Gần 1.000 dân di dời khẩn cấp: Xây bếp ở tạm để tránh lũ
Sáng 11/7, UBND tỉnh Kon Tum cùng chủ đầu tư công trình thủy điện Đăk Đrinh đã tổ chức họp báo về các vấn đề liên quan đến việc di dân tái định cư, định canh cho 217 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu nằm trong vùng ngập lòng hồ thuỷ điện Đăk Đrinh.
Ông Hà Đức Thu – đại diện chủ đầu tư Tổng Công ty điện lực Dầu khí Việt Nam – thừa nhận tiến độ thi công khu tái định cư chậm, khi công trình cơ bản đã hoàn thành phần đập, nếu lũ xảy ra thì bất kể hồ chứa có tích nước hay không, nước cũng dâng và gây ngập lụt vùng lòng hồ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do ban đầu liên doanh của Công ty cổ phần thuỷ điện Đăk Đrinh trong quá trình làm việc, các cổ đông đã không tìm được tiếng nói chung nên triển khai việc xây khu tái định cư chậm, cho đến năm 2010 khi Tập đoàn Dầu khí nắm quyền chi phối với 93% số vốn thì mọi việc mới được triển khai thuận lợi, đồng thời bố trí được nguồn vốn.
Đại diện UBND huyện Kon Plông và chủ đầu tư đều khẳng định sẽ nhanh chóng đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân khi di chuyển lên nơi ở mới, biện pháp trước mắt là hỗ trợ 30 kg gạo/người/tháng cùng chất đốt, vật nuôi, giống cây trồng theo quy hoạch của địa phương, trong thời gian 48 tháng liên tiếp.
Hiện tại có 3/4 khu tái định cư đã kéo được nước tự chảy về cho bà con sinh hoạt, riêng 1 với khoảng hơn 30 hộ dân chưa có nước sinh hoạt huyện Kon Plông sẽ cung cấp 20 bồn inox (loại 1.000 lít) để bà con có nước sinh hoạt.
Về điện sinh hoạt đã kéo đường trục chính, hiện nay đang triển khai kéo điện vào từng hộ dân khi về ở tạm. Riêng về đường tránh ngập, chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thành thông tuyến trong 10 ngày tới, nếu gặp tình huống xấu khi xảy ra mưa lũ, đơn vị thi công phải bố trí người, phương tiện 24/24 giờ để xử lý các tình huống khẩn cấp…tại khu tái định cư.
Trước mắt để bố trí ăn ở cho bà con, các nhà thầu đang tập trung xây dựng các nhà bếp (rộng 20 mét vuông/mỗi căn) để giúp dân có chỗ ở tạm, các nhà cũ khi dời lên sẽ dựng ngay cạnh nhà bếp này. Tại khu tái định cư mỗi hộ dân sẽ được cấp nhà mới với diện tích 60m2 với hộ có 5 khẩu và 80m2 với 6 khẩu trở lên. Dự kiến việc dời người dân và nhà tạm sẽ hoàn thành trước ngày 31/7.
Video đang HOT
Công trình thủy điện Đăk Đring do Công ty cổ phần thủy điện Đăk Đring, làm chủ đầu tư với công suất 125MW. Công trình được xây dựng trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Tổng mức đầu tư của công trình khoảng 5.000 tỷ đồng (trong đó Tổng công ty Điện lực dầu khí góp hơn 90% vốn). Theo dự kiến ngày 31/8 công trình tích nước và đến cuối tháng 9 sẽ phát điện. Tuy nhiên, đến nay công tác di dân, tái định canh, định cư cho gần 1.000 nhân khẩu của 217 hộ dân nằm trong lòng hồ thủy điện thuộc 7/10 làng của xã Đăk Nên, thuộc huyện Kon Plông nằm trong khu vực lòng hồ mới tiến hành di dời từ ngày 8/7.
Theo Dantri
Tập thể cán bộ, công nhân viên Vinahandcoop tiếp tục kêu cứu
Đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo Liên minh Hợp tác xã giải quyết đơn tố cáo những sai phạm của quyền Tổng Giám đốc Đỗ Việt Hưng, nhưng mọi thứ vẫn rơi vào im lặng buộc tập thể cán bộ công nhân viên Vinahandcoop phải viết đơn kêu cứu bảo vệ quyền lợi.
Tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Vinahandcoop gửi đơn đến báo Dân trí
Theo đơn đề nghị của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH MTV Sản xuất thương mại & Xuất khẩu lao động (Vinahandcoop) số 80 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội gửi đến báo Dân trí phản ánh, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam không có biện pháp xử lý triệt để sai phạm của Quyền Tổng Giám đốc Đỗ Việt Hưng ở Công ty, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của hàng loạt con người đã có thâm niên cống hiến nhiều năm cho Công ty.
Đơn của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Vinahandcoop nêu, Công ty Vinahandcoop hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu lao động một ngành nghề mà theo quy định của pháp luật người đại diện trước pháp luật để điều hành phải có bằng đại học, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế. Trong điều lệ Công ty, tại khoản b điều 112 Hội đồng thành viên Công ty cũng quy định, người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện: Có đủ năng lực hành vi dân sự; có trình độ đại học, chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.
Quyết định xử phạt đối với vi phạm XKLĐ của Công ty Vinahandcoop
Trong thông báo số 110/TB- TCHC ngày 25/8/2010 về việc phân công và giao nhiệm vụ các Ủy viên Hội đồng thành viên Công ty theo điều 3 quy định, ông Đỗ Việt Hưng - Uỷ viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng Giám đốc công ty chịu trách nhiệm: Tổ chức quản lý và duy trì mọi hoạt động kinh doanh của công ty; trực tiếp ký các hợp đồng, hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động XKLĐ và các hoạt động kinh doanh khác của công ty.
Tuy nhiên, Liên minh HTX Việt Nam đã ra quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Công ty đối với ông Đỗ Việt Hưng số 716/ LMHTXVN ngày 14/8/2009 và quyết định số 06/ QĐ - LMHTXVN ngày 07/1/2011 về việc giao Quyền Tổng Giám đốc Công ty cho ông Đỗ Việt Hưng, để rồi sau đó ông Hưng làm thủ tục thay đổi Đăng ký kinh doanh.
Trong quá trình điều hành hoạt động XKLĐ tại Công ty, ông Đỗ Việt Hưng đã phạm phải những sai sót nghiêm trọng như uỷ quyền cho ông Nguyễn Văn Lâm - Trưởng Phòng Nguồn nhân lực XKLĐ ký hợp đồng tư vấn cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Angola mà chưa được sự cho phép của Cục Quản lý lao động ngoài nước để thu tiền trái phép. Vì lý do trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người Việt nam đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời thu hồi giấy phép XKLĐ của Công ty.
Văn bản chỉ đạo giải quyết của Văn phòng Chính phủ
Trong thời gian giữ chức Quyền Tổng Giám đốc, ông Đỗ Việt Hưng đã ký hợp đồng số 08/11 - ngày 2/11/2011 về việc hợp tác liên doanh với Công ty cổ phần quốc tế Đại Dương nhằm mục đích nhằm cho thuê lại mặt bằng. Tuy nhiên, tại điểm b, mục 4.1.2Hợp đồng thuê nhà số 218/XNN/HDDTN26/XD ngày 18/8/2009 giữa Công ty với đơn vị Quản lý nhà Hà Nội lại quy định : " Trách nhiệm của bên thuê không được sử dụng diện tích nhà, đất thuê, hợp đồng thuê nhà và quyền thuê để đem thế chấp, góp vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác dưới bất kỳ hình thức nào ".
Thực hiện kế hoạch chuyển đổi mô hình hoạt động Công ty, ngày 7/2/2012, Liên minh HTX Việt Nam ra quyết định số 75/QĐ- LMHTXVN về việc phê duyệt phương án và chuyển đổi Công ty Vinahandcoop thành công ty cổ phần. Nhưng ngay sau đó, cán bộ, công nhân viên Công ty rất ngạc nhiên khi phát hiện cũng có một quyết định 75 nữa của Liên minh HTX Việt Nam ban hành cùng ngày, cùng tháng, cùng năm với Quyết định 75 nhưng nội dung không thống nhất khiến nhiều người đặt dấu hỏi.
Sau khi phát hiện sai phạm, cán bộ, công nhân viên Công ty nhiều lần làm đơn đề nghị lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam làm rõ những sai phạm trên. Ngày 13/4/2012, ông Nguyễn Văn Biên - Phó Chủ tịch thường trực Liên minh HTX Việt Nam xuống làm việc tại công ty và kết luận ông Đỗ Việt Hưng có một số sai phạm, nhưng đại diện Liên minh HTX Việt Nam lại không ký vào biên bản của buổi làm việc.
Thanh tra Chính phủ đã 2 lần ban hành văn bản chỉ đạo giải quyết
Bức xúc vì những sai phạm rõ như ban ngày của ông Đỗ Việt Hưng không được giải quyết kịp thời, cán bộ, công nhân viên Công ty Vinahandcoop đã có đơn tố cáo gửi đến các cơ quan Trung ương.
Nhận được đơn tố cáo của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Vinahandcoop, Thanh tra Chính phủ đã hai lần ký gửi công văn gửi Liên minh HTX Việt Nam, Văn phòng chính phủ, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, đều có công văn yêu cầu lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam trả lời những thắc mắc, khuất tất tại Công ty Vinahandcoop. Tuy nhiên, cho đến nay Liên minh HTX Việt Nam vẫn im lặng, trong khi hơn một năm qua cán bộ, công nhân viên Công ty Vinahandcoop đều không lương, không bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản không thanh toán, người đến tuổi về hưu không thể làm thủ tục nghỉ theo quy định.
Với những gì đang phải chịu đựng, tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Vinahandcoop đề nghị các cơ quan chức năng chỉ đạo, giám sát Liên minh HTX Việt Nam giải quyết dứt điểm sai phạm của lãnh đạo Công ty Vinahandcoop, đảm bảo những quyền lợi chính đáng của người lao động theo quy định pháp luật.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
89 thí sinh, 5 cán bộ coi thi bị xử lý kỷ luật trong ngày đầu Mặc dù đã được giám thị phổ biến quy chế thi rất chi tiết nhưng nhiều thí sinh vẫn cố tình vi phạm quy chế như mang điện thoại, quay cóp, nhìn bài bạn... Kết thúc ngày thi thứ nhất cả nước có 89 thí sinh bị đình chỉ thi. Theo báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT, kết thúc ngày thi đầu tiên,...