Gần 100 linh vật cổ quý hiếm lần đầu tiên được giới thiệu
27 loại hình linh vật Việt Nam qua các thời kỳ lần đầu tiên được tập hợp, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Tượng Si Vẫn cùng gần 100 hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong triển lãm khai mạc sáng 28/10 tại Hà Nội.
Tượng làm bằng đất nung, có từ thời Lê Trung Hưng ở thế kỷ 17-18. Đây là linh vật xuất phát từ trí tượng tượng dân gian về một loại động vật biển đầu rồng, thân cá, đuôi cong tròn mỗi khi đập sóng là có mưa. Người xưa còn gọi Si Vẫn bằng tục danh là con Kìm, thường đắp lên trên các công trình kiến trúc với ý nghĩa để tránh hỏa hoạn.
Tượng rồng bằng vàng từ thời Nguyễn, khoảng thế kỷ 19-20. Bức tượng khá nhỏ, đặt vừa lòng bàn tay nhưng thể hiện độ tinh xảo, trình độ tạo hình xuất sắc đặc trưng của các hiện vật cung đình triều Nguyễn.
Tượng rồng bằng vàng trên ấn Đại Nam hiệp kỷ lịch chi bảo, niên hiệu Thiệu Trị 7 (năm 1847).
Linh vật là những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh hóa, được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tôn giáo. Linh vật trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam có nhiều loại khác nhau, do người Việt Nam sáng tạo hoặc giao lưu, biến thể từ các nền văn hóa bên ngoài.
Tượng nghê chầu gốm men trắng và xanh có từ thời Mạc, thế kỷ 16. Con nghê là hình tượng linh vật dân gian xuất phát từ trí tưởng tượng của người dân về một con vật pha trộn giữa con sư tử, con chó và con trâu. Tượng nghê chầu xuất hiện từ thời Lê sở (thế kỷ 15), trở nên phổ biến dưới thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18), đến thời Nguyễn (thế kỷ 19-20) thì phổ biến dưới hình thức Sư tử chầu. Tượng nghê thường xuất hiện theo cặp trước cổng, cửa đền chùa, miếu mạo, thậm chí còn được đặt trước cổng làng.
Video đang HOT
Tượng con trâu (sửu) trong bộ sưu tập tượng 12 con giáp cổ bằng ngọc quý. Người xưa tin rằng linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.
Tượng sư tử chầu bằng đất nung, có từ thời Lý. Đây là một trong những hiện vật có niên đại cổ nhất trong các hiện vật linh vật trưng bày lần này, khoảng thế kỷ 11-13. Hình tượng linh vật sư tử Việt Nam có nét khác biệt rõ rệt với hình tượng sư tử của Trung Quốc: Con vật thuần phục, hiền lành chứ không dữ tợn, uy nghi.
Tượng long mã – linh vật kết hợp giữa rồng và ngựa. Tượng được đúc bằng đồng có từ thời Nguyễn thế kỷ 19-20.
Cặp phượng chầu bằng gỗ, có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18. Mỗi linh vật trong quá trình hình thành, phát triển vừa thể hiện bản sắc riêng phù hợp với truyền thống văn hóa, vừa mang phong cách nghệ thuật đặc trưng của mỗi thời kỳ lịch sử.
Bức tượng đầu sư tử đặc biệt quý hiếm bằng đất nung, có từ thời Lý, khoảng thể kỷ 11-13. Tượng thường được trang trí trên các công trình kiến trúc, xuất hiện phổ biến trong cả thời Trần, thế kỷ 13-14.
Cặp tượng rắn đầu người rất độc đáo bằng gốm men trắng có từ thời Nguyễn, thế kỷ 19-20.
Với gần 100 hiện vật quý hiếm về các linh vật Việt Nam, đây là cuộc tập hợp, trưng bày linh vật lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.
Triễn lãm sẽ kéo dài tới tháng 2/2016.
Quý Đoàn
Theo VNE
Một người dân đào được chiếc bình cổ quý hiếm
Nhiều ngày nay, tại ấp Bưng Rò, xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, Tây Ninh người dân đang xôn xao về việc người nhà ông Nguyễn Văn Trầm (65 tuổi) đào được một chiếc bình hồ lô cổ quý hiếm dưới lòng đất.
Sau khi chà rửa lớp đất sét bên ngoài, gia đình ông Trầm bất ngờ vì bộ đồ đồng tinh xảo, đẹp mắt
Ghi nhận của PV Thanh Niên Online, bình hồ lô được làm bằng đồng, trên thân bình có hình 8 vị tiên, dưới đáy bình có khắc 4 chữ Hán. Chiếc bình có chiều cao khoảng 40 cm. Ngoài ra, đi kèm chiếc bình là 2 con cóc ngậm đồng tiền, phía dưới có khắc 2 chữ Hán.
Theo ông Trầm, cách đây hơn nửa tháng, một lần móc đất tại xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành, người nhà ông phát hiện có một chiếc hộp bằng gỗ đã mục nát dưới lớp đất. Bên trong hộp gỗ có một chiếc bình hồ lô và hai con cóc ngậm đồng tiền bằng đồng. Sau khi chà rửa thì hoa văn trên các đồ vật hiện lên rất tinh xảo, đẹp mắt. Đem tất cả lên cân thì số đồ vật có trọng lượng khoảng 3,5 kg.
Theo giới chơi đồ cổ, đây là loại bình hồ lô bát tiên có xuất xứ từ Trung Quốc, hiện loại bình này vẫn được rao bán trên các diễn đàn đồ cổ. Bốn chữ Hán khắc dưới đáy vật cổ là Đại Minh Tuyên Đức tức chiếc bình được đúc từ thời Nhà Minh, dưới thời vua Tuyên Đức (khoảng năm 1425-1435).
Riêng 2 con cóc mang củ cải, ngậm đồng tiền, dưới đáy có khắc chữ Đại Thanh, tức được đúc từ thời nhà Thanh (khoảng đời vua Càn Long, năm 1644-1659).
Theo gia đình ông Trầm, nhiều ngày qua, có một số người chơi đồ cổ đã tìm đến ngỏ ý mua nhưng gia đình chưa bán, định giữ lại để chưng trong nhà.
Chiếc bình hồ lô
Dưới đáy các đồ vật đều có ghi chữ Hán
Trên thân bình hồ lô có khắc chạm hình bát tiên
Kèm theo là 2 con cóc ngậm đồng tiền, mang củ cải
Ông Trầm và món vật đào được dưới lòng đất
Tin, ảnh: Giang Phương
Theo Thanhnien
Bán cả 'rừng non' cho Trung Quốc Nhiều người đôi khi chỉ thấy lợi ích trước mắt, biết là có rủi ro nhưng vẫn làm. Thương nhân Trung Quốc có nhiều chiêu trò khiến người Việt tranh nhau mua, tranh nhau bán và họ hưởng lợi. Đó là nhận xét của ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam...