Gần 100 người dân quây bắt tên cướp taxi
Trước sự đuổi vây quyết liệt của CAP Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội và gần 100 người dân, tên cướp tài sản lái xe taxi đã bị tóm gọn.
Khoảng 21h ngày 3-5, anh Trần Văn Tỉnh, lái xe hãng taxi Thanh Nga, điều khiển xe đến khu vực chợ Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai thì có một thanh niên vẫy xe nói muốn đi sang phường Cự Khối. Tới nơi, khách yêu cầu anh Tỉnh điều khiển xe vào một con đường nhỏ tối thui ngoài cửa khẩu đê sông Hồng. Vừa kịp nhận ra sự bất thường thì anh Tỉnh lạnh toát người bởi lưỡi dao của vị khách…kề cổ mình.
CAP Cự Khối ghi lời khai của Nguyễn Quang Đông
Vừa van xin tên cướp, anh Tỉnh vừa tìm cách giữ chặt tay cầm dao của y rồi mở cửa xe nhảy ra ngoài. Chiếc xe ô tô mất lái, đâm vào một gốc cây. Anh Tỉnh hô hoán và chạy đến 1 chiếc lán trại sáng đèn gần đó. Tên cướp cầm dao đuổi theo anh Tỉnh một đoạn rồi bỏ chạy.
Nhận được tin báo, CAP Cự Khối huy động đội dân phòng cùng người dân tổ chức vây bắt. Ít phút sau đó, lực lượng truy bắt phát hiện 2 đối tượng đi xe máy dò dẫm trên bờ đê. Danh tính hai đối tượng là Vương Đình Hòa (SN 1990), trú tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, và Nguyễn Quang Đông (SN 1990), trú tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm. Vừa gặp 2 đối tượng này, anh Tỉnh nhận ra ngay tên Đông là kẻ vừa định cướp tài sản của mình.
Video đang HOT
Chiếc xe taxi xuýt “gặp nạn” cùng lái xe Tỉnh
Bước đầu, Đông khai do thua cờ bạc nên đã nảy ý định đi cướp tài sản của lái xe taxi. Vụ cướp bất thành, Đông đã cởi áo để thay đổi đặc điểm nhận dạng, đồng thời gọi điện thoại nhờ Hòa đến đón. Vụ việc đang được CAQ Long Biên khai thác mở rộng.
Theo ANTD
Hiền lành nhưng... đem "hàng lạnh" đi đêm
Không thuộc thành phần "bất hảo" nhưng càng ngày càng có nhiều người tự trang bị cho mình những thứ "vũ khí lạnh" với lý do phòng thân, dù biết việc đó là vi phạm pháp luật.
Trong câu chuyện bên bàn nước, anh H., lái xe ôm ở khu vực Cầu Giấy - Mai Dịch tiết lộ, cánh xe ôm đêm hoạt động ở những cung đường "phức tạp" hầu như ai cũng "găm hàng" theo người. Việc nhiều trường hợp lái xe ôm đêm bị cướp khiến nhiều người sinh ra tâm lý phải có đồ phòng thân dù biết luật nghiêm cấm.
Anh H. cho biết, trước đây không ai nghĩ đến việc mang vũ khí tự vệ theo người, nhưng kể từ khi một người đồng nghiệp bị một đối tượng nghiện hút dùng dao cướp xe máy, nhưng may mắn thoát chết ở khu vực công viên Hòa Bình (đường Hoàng Quốc Việt), cánh xe ôm chiến hữu ai nấy đều "lặng lẽ" tự kiếm đồ phòng thân. "Chạy xe đêm hôm khuya khoắt biết thế nào... Có đồ tự vệ bên người thấy cũng an tâm hơn," anh H. chia sẻ rất thành thật.
Tương tự như trường hợp của cánh xe ôm, các lái xe taxi chạy đêm nhiều người cũng tự trang bị cho mình vũ khí đề phòng bất trắc. "Bọn trộm cướp thường nghĩ lái xe taxi nhiều tiền hơn nên nếu bị cướp, lái xe taxi thường gặp nguy hiểm nhiều hơn lái xe ôm. Cứ đọc báo đài thì rõ, các vụ cướp taxi thường thảm khốc lắm. Không có cái gì phòng thân thì làm sao làm việc được." anh C., lái xe một hãng taxi có tiếng ở Hà Nội tâm sự.
"Mặt hàng" mà cánh lái xe ôm hay lái xe taxi lựa chọn thường là dùi cui điện hay côn, gậy ba khúc vì nhỏ gọn và sức sát thương không lớn. Nguồn hàng thì phong phú vô cùng, có thể mua từ cửa khẩu dạng "xách tay" hoặc cao thủ hơn thì mua trên mạng. Hầu như không mấy ai trang bị dao, kiếm vì quá nguy hiểm.
Nhiều người dù không phải dân "anh chị" nhưng lại tự trang bị những thứ vũ khí,
công cụ hỗ trợ với lý do "phòng thân" (Ảnh minh họa)
Do hoàn cảnh học tập hay công việc, nhiều sinh viên đi học về khuya hay người đi làm ca tối cũng có tâm lý "đề phòng trước". T., sinh viên một trường đại học dân lập ở Hà Nội thậm chí còn trang bị cho em gái đang học cấp 3 của mình một bình xịt hơi cay "để phòng con bé đi học về muộn bị bọn thanh niên trêu chọc". Bản thân T. cũng luôn mang theo mình cây côn nhị khúc bằng inox mua từ cửa hàng dụng cụ thể thao.
Dù biết mang các loại vũ khí hay công cụ hỗ trợ này (côn hay dùi cui điện, bình xịt hơi cay được xếp vào loại công cụ hỗ trợ) là vi phạm pháp luật nhưng hầu hết người sử dụng đều "tặc lưỡi" biện bạch "nhỡ có gì bất trắc, pháp luật ngay lúc đấy có bảo vệ được mình đâu". "Mình khác bọn du côn ở chỗ bình thường cất kỹ không đem ra gây sự với người ta," anh C. quả quyết.
Khi được hỏi có nghĩ đến chuyện bị lực lượng chức năng kiểm tra không, T. trả lời: "Bình thường mình đi xe tử tế, đúng luật, đêm khuya rồi chẳng ai (CSCĐ) nào buồn để ý đến đâu." T. còn chia sẻ "bí kíp" là nếu thấy lực lượng an ninh trên đường phố thì phải tỏ ra tỉnh bơ, coi như không có chuyện gì xảy ra là "qua ngon". Quả thật, T. chưa bao giờ "lộ hàng" dù cây côn nhị khúc luôn thường trực trong cốp xe.
Một cậu bạn của T. là M. thì không được "thần kinh thép" như vậy. Lần đầu đem theo cây côn thép mới tậu đi đêm, chưa kịp tự tin về độ "an toàn" thì M. đã gặp ngay lực lượng CSCĐ đi tuần tra. "Có tật giật mình", vẻ lấm lét lo lắng của M. đã không qua được mắt các chiến sĩ cảnh sát. Chỉ mất chưa đầy 5 phút tra vấn, M. đã phải ngoan ngoãn đứng nhìn các chiến sĩ mở cặp, lấy ra cây côn thép sáng loáng.
Dù đã mếu máo xin xỏ, bịa lý do nào là "em nhặt được cầm theo chơi" rồi đến "ngày trước em suýt bị trấn lột, sợ quá nên đem cho chắc" nhưng M. vẫn phải lủi thủi theo lực lượng cảnh sát về tận Phòng CSHS (số 7 Thiền Quang) viết cam kết không bao giờ tái phạm. Muối mặt với gia đình nhưng may mắn không bị gửi giấy thông báo về tận trường, M. hết dám "chơi với hàng lạnh", mặc kệ việc sau đó cậu biến thành "con gà" trong mắt đám bạn bè.
Dù với lý do tự vệ chính đáng, nhưng chỉ trong một phút nóng nảy, không ai dám chắc những thứ vũ khí kể trên sẽ không trở thành công cụ sát thương đáng sợ. Rõ ràng, những người đang mang theo những món "hàng lạnh" này theo người nên xem xét lại nếu không muốn tự đem lại rắc rối cho chính mình và những người xung quanh.
Theo ANTD
Làm rõ vụ Trung tá công an bị "tố" đánh dân Bộ Công an vừa có công văn gửi Giám đốc Công an TP Hà Nội yêu cầu xác minh, làm rõ vụ việc báo chí đưa tin "Trung tá công an bị "tố" đánh "vỡ mặt" dân". Theo tường trình của ông Dương Văn Bắc (47 tuổi ở số nhà 20, tổ 20, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội), sự việc...