Gần 10% trẻ Việt Nam phải lao động
Có 1,75 triệu trẻ độ tuổi 5-17, tương đương với số dân của tỉnh Bình Dương, đang phải lao động.
Đây là thống kê quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tình hình lao động trẻ em vừa được công bố sáng 14/3.
Điều tra quốc gia về lao động trẻ em được thực hiện trong ba tháng năm 2012 nhưng đến nay mới hoàn thành báo cáo và chính thức công bố. Quy mô mẫu là hơn 50.000 hộ gia đình có trẻ 5-17 tuổi, chưa bao gồm những trẻ sống ở các cơ sở tập trung, sống tại nơi làm việc hay trẻ lang thang đường phố.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện khoa học lao động, Bộ Lao động cho biết, kết quả cho thấy gần 3 triệu trẻ tham gia công việc hỗ trợ kinh tế cho gia đình. Trong đó 1,75 triệu được xếp vào nhóm lao động trẻ em, chiếm tỷ lệ gần 10% dân số trẻ em.
“Tỷ lệ này ở nông thôn cao hơn đô thị. Khác với nhóm trẻ tham gia hoạt động kinh tế, nhóm lao động trẻ em có xu hướng chuyển dần từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Vì thế, hàng rào bảo vệ kém đi, trẻ dễ bị tổn thương”, bà Hương cho biết.
Trẻ em Việt Nam tham gia hoạt động kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh:VNE.
Video đang HOT
Cũng theo kết quả điều tra này, hơn một nửa trẻ làm các công việc nhà 5-20 giờ một tuần. Lo ngại hơn là 1/3 số này có thời gian làm việc trên 42 giờ một tuần (trên 6 giờ mỗi ngày). Thời gian lao động kéo dài ảnh hưởng đến việc tham gia học tập, thực tế nhiều em trong số này hiện tại không đi học. Tuổi bắt đầu làm việc của lao động trẻ em khá sớm so với thế giới – gần 70% bắt đầu lao động từ 12 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó, hơn 1,3 triệu trẻ được xác định có nguy cơ tham gia các hoạt động bị cấm sử dụng lao động vị thành niên hoặc các công việc nặng nhọc, độc hại. Nguyên nhân khiến trẻ phải làm việc là: bị bắt buộc phải làm vì cần thiết; lựa chọn làm việc để học nghề hoặc do bị cám dỗ bởi mức tiền công cao.
Theo ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, báo cáo của ILO về Xu hướng lao động toàn cầu năm 2012 cho thấy trên thế giới có 168 triệu trẻ là lao động trẻ em, chiếm gần 11% dân số trẻ em. Như vậy, tỷ lệ này ở Việt Nam thấp hơn tỷ lệ trung bình của thế giới nhưng số lượng vẫn còn rất lớn. Việc buộc trẻ em lao động cần được loại bỏ bởi nó lấy đi tuổi thơ, tiềm năng và nhân phẩm của những đứa trẻ, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của các em.
Ông Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động cũng cho biết, báo cáo trên cho thấy bức tranh khá tổng thể về lao động trẻ em ở Việt Nam. Kết quả cho thấy tác động rất mạnh của suy thoái kinh tế trong mấy năm gần đây đến cuộc sống của trẻ. Số trẻ tham gia hoạt động kinh tế nói chung, lao động trẻ em nói riêng có xu hướng gia tăng so với năm 2006. Thời điểm đó, số trẻ tham gia hoạt động kinh tế là chưa đến 7%.
Theo ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động, đây là lần đầu tiên có báo cáo bức tranh toàn cảnh về lao động trẻ em Việt Nam. Trẻ tham gia một số hoạt động kinh tế hỗ trợ cha mẹ là hoạt động bình thường tại một số quốc gia nếu không ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như ngăn cản trẻ đến trường.
“Không phải trẻ nào tham gia hoạt động kinh tế cũng là lao động trẻ em. Nông thôn có tỷ lệ trẻ làm việc, lao động cao hơn đô thị. Vì thế, các hoạt động can thiệp sẽ đặt trọng tâm vào khu vực này. Tuy nhiên, chấm dứt tình trạng lao động trẻ em là công việc lâu dài”, thứ trưởng Diệp nhấn mạnh.
Trẻ tham gia hoạt động kinh tế được xếp vào nhóm lao động trẻ em nếu công viêc lấy mất đi thời niên thiếu, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, tước đi cơ hội học hành hoặc phải học sớm. Trẻ thuộc hóm 5-11 tuổi làm việc quá 1 giờ mỗi ngày; 12-14 tuổi quá 4 giờ; 15-17 quá 7 giờ thì được coi là lao động trẻ em.
Nam Phương
Theo VNE
Hà Nội đang rà soát lương "sếp" doanh nghiệp công ích
"Cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ nên khả năng sai phạm về lương doanh nghiệp của Hà Nội khó xảy ra. Thành phố cũng đang kiểm tra các doanh nghiệp này, sơ bộ chưa phát hiện sai phạm", ông Phan Đăng Long - Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nói.
Ông Phan Đăng Long - Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Sau khi thông tin lương lãnh đạo 4 công ty công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhận lương "khủng", Hà Nội đã chỉ đạo một số sở ngành rà soát bảng lương lãnh đạo trên địa bàn. Đến nay, một số sở ngành của Hà Nội đã yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước gửi báo cáo tiền lương theo yêu cầu.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phan Đăng Long - Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - cho biết, Hà Nội đang yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước báo cáo tiền lương. Theo ông Long công việc mới bắt đầu nên chưa có nhiều thông tin, nhưng sơ bộ ban đầu chưa phát hiện sai phạm gì về tiền lương doanh nghiệp Nhà nước của Hà Nội.
Theo ông Long, do cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ nên ông tin rằng khả năng sai phạm về tiền lương doanh nghiệp Nhà nước của Hà Nội khó xảy ra.
Trước đó, ngày 26/8, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà đã kết luận về mức lương "khủng" lên tới hàng tỷ đồng của lãnh đạo các doanh nghiệp công ích tại TPHCM. Cụ thể, lương Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị năm 2012 là 2,6 tỷ đồng; kế toán trưởng cũng lĩnh lương 1,67 tỷ đồng... Giám đốc Công ty Chiếu sáng công cộng TPHCM năm 2012 cũng là 2,2 tỷ đồng; Phó Giám đốc lương 1,9 tỷ đồng; kế toán trưởng lương 1,7 tỷ đồng.
Lương lãnh đạo Công ty Công trình giao thông Sài Gòn và Công ty Công viên cây xanh TPHCM cũng xấp xỉ 1 tỷ đồng.
Sau khi những con số gây sốc này được công bố, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Phạm Minh Huân cho biết, Bộ đã có văn bản đề nghị thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thanh tra, kiểm tra tất cả các doanh nghiệp công ích trên địa bàn. Bộ cũng đã cử cán bộ vào thành phố Hồ Chí Minh làm việc với các sở liên quan, xem xét việc chi lương cao cho lãnh đạo các công ty trên sai sót ở khâu nào.
Quang Phong
Theo Dantri
Có tiền, muốn tiêu không được! Dự thảo của Bộ Tài chính kiến nghị nâng tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 10% lên 15%, đồng thời rà soát loại bỏ một số khoản chi ra khỏi diện chi phí khống chế. Doanh nghiệp sẽ chật vật tìm "cửa" quảng bá sản phẩm? (ảnh minh họa). Dự thảo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)...