Gần 100 học sinh tiểu học nghi bị ngộ độc sau ăn trưa
Sau bữa ăn trưa với suất cơm chiên tại trường, 97 học sinh Trường tiểu học Long Bình (quận 9, TP.HCM) có triệu chứng đau bụng, nôn ói, 64 em được đưa đến bệnh viện điều trị, 33 em được điều trị tại trường.
Toàn bộ các em học sinh có triệu chứng ngộ độc thực phẩm sau khi được điều trị đã xuất viện
Bác sĩ Tiến Dũng, Trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện quận 9 cho biết khoảng 12 giờ 30 phút trưa 18.4, khoa Cấp cứu tiếp nhận 64 học sinh từ Trường tiểu học Long Bình đến cấp cứu (sau đó, hỗ trợ y tế cho 33 học sinh được điều trị ban đầu tại trường) với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn.
Theo bác sĩ Dũng, các học sinh cho biết sau khi ăn cơm chiên dương châu tại trường khoảng 30 phút thì bắt đầu thấy đau bụng, buồn nôn. Vì vậy, bước đầu, bệnh viện xác định nguyên nhân có thể do ngộ độc thực phẩm.
Bác sĩ Dũng cho biết thêm sau khi số học sinh trên nhập viện thì bệnh viện đã điều một xe cấp cứu đến tận trường tiến hành sơ cấp cứu và cấp phát thuốc tại trường.
Chị Trần Thị Thơ, mẹ em Phan Sĩ Bằng, học sinh lớp 4, cho biết: “Buổi sáng, bé đi học bình thường, đến trưa thấy cô giáo gọi điện thoại báo con bị ngộ độc tôi mới tá hỏa chạy đến bệnh viện”.
Video đang HOT
Em Phan Sĩ Bằng cho biết lúc em ăn cơm chiên thì thấy có mùi hôi và vị chua nên ăn không được nhiều.
Sau khi được các bác sĩ sơ cứu, khám và cấp thuốc, đến khoảng 16 giờ cùng ngày, tất cả học sinh đã được cho về nhà.
Thầy Trần Hiếu Tài, Hiệu trưởng Trường tiểu học Long Bình cho biết: “Trưa nay, các em học sinh ăn cơm theo hai ca. Ca đầu lúc 10 giờ 30 phút, không học sinh nào bị đau bụng. Khi các em ăn cơm trong ca thứ hai, lúc hơn 11 giờ, thì bắt đầu có triệu chứng đau bụng, buồn nôn nên nhà trường đưa các em đi bệnh viện, số còn lại gặp các triệu chứng nhẹ nên được chăm sóc tại trường”.
Thầy Tài cho biết nhà trường hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản ( Vissan) cung cấp suất ăn cho học sinh. Hiện nhà trường có 554 học sinh đăng ký học bán trú.
Sau khi sự việc xảy ra, đại diện Phòng Giáo dục quận 9, Sở Y tế TP.HCM và Trung tâm y tế dự phòng có mặt tại trường cùng Công ty TNHH một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản để lấy mẫu thức ăn và điều tra, làm rõ vụ việc.
Theo TNO
Vụ bệnh nhân chết trên đường chuyển viện: Bệnh viện thừa nhận sai sót
Trưa 15.2, liên quan đến vụ một bệnh nhân chết chưa rõ nguyên nhân trên đường chuyển từ Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lên bệnh viện tuyến trên, bà Phạm Thị Xuân Liễu, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Kỳ Anh, thừa nhận bệnh viện này đã có những sai sót...
Trên đường chuyển từ bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lên bệnh viện tuyến trên, bệnh nhân Đỗ Văn Đô đã tử vong
Liên quan đến vụ việc, bà Liễu cho biết khoảng 7 giờ ngày 14.2, Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Anh tiếp nhận bệnh nhân Đỗ Văn Đô (46 tuổi, trú xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) trong tình trạng bệnh nhân này bị đau bụng quằn quại, bụng chướng hơi, không thể tiểu tiện và đại tiện.
Sau khi thực hiện các biện pháp chuyên môn, các bác sĩ của bệnh viện này vẫn không tìm ra được nguyên nhân cụ thể làm bệnh nhân Đô đau đớn ở bụng.
"Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, tức là 7 tiếng sau khi nhập viện, chúng tôi đã hội chẩn và quyết định chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến trên. Nhưng trên đường chuyển viện thì bệnh nhân tử vong", bà Liễu nói.
Bà Phạm Thị Xuân Liễu, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Anh, thừa nhận bệnh viện này đã có những sai sót trong quá trình cấp cứu cho bệnh nhân Đô
Được biết, theo phản ánh của người nhà bệnh nhân Đô, trong quá trình chuyển bệnh nhân Đô lên bệnh viện tuyến trên, chỉ có một y tá của bệnh viện huyện Kỳ Anh đi theo trên xe cứu thương.
Người nhà của bệnh nhân cũng cho biết y tá này lại ngồi ghế trước của xe (bên cạnh tài xế - NV), không mặc trang phục của ngành y và cũng không thực hiện các biện pháp thăm khám, cấp cứu cho nạn nhân trên xe đúng theo quy trình.
Bà Liễu cho biết: "Sau khi nhận được thông tin trên, tôi đã cho họp lại ê kíp trực hôm đó để kiểm tra cặn kẽ và đúng là có chuyện này. Đây là sai sót của y tá Ngọc và cũng là sai sót đáng tiếc của bệnh viện".
"Về sự sai sót này, vào sáng thứ 2 tới (tức sáng 17.2 - NV), chúng tôi sẽ họp và xử lý nghiêm y tá đã sai phạm. Còn về phương diện chuyên môn và y đức của người thầy thuốc thì các bác sĩ của bệnh viện chúng tôi đã cố gắng hết khả năng để cứu nạn nhân nhưng kết quả không như mong muốn", bà Liễu khẳng định.
Trao đổi với bác sĩ Hoàng Quang Trung, Trưởng khoa cấp cứu chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, ông Trung cho biết chiều ngày 14.2, Khoa Cấp cứu chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận bệnh nhân Đỗ Văn Đô trong tình trạng bệnh nhân này đã ngừng tim, ngừng tuần hoàn ngoại viện. "Mặc dù ê kíp trực của bệnh viện chúng tôi đã tiến hành các biện pháp chuyên môn như vận mạch, ép tim, bóp bóng... cho bệnh nhân, nhưng không có kết quả. Vì trên thực tế, bệnh nhân Đô đã tử vong trước lúc tới Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh", ông Trung nói.
Theo TNO
Gần 200 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm Tính đến hơn 14 giờ chiều nay (18.10), có gần 200 công nhân của Công ty giày da xuất khẩu Liên Phát (phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã lần lượt nhập viện cấp cứu với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Được biết, sự việc bắt đầu xảy ra từ khoảng 9 giờ sáng. Sau khi vào...