Gần 100 nhân sự đường sắt Cát Linh kẹt ở Trung Quốc vì virus corona
Gần 100 nhân sự tại dự án đường sắt Cát Linh kẹt ở Trung Quốc vì dịch virus corona diễn biến phức tạp, trong khi họ phải có mặt đầy đủ ở Việt Nam từ 1/2.
Kết thúc kỳ nghỉ Tết Canh Tý, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được Bộ GTVT xốc lại tiến độ với quyết tâm hoàn thành trong năm nay.
Tuy nhiên, việc tập trung nguồn lực cho dự án đang gặp khó khăn ở khâu đưa lao động người Trung Quốc trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết.
Trung tâm vận hành OCC của đường sắt Cát Linh – Hà Đông, nơi tập trung nhiều chuyên gia Trung Quốc làm việc. Ảnh: Ngọc Tân.
Trao đổi với Zing.vn, đại diện Ban quản lý dự án (QLDA) Đường sắt cho biết tại công trường hiện nay chỉ có một nhóm nhỏ chuyên gia Trung Quốc ở lại trực Tết. Lực lượng chuyên gia phục vụ vận hành hệ thống, hoàn thiện hồ sơ đã về Trung Quốc từ trước Tết và đến nay vẫn chưa thể quay lại.
Video đang HOT
Theo thông tin từ Tổng thầu (Công ty hữu hạn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc), hiện chỉ có 4 người Trung Quốc ở lại trực Tết tại dự án trong khi nhân sự đầy đủ là hơn 100 người.
Họ dự kiến trở lại Việt Nam từ ngày 1/2. Tuy nhiên, dịch viêm phổi cấp do virus corona bùng phát khiến Chính phủ Trung Quốc phải hạn chế cho công dân xuất cảnh. Vì vậy, Tổng thầu và tư vấn giám sát xin lùi thời gian đưa nhân sự trở lại làm việc sau ngày 8/2.
Hôm 31/1, Bộ GTVT có buổi làm việc với Ban QLDA Đường sắt và các bên liên quan để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ của dự án.
Ban QLDA Đường sắt đã đề nghị Bộ GTVT xem xét có văn bản đề nghị tạo điều kiện để các nhân sự của Tổng thầu và tư vấn giám sát được nhập cảnh thuận lợi, kịp thời và đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Bộ GTVT đã chỉ đạo Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông và Ban QLDA Đường sắt nghiên cứu giải pháp cho vấn đề này.
“Đến 9/2, phía Trung Quốc mới có thông báo tiếp theo về việc có cho công dân xuất cảnh hay không. Tại Việt Nam hiện cũng chỉ xem xét cấp visa cho khách công vụ”, ông Đông nói.
Theo Zing.vn
Chậm giải ngân Bộ trưởng xem xét trách nhiệm các đơn vị
Theo đó, đơn vị nào để xảy ra tình trạng chậm giải ngân sẽ phải chịu trách nhiệm.
Vận tải tăng trưởng, an toàn
Ông Nguyễn Trí Đức - Chánh Văn phòng Bộ GTVT cho biết, trong tháng 8/2019, lãnh đạo Bộ đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo một số địa phương như: Tiền Giang, Kiên Giang, Thừa Thiên - Huế, Hải Dương, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thái Nguyên... và trực tiếp kiểm tra hiện trường, họp chỉ đạo tăng cường công tác quản lý chất lượng và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án như tuyến tránh Tân An, các dự án đường sắt, xử lý mặt cầu Thăng Long; Dự án Vành đai 3 Hà Nội đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long; kiểm tra hiện trạng Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài...; công tác triển khai các dự án trọng điểm của Ngành như tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, thu phí tự động không dừng...
Bộ đã tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 27-KL/TW ngày 17/8/2008 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển GTVT đường sắt; tổ chức hai cuộc họp lấy ý kiến của các địa phương liên quan về Đề án kết nối mạng giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc và Đề án kết nối mạng giao thông các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; tập trung xây dựng Đề cương báo cáo tổng kết 10 năm phát triển giao thông nông thôn phục vụ Chương trình phát triển nông thôn mới.
Theo thống kê của Bộ GTVT, sản lượng vận tải 8 tháng đầu năm ước đạt 1.102,69 triệu tấn hàng, tăng 8,8%; đạt 3.356,79 triệu lượt hành khách, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2018; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 210,5 tỷ Tấn.km, luân chuyển hành khách ước đạt 155,85 tỷ HK.km; tăng 7,4% về luân chuyển hàng hóa và tăng 9,8% về luân chuyển hành khách so với cùng kỳ năm 2018. Riêng tháng 8/2019, tổng sản lượng vận tải ước đạt 140,12 triệu tấn hàng và 433,38 triệu lượt hành khách; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 27 tỷ Tấn.km, luân chuyển hành khách đạt 21,1 tỷ HK.km.
Đối với công tác đảm bảo TTATGT, Bộ GTVT đã kịp thời chỉ đạo tăng cường các giải pháp bảo đảm TTATGT trong dịp nghỉ lễ 2/9 và khai giảng năm học 2019 - 2020. Trong 8 tháng đầu năm 2019, cả nước đã xảy ra 11.331 vụ TNGT, làm chết 5.096 người, bị thương 8.587 người. So với cùng kỳ năm 2018, số vụ TNGT giảm 451 vụ (-3,83%), số người chết giảm 270 người (-5,03%), số người bị thương giảm 613 người (-6,66%).
Theo thống kê đến tháng 8/2019, tổng cộng nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ đã giao cho Bộ GTVT theo các quyết định là 26.164 tỷ đồng. Sau 8 tháng triển khai, kết quả giải ngân ước đạt 6.857 tỷ đồng, đạt 26,21% kế hoạch đã giao năm 2019.
Xử lý trách nhiệm chậm giải ngân
Liên quan đến kế hoạch vốn đầu tư và giải ngân, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể giao Vụ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông khẩn trương làm việc với các chủ đầu tư, ban QLDA để rà soát tình hình thực hiện, triển khai các dự án; đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch giải ngân đến hết năm 2019, báo cáo cụ thể lãnh đạo Bộ để có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, từ đó điều chỉnh kế hoạch vốn (bao gồm cả vốn ngân sách Trung ương năm 2019 phần còn lại chưa giao) và có giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân và xử lý trách nhiệm của các đơn vị để xảy ra tình trạng chậm giải ngân; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, bám sát chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; rà soát, sắp xếp danh mục, thứ tự ưu tiên đầu tư và bám sát các quy định của Luật Đầu tư công; đầu tư cân đối giữa các vùng miền, địa phương, giữa các lĩnh vực cho phù hợp điều kiện thực tế.
Về công tác đầu tư, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng, Bộ trưởng phân công Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục xử lý các tồn tại và khẩn trương tham mưu báo cáo Ban Cán sự đảng, Chính phủ, Bộ Chính trị về tình hình triển khai thực hiện, những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết để đưa công trình đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào khai thác; báo cáo Bộ Chính trị về kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 27-LK/TW về Chiến lược GTVT đường sắt.
Bộ trưởng cũng phân công Thứ trưởng Lê Đình Thọ chỉ đạo sát sao, kiểm soát chặt kết quả thực hiện hàng tháng nhằm hoàn thành dự án thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng theo đúng tiến độ yêu cầu, nhất là các trạm thu phí do VEC quản lý .
Theo Tạp chí GTVT
Rà soát, đảm bảo ATGT trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Bộ GTVT vừa yêu cầu VEC và các đơn vị liên quan rà soát, sớm khắc phục tồn tại về ATGT trên đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Ảnh minh họa Bộ GTVT cho biết đã phê duyệt phương án tổ chức giao thông toàn tuyến đường cao tốc Đà Nẵng -...