Gần 1/2 cây cối tại châu Âu sắp tuyệt chủng – nghiên cứu đáng báo động cho thấy tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng tệ hơn
Biến đổi khí hậu là điều có thực, và nó đang ảnh hưởng thực sự đến sự sống trên hành tinh của chúng ta.
Cây hạt dẻ ngựa tại châu Âu, mới đây đã được IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) xếp vào dạng có nguy cơ tuyệt chủng.
Và đó chỉ là một trong số 400 loài cây bản địa tại châu Âu được xếp vào danh sách mới nhất của tổ chức này. Tính theo tỷ lệ, có khoảng 50% cây cối tại châu Âu đang dần biến mất. Theo Craig Hilton-Taylor – giám đốc đơn vị Sách Đỏ của IUCN, đây là những con số đáng giật mình.
“Cây cối là một phần quan trọng đối với hệ sinh thái của Trái đất. Tại châu Âu, các loài cây có sự đa dạng sinh học nhất định, là nguồn thức ăn, nơi cư trú cho vô số các loài vật, và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế,” – ông cho biết.
Được biết, tình trạng bảo tồn của các loài động vật tại châu Âu, phần lớn đã được xếp vào dạng nguy cấp.
Và nay khi chuyển sang đánh giá hơn 450 loài thực vật bản địa của châu lục này, các chuyên gia nhận thấy như sau:
42% đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Riêng các loài cây đặc hữu, không tìm thấy ở bất kỳ đâu khác trên thế giới, con số là 58%.
Trong số này, một số loài đặc biệt nhất phải kể đến là hạt dẻ ngựa – loài cây đang giảm số lượng ở phạm vi toàn châu Âu, cùng 200 loài cây khác cùng họ. Nguyên nhân được đưa ra là do côn trùng phá hoại và dịch bệnh leo thang, cộng thêm các loài cây xâm lấn, khai thác gỗ quá mức và cháy rừng.
Trong số các nguyên nhân trên, phần lớn trong số đó đang ngày càng nghiêm trọng vì tác động của biến đổi khí hậu (côn trùng sinh sôi nhiều hơn, dịch bệnh khó chấm dứt, cháy rừng tăng…).
Theo tiến sĩ Steven Bachman – chuyên gia bảo tồn tại Vườn Bách thảo Hoàng gia, cây cối quả thực là thứ giúp sự sống trở nên bền vững. “Báo cáo lần này cho chúng ta thấy những thông tin quan trọng về sự sống của cây trồng tại châu Âu. Kết quả cho thấy mức độ nguy cấp đáng báo động, cần phải có những hành động bảo tồn cấp thiết hơn.”
Luc Bas – giám đốc IUCN tại châu Âu cho biết các hành động của con người đang ngày càng khiến tình hình tệ hơn.
“Tình hình đang bị quá xem nhẹ. Các loài vật được xem là xương sống của hệ sinh thái đang bị hủy hoại, khiến tình trạng của hành tinh ngày một xấu đi.”
Còn theo Mike Seddon – giám đốc điều hành quỹ Forestry England thì các cuộc “ khủng hoảng khí hậu” là mối đe dọa thực sự với khu rừng, làm tăng nguy cơ khiến sâu bệnh phát triển mạnh hơn.
Vậy mới thấy biến đổi khí hậu là điều có thực, và nó đang ảnh hưởng thực sự đến sự sống trên hành tinh của chúng ta.
Theo Helino
Sao Kim có thể từng là nơi hoàn hảo để tồn tại sự sống
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học NASA tiết lộ rằng "người hàng xóm" sao Kim có thể từng là một môi trường hoàn hảo cho sự sống giống như Trái Đất.
Một nghiên cứu mới đây tiết lộ rằng sao Kim - "người hàng xóm" gần với chúng ta nhất có thể từng tồn tại một môi trường hoàn hảo cho sự sống trong hàng tỷ năm trước cho đến khi điều gì đó đã khiến bề mặt hành tinh này thay đổi mạnh mẽ và trở thành một "nơi nóng như địa ngục".
Từ khi chương trình sứ mệnh Pioneer của NASA năm 1978 chỉ ra rằng những đại dương có thể từng chảy trên sao Kim, các nhà khoa học tin rằng có thể hành tinh này từng có khí hậu đủ ổn định để duy trì nước ở thể lỏng - một yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng tồn tại trên bất kỳ hành tinh nào.
Thường được gọi là "hành tinh chị em với Trái Đất" do tương đồng về kích cỡ và khối lượng, nhưng sao Kim được cho là quá nóng và quá gần Mặt Trời nên nước không thể tồn tại ở dạng lỏng.
Nghiên cứu do Tiến sĩ Michael Way và Anthony Del Genio của Viện Nghiên cứu Không gian Goddard thuộc NASA thực hiện mới đây đã tiết lộ về 5 kịch bản liên quan đến lượng nước khác nhau trên sao Kim. Theo đó, có thể hành tinh này từng có nhiệt độ phù hợp để duy trì nước ở thể lỏng trong khoảng 3 tỷ năm.
Hai nhà khoa học này cũng cho biết sao Kim có thể duy trì mức nhiệt độ này cho tới ngày nay nếu như không có một loạt sự cố xảy ra cách đây 700 triệu năm gây nên một thảm họa khí thải CO2 trên hành tinh này.
"Giả thuyết của chúng tôi là sao Kim có thể từng có khí hậu ổn định trong hàng tỷ năm. Chính các sự cố thay đổi bề mặt trên quy mô toàn hành tinh đã biến nó từ một hành tinh có khí hậu giống Trái Đất thành một nơi nóng như địa ngục mà chúng ta thấy ngày nay", nhà khoa học Way cho biết.
Hiện vẫn chưa rõ điều gì đã khiến lượng khí thải ở đây tăng cao như vậy và làm thay đổi toàn bộ hành tinh này song hoạt động của núi lửa có thể là một giả thuyết được tính tới. Nhiệt độ trên bề mặt sao Kim nóng tới mức có thể làm chảy chì và hành tinh này có một bầu khí quyển dày đặc, NASA cho biết./.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn
Biến đổi khí hậu đang gây tổn hại cho sức khỏe của chúng ta như thế nào? Bạn có đủ tinh tế để nhận ra sự ảnh hưởng của nhiệt độ, ô nhiễm không khí và tia cực tím lên cơ thể mình? Biến đổi khí hậu không chỉ gây ra những cơn bão, những đợt nắng nóng mà còn đang khiến tất cả chúng ta ốm yếu hơn. Từ hen suyễn, dị ứng theo mùa, bệnh tim mạch, bệnh...