Gần 100 công nhân đồng loạt viết đơn xin nghỉ việc
Sáng 15/4, tại Công ty TNHH Young Woo (xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM), gần 100 công nhân đã ngừng việc để phản đối hàng loạt chính sách bất hợp lý của chủ doanh nghiệp.
Theo phản ánh của công nhân (CN), công ty đưa ra hàng loạt cái gọi là “chính sách” khiến quyền lợi CN thiệt hại nghiêm trọng như: Hạ bậc thợ, tính sản lượng quy ra tiền bất hợp lý khiến lương CN giảm thê thảm. Không những thế, công ty còn trừ tiền lương nhưng không đóng BHXH, không có thẻ BHYT cho CN. Công ty còn dự tính buộc CN phải “gánh” cả tiền điện, tiền thuê nhà xưởng cho công ty.
Trước đó, cuối tháng 2/2014, cũng tại Công ty Young Woo, hơn 300 CN đã phải ngừng việc phản đối vì công ty thông báo tăng lương cho CN nhưng lại hạ bậc thợ khiến không ít trường hợp sau khi được tăng lương thì tổng thu nhập lại giảm.
Ông Hwa Ran Park, Giám đốc công ty cho rằng, mọi điều công ty làm đều là muốn… tốt cho CN, tạo sự công bằng để CN nâng cao ý thức làm việc, chứ không ép ai. Tuy nhiên sau đó gần 2/3 số CN trong công ty đã phải làm đơn nghỉ việc vì không chịu được sự vô lý này.
Công nhân ngừng việc phản đối chủ doanh nghiệp Hàn Quốc
Video đang HOT
Ngoài ra, công ty này còn mắc hàng loạt sai phạm. Cụ thể, ngày 31/1/2014, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH TPHCM đã thanh tra đột xuất Công ty Young Woo, phát hiện nhiều sai phạm nhưng mức phạt vượt thẩm quyền nên đã chuyển toàn bộ hồ sơ, kiến nghị UBND TP xử lý. Sau đó, UBND TPHCM đã ban hành quyết định xử phạt hành chính các sai phạm tại công ty tổng cộng gần 232 triệu đồng. Cụ thể, doanh nghiệp chậm đóng BHXH cho người lao động; sử dụng lao động nước ngoài trái phép; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế đến nay quyết định xử phạt vẫn chưa được thi hành.
Theo ông Võ Văn Giảo, Giám đốc BHXH huyện Hóc Môn, Công ty Young Woo còn nợ BHXH hơn 5 tháng, số tiền trên 700 triệu đồng. Hiện tại vẫn chưa thấy đại diện công ty đến làm thủ tục chốt sổ BHXH cho các CN đã nghỉ việc. Trong khi đó, theo công nhân, hàng tháng họ vẫn bị công ty trừ tiền đóng BHXH, BHYT.
Hàng loạt công nhân ký đơn xin nghỉ việc vào trưa ngày 15/4
Sáng 15/4, các cơ quan chức năng huyện Hóc Môn đã đến làm việc với công ty nhưng không có kết quả khả quan. Chủ doanh nghiệp vẫn cương quyết bảo lưu quan điểm và tuyên bố, CN nào cảm thấy không làm được thì viết đơn nghỉ việc. Trước tình thế này, vào buổi trưa cùng ngày, hầu hết các CN đã viết đơn xin nghỉ việc.
Việt Khuê
Theo Dantri
Kiến nghị Thủ tướng giải quyết tình trạng doanh nghiệp nợ lương
Ngày 20.2, UBND TP.HCM có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất hướng xử lý liên quan đến tình trạng doanh nghiệp nợ lương người lao động.
Công nhân chờ đòi nợ lương tại một doanh nghiệp có chủ bỏ trốn
Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận, trong thời gian qua, do tình hình kinh tế suy giảm nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, người lao động bị mất việc làm, một số chủ doanh nghiệp bỏ trốn và nợ lương người lao động.
Trong năm 2013, trên địa bàn thành phố xảy ra 5 trường hợp doanh nghiệp có chủ bỏ trốn và còn nợ lương người lao động, cụ thể:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sae Hwa Vina, huyện Củ Chi (Hàn Quốc) nợ lương 650 lao động với số tiền 3 tỉ đồng; Công ty Trách nhiệm hữu hạn may mặc Long Đại Phát, quận 12 (trong nước) nợ lương 48 lao động với số tiền 250 triệu đồng; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Il Shin Womo, huyện Củ Chi (Hàn Quốc) nợ lương 114 lao động với số tiền 2,5 tỉ đồng; Chi nhánh Công ty Cổ phần Nông thủy sản xuất khẩu Tùng Bách, quận Thủ Đức (trong nước) nợ lương 34 lao động với số tiền 132 triệu đồng; Công ty Kyung Sung Vina, huyện Hóc Môn (Hàn Quốc) nợ lương 146 lao động với số tiền 730 triệu đồng.
Cũng theo ông Hứa Ngọc Thuận, UBND thành phố đã tạm ứng từ ngân sách thành phố số tiền 146 triệu đồng để hỗ trợ thanh toán nợ lương cho công nhân của Công ty Kyung Sung Vina, huyện Hóc Môn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Do những vướng mắc về quy định pháp luật hiện hành, từ năm 2010 đến nay, thành phố chỉ thu hồi được hơn 342 triệu đồng từ việc thanh lý tài sản của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sin B, quận 12. Các khoản tạm ứng còn lại đã kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa có nguồn để thanh toán, hoàn trả.
Để giải quyết dứt điểm khoản tạm ứng ngân sách chi trả hộ tiền lương cho người lao động của các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn, UBND thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ - ngành quy định tiêu chí xác định "doanh nghiệp có chủ bỏ trốn" để làm cơ sở thực hiện việc tạm ứng ngân sách địa phương hỗ trợ khoản nợ lương cho người lao động; hướng dẫn quy trình xử lý nhanh tài sản của các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn không phụ thuộc vào quy trình xử lý theo Luật phá sản.
Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn việc hỗ trợ người lao động có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp bị nợ lương tại các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn.
Theo TNO
Người mẹ đau đớn giành sự sống cho con với túi rỗng Liều lĩnh đem sổ đỏ thế chấp ngân hàng, lấy 20 triệu đồng đóng viện phí cho con mổ tim, chị hy vọng giành lại sự sống cho đứa con trai bé bỏng, tuy nhiên với số tiền trên là quá ít cho một ca phẫu thuật phức tạp. Nhiều đêm trằn trọc cuối cùng chị Lan phải rớt nước mắt viết đơn...