Gần 1.000 tác phẩm tham gia Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019
Chiều 14/10, Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019 họp Hội đồng sơ khảo, chính thức chấm các tác phẩm tham gia dự giải năm nay. Đã có hơn 900 tác phẩm đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương gửi về Ban tổ chức.
Họp Hội đồng sơ khảo, chính thức chấm các tác phẩm tham gia dự giải năm nay.
Tăng cả chất và lượng
Từng tham gia chấm nhiều giải báo chí, bà Nguyễn Thu Hà – Phó Chủ tịch Hội đồng sơ khảo, Phó ban Thời sự VTV1 nhận xét: Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019 rất có chất lượng. Chất lượng tác phẩm dự thi khá tốt, có nhiều tuyến bài dài kỳ. Nét mới của giải năm nay là, các tác phẩm tham gia ở thể loại phát thanh – truyền hình rất sôi động, phản ánh đa chiều về giáo dục.
Đồng quan điểm, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái – Tổng Biên tập Tạp chí Công an Nhân dân nhấn mạnh, với số lượng và chất lượng tác phẩm dự thi tốt hơn năm ngoái chứng tỏ rằng, Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” đã có sức lan tỏa sâu rộng trong “làng báo” nói riêng và xã hội nói chung. Hy vọng giải năm nay sẽ tìm ra các tác phẩm xuất sắc, chất lượng cao và tạo được hiệu ứng tốt trong xã hội.
Tại buổi họp, nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục & Thời đại cho biết, đề tài của các tác phẩm tham dự giải năm nay khá toàn diện, số lượng bài phản ánh mặt tích cực của ngành Giáo dục là nổi trội. Nhiều bài viết phản ánh những việc làm hay, những sáng kiến, sáng tạo của các nhà giáo và tập thể nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục; góp phần nâng cao chất lượng dạy – học. Nhiều tác phẩm cũng đề xuất và hiến kế các giải pháp cho ngành Giáo dục trong việc thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản của ngành.
Bảo đảm khách quan, trung thực
Video đang HOT
Để bảo đảm khách quan, trung thực và chất lượng, Hội đồng sơ khảo chia thành 3 tiểu ban gồm: Báo in; Báo điện tử; Phát thanh – Truyền hình. Theo Ban tổ chức, so với năm ngoái, số lượng tác phẩm dự thi đều tăng ở tất cả các loại hình báo chí. Hội đồng sơ khảo đã thống nhất nguyên tắc chung trong việc chấm các tác phẩm tham gia dự giải.
Theo đó, Hội đồng sơ khảo có nhiệm vụ chấm, thẩm định, xét chọn các tác phẩm dự giải và chịu trách nhiệm trong việc quyết định các tác phẩm được vào chung khảo, để chuyển tới Hội đồng chung khảo và Ban tổ chức tổng hợp, trình Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định việc trao giải.
Căn cứ làm việc của Hội đồng sơ khảo là Thể lệ và Tiêu chí chấm. Hội đồng sơ khảo làm việc với tinh thần trung thực, khách quan, công bằng, minh bạch trong việc đánh giá tác phẩm. Các thành viên trong Hội đồng sơ khảo đều bình đẳng như nhau trong việc thẩm định, tuyển chọn tác phẩm. Đánh giá của thành viên Hội đồng sơ khảo đối với tác phẩm được thể hiện bằng cách cho điểm đối với tác phẩm. Đây là giải thưởng dành cho các tác phẩm nên tên tác giả được giữ nguyên trên các tác phẩm báo chí.
Ngoài ra, Ban tổ chức và Hội đồng sơ khảo cũng thống nhất ban hành các tiêu chí chấm giải, gồm: Thứ nhất là tính phát hiện. Cụ thể, tác phẩm có tính phát hiện cách làm mới, nhân vật mới, mô hình mới; cách làm độc đáo, đặc biệt, nổi bật. Đạt được tiêu chí này, tác phẩm sẽ được 5 điểm. Thứ hai là văn phong, bút pháp, hình thức thể hiện.
Cụ thể: Văn phong rõ ràng, ngôn ngữ và cách thể hiện đúng đặc trưng các loại hình báo chí, đặc trưng thể loại báo chí; ưu tiên tác phẩm có văn phong và cách thể hiện sáng tạo, mới, lạ, chuyên nghiệp, hiện đại. Mức điểm tối đa cho tiêu chí này là 3 điểm. Thứ 3 là ý nghĩa và tác động xã hội. Cụ thể: Nhân vật, mô hình có đóng góp tích cực, hiệu quả cho xã hội; có sức lan tỏa và ảnh hưởng thực sự tới cộng đồng. Tiêu chí này có mức điểm tối đa là 2 điểm.
Về quy trình chấm, Ban tổ chức cho biết, Hội đồng sơ khảo sẽ tiến hành chấm 2 vòng. Thời gian chấm sơ khảo bắt đầu từ ngày 14/10 và dự kiến hoàn thành vào ngày 28/10. Theo Ban tổ chức, tiêu chí về nội dung để xét trao giải là tác phẩm bảo đảm tính chân thực, chính xác, khách quan, có định hướng tư tưởng, chính trị đúng đắn.
Nội dung tác phẩm phải nêu được những vấn đề về giáo dục và đang được dư luận xã hội quan tâm; có tính phát hiện, tổng kết hoặc hướng dẫn có tính thuyết phục và hiệu quả xã hội cao; có phương pháp thể hiện hấp dẫn, sáng tạo; có tác động tích cực phục vụ công tác đổi mới giáo dục. Ban tổ chức không xét tác phẩm có tính chất hư cấu.
Tiêu chí tiếp theo là, tác phẩm phản ánh các hoạt động giáo dục tiêu biểu đã và đang triển khai ở các địa phương, cơ sở giáo dục các cấp học từ mầm non đến đại học. Các tập thể, cá nhân có nhiều giải pháp, kết quả, thành tích nổi bật, đổi mới sáng tạo trong dạy và học theo tinh thần của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Bên cạnh đó, những câu chuyện xúc động, có ảnh hưởng, tác động tích cực và truyền cảm hứng đối với xã hội về hình ảnh người thầy và những cống hiến của họ đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước cũng nằm trong tiêu chí về nội dung để xét trao giải năm nay.
Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019 được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp Giáo dục; về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục. Qua đó, tuyên truyền, tôn vinh những đóng góp của ngành Giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.
Trong cơ cấu giải thưởng có 1 giải xuất sắc được xét chọn từ 4 tác phẩm đoạt giải Nhất của 4 loại hình được nhận phần thưởng: chuyến tham quan Vương quốc Anh dành cho 1 người. Giá trị giải thưởng không quy đổi thành tiền mặt.
Hải Minh
Theo GDTĐ
Kiểm tra phản ánh việc tôm hùm đất được bày bán số lượng lớn
Nhiều cơ quan báo chí phản ánh tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, cấm phát triển nhưng vẫn được bày bán với số lượng lớn.
Trong những ngày qua, nhiều cơ quan báo chí phản ánh việc tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, cấm phát triển từ năm 2013 nhưng vẫn được bày bán, kinh doanh trên thị trường nội địa với số lượng lớn.
Dù bị cấm, tôm hùm đất vẫn được bán rầm rộTIN TÀI TRỢ
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Bộ Tài chính - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí phản ánh việc tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu từ năm 2013 nhưng vẫn được bày bán, kinh doanh trên thị trường nội địa; xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kết quả.
Trước đó, ngày 20/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã ra công văn hỏa tốc số 3438 khẳng định, tôm hùm đất loài thủy sinh có nguồn gốc ngoại lai,ăn tạp sống bò dưới đáy, ưa đào hang, hoạt động về đêm và có sức chống chịu,thích nghi cao. Loài tôm này vừa phá hại lúa, tiêu diệt tôm bản địa, vừa có thể là nguồn gây bệnh cho các loài sinh vật khác.
Theo Bộ NN&PTNT thì đây là loài tômkhông có tên trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là loài ngoại lai xâm hại. Việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định về đa dạng sinh học và thủy sản.
Nhằm bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các ban ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Ngay khi nhận được Công văn hỏa tốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về sự xâm lấn của mặt hàng tôm hùm càng đỏ - loài sinh vật ngoại lai không có tên trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, thuộc loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại, chiều cùng ngày, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đã có Công văn hỏa tốc gửi Cục Quản lý thị trường các địa phương đề nghị tăng cường, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với mặt hàng này.
Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu lực lượng Quản lý thị trường huy động nhân lực, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với mặt hàng tôm hùm càng đỏ, đặc biệt ở những địa bàn giáp biên với Trung Quốc, các nhà hàng, quán ăn để hạn chế tối đa mức tiêu thụ cũng như buôn bán các mặt hàng này.
Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cũng đã yêu cầu bộ phận giám sát kinh doanh online đánh giá mức độ tiêu thụ cũng như mua bán tôm hùm càng đỏ qua mạng, phát hiện cũng như kiểm soát chặt chẽ các kho cũng như cửa hàng đang rao bán trên mạng mặt hàng này để có biện pháp kiểm tra kiểm soát kịp thời.
Tổng cục Quản lý thị trường đặc biệt lưu ý đến tuyến vận chuyển theo hướng Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai... tuyến nối về trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, các Cục Quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra gắt gao hơn đối với mặt hàng này.
Theo vov.vn
Sinh viên các trường ĐH tại TP. HCM chung tay giúp trẻ khuyết tật tự bảo vệ mình trước vấn nạn xâm hại tình dục Dự án cộng đồng "Tuổi thơ em, tương lai em" hướng đến đối tượng các trẻ em khuyết tật do 10 bạn sinh viên từ nhiều trường khác nhau trên địa bàn TP. HCM cùng bắt tay thực hiện, mong muốn đem kiến thức về giới tính nhân rộng đến các trường học đặc biệt này. 10 bạn sinh viên từ nhiều trường...