong kế hoạch tuyển sinh, phân tuyến đầu cấp ở quận Thanh Xuân, trường mầm non Mùa Xuân và Hoa Mai vẫn có tên
Giải thích về việc phường Khương Mai chưa có trường mầm non công lập thuộc ngành, lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân cho biết: Phần lớn trẻ ở địa bàn phường Khương Mai là con, cháu các đồng chí đang và đã làm trong quân đội nên lâu nay đều được trường mầm non Mùa Xuân và Hoa Mai tiếp nhận. Một số ít trẻ ở bên ngoài thuộc địa bàn phương cũng được tiếp nhận để làm công tác xã hội hóa. Bản thân quận cũng rất muốn xây dựng một trường mầm non ở địa bàn nhưng không có quỹ đất. Hầu hết đất ở đây đều thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng nên rất khó để chuyển đổi.
Cũng theo lãnh đạo này, trước đây để xin được 5.000 m2 đất xây dựng trường tiểu học ở phường Khương Mai thì quận cũng đã phải làm việc mất rất nhiều năm mới được chấp thuận. Khi xây dựng trường THCS thì lại không có đất nên quận lại phải dành quỹ đất ở phường khác nên cũng gặp nhiều khó khăn.
Trước câu hỏi, nếu hai trường mầm non trên giải thể thì liệu quận có thể giải quyết được chỗ học cho trẻ hay không?
“Chắc chắn là không thể vì các trường thuộc phường lân cận đã gánh số lượng trẻ thuộc địa bàn khá lớn. Nếu giải thể thì trước hết quyền lợi của phần lớn con em của các đồng chí trong quân đội bị ảnh hưởng vì thế cần phải bàn bạc kỹ lưỡng” – cán bộ này cho hay.
Được biết, cuối tuần này UBND quận Thanh Xuân sẽ có buổi làm việc với Quân chủng Phòng không Không quân cùng với lãnh đạo của hai trường mầm non để đưa ra hướng giải quyết. Một nguồn tin cho Dân trí biết: Một trong những hướng mà phía Quân chủng đang tính đến là cho xã hội hóa hoàn toàn nhà trường, không còn biên chế quân đội tham gia vào công tác giáo dục ở hai trường mầm non này.
Nguyễn Hùng
Tìm thấy thi thể phi công Nguyễn Văn Tú trong vụ 2 máy bay Su-22 bị nạn
Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân cho hay, chiều tối 30/4, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã tìm thấy thi thể Đại úy Nguyễn Văn Tú, Phi đội phó, thuộc Trung đoàn 937, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân.
Lực lượng đặc công nước tìm kiếm thi thể 2 phi công và thân máy bay Su- 22 bị mất tích trước đó.
Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho hay, hiện lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tiếp tục trục vớt thân máy bay gặp nạn. Về hộp đen từ 2 chiếc máy bay trên, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho hay, lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tìm kiếm và sẽ thông báo sau.
Sáng 1/5, Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết thêm, các lực lượng tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển đã tìm thấy thi thể Đại uý Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370) tại vị trí cách nơi phát hiện thi thể phi công Lê Văn Nghĩa hai ngày trước đó khoảng 200m.
Trước đó, tối 28/4 các lực lượng tìm kiếm cũng đã tìm thấy thi thể Trung tá Lê Văn Nghĩa, một trong hai phi công bị nạn. Như vậy, cho đến nay, lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy cả hai thi thể phi công của hai chiếc Su-22 bị nạn gần đảo Phú Quý.
Trước đó, 2 máy bay Su -22, của Trung đoàn 937, thuộc Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không - Không quân) bay huấn luyện, bài bay công kích, bổ nhào, cơ động phức tạp, đường bay Phan Rang - Mũi Rinh (Phú Quý, Bình Thuận) đã bị mất liên lạc với Sở Chỉ huy và gặp nạn lúc 11h45 ngày 16/4.
Hai phi công gặp nạn gồm Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22 số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370 và Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22 số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.
Tuấn Hợp - Trung Kiên
Theo Dantri
Vớt được khung kính buồng lái, phát hiện vật thể giống đuôi máy bay Thông tin mới nhất PV Dân trí cập nhật được từ hiện trường vụ tìm kiếm cứu nạn hai phi công và 2 máy bay mất tích trên biển, trong số những mảnh vỡ đặc công lặn vớt được có khung cửa kính của buồng lái một trong hai chiếc máy bay. Ngoài ra, trong số những mảnh vỡ tìm vớt được có...